Chỉ cần nhờ người học không cần đến lớp, ngày thi mới đến trường..., nhiều sinh viên học liên thông chỉ xác định chỉ cần có bằng. Nhiều lớp đào tạo liên thông rất lộn xộn.
Sinh viên vô tư đan len trong lớp học. Ảnh: Đỗ Hợp. |
Thấy tôi hỏi về đào tạo liên thông, đứa em vừa tốt nghiệp ngành kế toán bậc học này cho biết, có thời điểm hàng chục người trong lớp nhờ người khác học hộ.
Không khó khăn để tôi “nhảy dù” vào lớp học liên thông ngành kế toán của một trường đại học chuyên về đào tạo kỹ thuật.
Lớp gần 90 người, ồn ào. Một số người vào muộn, không cần xin phép giảng viên. Học viên ngồi lổn nhổn, túm tụm nói chuyện. Chỉ ở 5 bàn đầu, các bạn nghe giảng và chép bài nghiêm chỉnh, ở những bàn sau thì ai thích gì làm đó. Quanh chỗ tôi ngồi, người đang đếm tiền, kẻ chơi cờ ca rô, hay gục ngủ, soi gương làm dáng...
Cũng trong tình trạng tương tự, tại một lớp liên thông cao đẳng ngành y dược, sĩ số lớp 60 người. Trên lớp, giảng viên chăm chú nói, học viên vừa nghe giảng, chép bài, vừa đan khăn len mà không bị nhắc nhở.
Không học được... thì thuê
“Nhảy dù” vào những lớp học liên thông mới biết học viên thật đặc biệt. Có khi vài tháng, họ mới đến lớp học một lần. Nhiều bạn đến lớp cũng chỉ điểm danh rồi về.
Trong lớp học liên thông ngành kế toán, tôi hỏi sinh viên tên Dung(*) ngồi bàn trên “đang học môn gì?”, Dung nhìn tôi, rồi lắc đầu: “Mấy tuần rồi mình không đến lớp học, cứ thuê người học hộ, lúc kiểm tra mới đến”.
Dung bảo, đang làm kế toán cho công ty tư nhân, đi học liên thông mong lấy cái bằng để tiện bề “tác chiến” công việc trong tương lai, nhưng vì bận nên phải thuê học hộ.
“Lúc đầu, mình nhờ em họ là sinh viên học hộ, sau thành quen, thuê luôn với giá 80-150 nghìn đồng/buổi học - Dung nói. Còn Hoa, kế toán viên của một Cty ở Đội Cấn (Hà Nội) cho biết, Hoa tốt nghiệp một trường cao đẳng ở Hưng Yên, và giờ học liên thông lên đại học. Thời gian đầu rảnh rỗi, Hoa đến lớp ngồi đến hết giờ là về, nhưng sắp cưới Hoa phải thuê người học hộ.
Trả lại tên cho… liên thông
Trả lời trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” gần đây của Đài Truyền hình Việt Nam, phần nội dung về những quy định mới trong đào tạo liên thông, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: Chúng tôi không phải siết chặt đào tạo liên thông, mà nhằm đưa Luật Giáo dục có hiệu lực từ 1-1-2013 vào cuộc sống, đảm bảo đầu ra của các văn bằng ngang nhau giữa đào tạo chính quy và liên thông.
“Chúng tôi đang làm việc là đưa liên thông về đúng bản chất của nó, tránh tổ chức và thực hiện liên thông như một hệ đào tạo. Đào tạo liên thông nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người” - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời.
Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT khẳng định: Quyết định đào tạo liên thông trước đây chưa đủ để bao quát thực tiễn. Quy định mới về liên thông nhằm làm đúng bản chất, trả lại đúng giá trị cho người học.
Ông Tuấn cho rằng, theo quy định đào tạo từ trung cấp liên thông lên đại học phải được Bộ GD&ĐT cho phép, nhưng nhiều trường không đủ điều kiện để thực hiện nên đã đào tạo chui. Bộ phát hiện nhiều trường chương trình đào tạo bị cắt xén, kém chất lượng dẫn đến chất lượng đào tạo không cao, dư luận xã hội bức xúc.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Theo thethaohangngay
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT ban hành quy định mới về đào tạo liên thông, trong dư luận xã hội đã có những ý kiến trái chiều. Người thì đồng tình “siết chặt” để nâng cao chất lượng, còn phía đối lập cho rằng đó là “chặn đường” của những người muốn học tiếp.
Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: Thông tư 55 chỉ “chỉnh” chứ không “chặn” người có nhu cầu học, kèm theo các điều kiện để “siết” đầu vào nhằm nâng cao chất lượng. Câu hỏi dư luận cũng như người đang học hệ đào tạo liên thông quan tâm: Người đang học “dở dang” có được “chuyển” tiếp hay phải chịu “thiệt thòi” bởi quy định của thông tư?
Quy định mới về liên thông CĐ, ĐH của Bộ GD-ĐT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7-2-2013. Theo các trường và người học, quy định mới buộc người muốn liên thông CĐ, ĐH phải thi chung đề trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ, nếu không phải chờ ba năm sau ngày tốt nghiệp mới được dự thi theo đề do trường CĐ, ĐH ra là quá ngặt nghèo. Do vậy, nhiều trường ĐH, CĐ và cả người học đang vội vàng tổ chức và thi tuyển sinh liên thông để né quy định mới.
Trước khi quy định mới về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH của Bộ GDĐT có hiệu lực thì hàng loạt trường đại học tốp dưới tổ chức thi để “chiêu mộ” sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định mới của Bộ GDĐT có thể tham gia dự thi.
Năm 2013, năm đầu tiên Bộ GD-ĐT ban hành quy định mới về liên thông theo Thông tư 55. Thi liên thông năm 2013 theo quy chế mới này sẽ như thế nào?
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thông báo kế hoạch thi tuyển sinh liên thông cao đẳng, đại học năm 2018 như sau: