Trường dành cho học sinh cá biệt: Tại sao không?Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nằm trong nhóm học sinh bị xem là những kẻ bỏ đi? Câu trả lời nằm ở các ngôi trường \"không sức ép\" ở xứ sở Kim chi này nhé!
Trường học như công viên Trong một lớp học tại Trường trung học Song-ji ở Seoul, 30 học sinh đang khom người ngồi trên bàn học. Trông họ chẳng có gì giống như đang tập trung nghiên cứu bài vở. Dễ dàng nhận thấy nhiều học sinh kéo áo trùm lên đầu, hình xăm lộ ra ở cánh tay. Một nhóm nữ sinh đang chơi trò giải đố tình yêu ở góc lớp; 3 học sinh nam đang nghịch những con khỉ nhựa với nhau; 4 người ngủ gật; 1 người đang chải tóc; vài người đang bận bịu nhắn tin trên điện thoại di động. Các trò chơi như cờ vây vốn không phải là một phần nội dung trong chương trình giảng dạy ở Hàn Quốc và hình xăm không được chấp nhận tại các ngôi trường bình thường. Nhưng Song-ji không phải ngôi trường bình thường. Tại lớp học bên cạnh, một buổi học nhạc đang ở cao trào. Một ban nhạc chơi nhạc đệm cho các học sinh - ca sĩ nghiệp dư bắt chước hát theo một ca khúc ăn khách, trước sự khuyến khích nhiệt tình của giáo viên dạy nhạc. Các học sinh như đều hát sai giai điệu và một số người còn phải xem lời từ điện thoại di động. Nhưng họ là bằng chứng cụ thể nhất cho thấy hoạt động giáo dục ở Song-ji chỉ hướng tới mục tiêu khuyến khích học sinh tham gia, chứ không gây sức ép buộc các em phải trở thành những con người hoàn hảo trong học tập. Nơi đón nhận những "kẻ thua cuộc" Trường trung học Song-ji đón nhận nhiều học sinh bị xem là yếu và cá biệt. Và vì thế, hoạt động giáo dục ở đây không giống mọi ngôi Trường truyền thống châu Á khác. Seung-hwan là một học sinh theo học lớp nấu ăn ở trường Song-ji. Cậu là một đầu bếp tương lai với đôi tai đeo khuyên và một quá khứ bất hảo. “Trường cũ của tôi có quá nhiều quy định ngặt nghèo. Tôi gặp khó khăn khi phải tuân theo những quy định ấy và tôi đã nổi loạn. Tôi hay bắt nạt và đánh bạn. Cha mẹ tôi tức giận với hành động của tôi. Vậy là tôi bỏ nhà và bắt đầu tham gia vào đủ loại trò xấu" - cậu kể. Nhưng khi tới Song-ji, Seung-hwan dần tìm lại chính mình. Cậu nói rằng các giáo viên ở đây không chỉ thoải mái hơn trường cũ mà còn dạy dỗ học sinh tùy theo tốc độ tiến bộ của mỗi người, không hề thúc ép. Chuyện như thế này không có trong hệ thống giáo dục đại chúng ở Hàn Quốc. Nhiều ngôi trường đã đề rất cao thành tựu và sự ganh đua. Những kẻ yếu đuối và kém cỏi hiển nhiên sẽ không có chỗ đứng trong cuộc đua khốc liệt đó. Chính phủ Hàn Quốc lâu nay nói rằng họ muốn triển khai các chương trình học giảm bớt sức ép cho học sinh. Nhưng thực tế ngay từ nhỏ, các học sinh ở Hàn Quốc đã dành tới 12 giờ mỗi ngày cho việc học hành. Và với khoảng 80% học sinh tốt nghiệp trung học để tham gia hoạt động giáo dục bậc cao hơn, sức ép sẽ chỉ tăng lên thay vì giảm bớt đi. Không ít học sinh đánh giá, hiện nay việc ganh đua để lấy điểm cao, vào được đại học và có việc làm đã khó hơn trước rất nhiều. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên Hàn Quốc hiện giờ đang rất cao và thậm chí, ngay cả các sinh viên ở những trường đại học hàng đầu cũng lo lắng về khả năng kiếm việc khi ra trường.
"Khi thức dậy, các em sẽ muốn học tập" Áp lực cao đã khiến tỉ lệ bỏ học ở các trường phổ thông tăng cao. Một báo cáo gần đây ước tính rằng 40% học sinh phổ thông ở Hàn Quốc muốn bỏ học và con số này đã tăng khi học sinh lớn dần lên. Rất có thể đó là lý do vì sao các ngôi trường "thay thế" như Song-ji lại được ưa thích. Hiệu trưởng trường Song-ji là ông Kim Han-tae cho biết, đất nước ông sẽ chứng kiến việc ngày càng có nhiều học sinh bỏ học, trừ khi hệ thống giáo dục thay đổi. “Giáo dục công ngày nay đang có xu hướng đi giật lùi bởi nó quá cứng nhắc, quá tuân theo công thức” - ông nói – “Không có sự cải tiến về nội dung giảng dạy và các trường học chẳng thay đổi với nhu cầu của học sinh. Đó là lý do vì sao các trường tư lại bùng nổ”. Những ưu điểm của các ngôi trường như Song-ji là không thể phủ nhận. Có điều theo ông Kim, chúng nhận được rất ít sự ủng hộ từ phía chính quyền và các trường cung cấp phương thức giáo dục thay thế phải chịu rất nhiều quy định quản lý phức tạp. Dư luận vẫn nhìn nhận những ngôi trường này với ánh mắt nghi ngại, bởi họ cho rằng chúng không hòa nhập vào hình ảnh giáo dục mang tính hiện đại và quốc tế của Hàn Quốc. Song theo ông Kim, những ngôi trường như của ông đã đạt được một mục đích quan trọng là giúp học sinh thích nghi với việc học tập và tìm kiếm được tài năng bị lãng quên trong hệ thống giáo dục công. “Chúng tôi có thể cho các học sinh ngủ gục trong lớp, nhưng chúng tôi biết rằng khi thức dậy, các em sẽ muốn học tập. Không có những ngôi trường như chúng tôi, các em sẽ bị cô lập và gây nhiều vấn đề cho xã hội” – ông Kim nói. Thảo Nguyên (Theo BBC)
|
Thời gian nghỉ tết nguyên Đán năm 2018 của sinh viên các trường đại học trên cả nước được Tuyensinh247 cập nhật chi tiết dưới đây. Xem để biết lịch nghỉ cụ thể của trường mình là khi nào nhé.
Tổng hợp những câu chuyện về tình cảm thầy trò hay nhất, những truyện ngắn về thầy cô nhân ngày 20/11 xúc động.
Nhân ngày nhà giáo việt nam 20/11 Tuyensinh247 sưu tầm những bài thơ hay nhất về thầy cô do các độc giả đăng tải cũng như của các nhà thơ.
Tuyển tập truyện cười nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 dành tặng thầy cô giáo với những truyện thật hài hước, vui tươi, những mẩu chuyện này cũng có thể cho vào báo tường thêm phần ấn tượng nữa nhé.