Tràn lan dịch vụ \"học thuê\"

Hiện nay trên các tờ rơi, facebook...tràn lan tin quảng cáo dịch vụ học thuê một cách công khai. Để tìm một người học thuê không khó vì bất cứ ai có thời gian rảnh rỗi là có thể làm được công việc này.

Con số "báo động” trên xảy ra trong một lớp học liên thông vào thứ 7 chủ nhật ở một trường cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.

Nhìn toàn cảnh lớp học khó ai có thể nhận ra được đâu là người học thật, đâu là kẻ học thuê. Khi đi sâu vào tìm hiểu, học thuê cũng có những quy luật riêng của nó.

Không khó để có thể tìm cho mình một “suất” học thuê bởi công việc này khá công khai. Công khai ngay ở những mẩu tin rao vặt trên các trang web, trên Facebook ,dán trên các bảng tin, dán trên tường thậm chí là rải tờ rơi nhận học thuê.

Một mẩu tin rao vặt học thuê thường thấy trên tường

Thỏa thuận riêng

Học thuê không cần qua trung tâm giới thiệu việc làm như các công việc bán thời gian khác. Nếu có, chỉ cần qua sự giới thiệu của bạn bè hay người quen.

Để tìm một người học thuê không khó vì bất cứ ai có thời gian rảnh rỗi là có thể làm được công việc này.

Thường thì người thuê sẽ liên lạc trực tiếp với người học thỏa thuận giá cả, thông báo địa điểm, môn học, thông tin cá nhân.

Nếu là học trọn gói, sẽ lại có những “quy tắc mềm” hơn trong việc trao đổi giá cả, người thuê đôi khi còn ưu tiên về tiền điện thoại, tiền trợ cấp ăn trưa nếu học quá bán sang chiều, ngược lại người học cũng chấp nhận mức giá mềm hơn.

Học thuê thường không kèm với thi hộ nếu có thì mức giá 1 lần thi hộ có thể lên tới 1triệu/môn. Trong hình thức học này kiến thức, thời gian học cũng bị mang ra mua bán, cân đong ngã giá.

Học thuê không đơn thuần là đến điểm danh và ngồi im một chỗ. Người thuê học có những yêu cầu nhất định đối với người học khi đã thuê theo ca hay trọn gói như điểm danh, đi học đúng giờ, làm bài kiểm tra, mua sách theo yêu cầu của thầy cô bộ môn, thanh toán các khoản phí trên lớp như quỹ, tiền quà cáp…

Đôi khi, người học thuê phải thực hiện trả bài trên lớp như một sinh viên bình thường.Nếu chỉ đến ngồi điểm danh và không theo dõi bài giảng thì chắc chắn việc bị giáo viên nghi ngờ thông qua thái độ và kiến thức là chuyện không phải hiếm gặp.

Ảnh minh họa (internet)

Được và mất

Một ca học thường kéo dài 2 tiếng với mức giá trung bình là 50 - 60 nghìn đồng, có khi còn lên tới 100 nghìn tùy vào mức độ khó dễ và yêu cầu của môn học.

Mức độ hấp dẫn của công việc này cả về thời gian và công sức bỏ ra đã khiến không ít bạn sinh viên lựa chọn nó làm một công việc part-time, thậm chí một số bạn còn sẵn sàng bỏ cả học của mình để theo đuổi các lớp học thuê.

Kiến thức bạn thu về không phải chuyên môn của mình, và đổi lại với những đồng tiền có được không chỉ là chất lượng học tập của chính bản thân bạn bị đi xuống mà sự mong manh về tương lai của cả người thuê lẫn người học nếu chẳng may bị phát hiện.

Như trường hợp của D (Học viện Tài Chính) là một ví dụ đau lòng. D nhờ người học hộ ngay trên lớp đại học chính quy, sự việc bị thầy cô phát hiện khi D liều lĩnh hơn nhờ người đó đi thi hộ môn tiếng Anh và viết sai tên họ của D. D bị đình chỉ học, cơ hội để đi tiếp đại học bị gác lại một năm nữa.

Một công việc tưởng chừng như dễ dàng kiếm được tiền đó cũng khiến nhiều bạn phải lâm vào tình huống dở khóc dở cười. Nhiều tai nạn nghề nghiệp xảy ra với công việc này không khỏi khiến cả người học và người thuê rơi vào cảnh “học thuê bỏ học thật”.

Gặp ngay thầy giáo của mình trong lớp học, H.Nhung (sinh viên Đại học Ngoại Ngữ) không khỏi lo lắng khi thầy nhận ra đó là sinh viên trong khoa của thầy. Ngay sau đó, tên, lớp của H.Nhung được gửi về trường, cô bạn bị đình chỉ học, mặc dù đã xin xỏ khóc lóc đủ điều.

Đáng chú ý hơn là câu chuyện của Linh (ĐH Thương mại) một người thu nhập tiền triệu từ học thuê: “Ngày trước mình thấy học thuê không vất vả gì lại dễ kiếm được tiền có tháng mình kiếm được gần 2 triệu, chính vì vậy nhiều khi mình con nhờ bạn điểm danh trên lớp của mình để dành thời gian đi học hộ vào thứ 7 chủ nhật, còn các buổi tối nếu có người gọi đi học thuê thì gần như dành trọn vẹn 3 tiếng buổi tối để đi đi về về. Chính vì như vậy mà càng ngày thời gian mình dành cho bài vở trên lớp của mình không còn, thậm chí phải lo lắng cho cả bài vở của các chị thuê mình học, nhiều lúc một mình mình chạy xô cho 3 người học mà đầu óc muốn nổ tung. Kết quả là mình phải thi lại khá nhiều môn học của mình”.

Theo vietnamnet

  • Nhộp nhịp dịch vụ \"học thuê\" trọn gói

    \"Bạn mệt mỏi với việc học tập?\" dòng giới thiệu \"hoành tráng\" đập vào mắt người xem khiến người đọc không khỏi giật mình. Kèm theo đó là những lời chào mời hấp dẫn: \"Hiện đáp ứng nhu cầu của các bạn, chúng tôi tiếp nhận học thuê, học hộ ở các trường tại Hà Nội. Học thuê hệ chính quy, học thuê tại chức, học thuê văn bằng 2, học thuê cao học, các khóa học đào tạo bồi dưỡng kiến thức...\"

  • Phương án tuyển sinh Đại học Hải Dương năm 2024

    Các phương thức tuyển sinh năm 2024 của trường Đại học Hải Dương như sau: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển căn cứ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển căn cứ kết quả học tập THPT và Xét tuyển kết hợp.

  • Đề án tuyển sinh Đại học Hoa Lư năm 2024

    Năm 2024, trường Đại học Hoa Lư sử dụng 06 phương thức tuyển sinh như sau: Xét tuyển thẳng, Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, Xét học bạ, Xét kết hợp, Xét kết quả thi ĐGNL Hà Nội.

  • Điểm chuẩn học bạ Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 2024 đợt 1

    Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (mã trường KTD) chính thức công bố Điểm chuẩn và kết quả dự kiến trúng tuyển sớm Đại học chính quy theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ) Đợt 1 năm 2024.

  • Thông tin tuyển sinh Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng 2024

    Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng thông báo tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2024 với các nội dung cụ thể như sau: