Trường ngoài công lập bị \"bỏ rơi\"Trước thực trạng nhiều đại học ngoài công lập có nguy cơ đóng cửa vì bị các trường công lập \"hớt\" hết thí sinh, nguyên Thứ trưởng Giáo dục cho rằng, \"Bộ đang vô cảm với các trường ngoài công lập dù đã đẻ ra nó\". Sáng 19/12, Hiệp hội các trường ngoài công lập tổ chức hội thảo, kiến nghị gửi Bộ GD&ĐT về công tác tuyển sinh 2013. Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội cho biết, những năm qua, các trường ngoài công lập đã góp công đào tạo nguồn nhân lực lớn cho xã hội, nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng. Tuy nhiên, năm 2012, hàng loạt trường không tuyển đủ chỉ tiêu dù Bộ Giáo dục đã kéo dài thời gian tuyển đến cuối tháng 11. Như vậy, nguồn tuyển không dồi dào như Bộ nói trước đó. "Nhiều phụ huynh than thở con họ thi đại học thiếu 1-2 điểm, giờ không biết làm sao. Nếu để các cháu ở nhà, con trai có thể sa đà, nghiện ngập, con gái hư hỏng. Cần có kiến nghị cấp cứu cho năm nay", ông Nhĩ nói.
Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng Trần Hữu Nghị cho biết, kết thúc thời hạn tuyển sinh ngày 30/11, trường mới tuyển được trên 50% chỉ tiêu. Nhiều trường ngoài công lập lâm vào tình trạng bi đát khi chỉ tuyển được 10 - 20%, thậm chí chỉ vài chục em. "Đây là mùa tuyển sinh mất ổn định nhất. Suốt 15 năm qua chúng tôi chưa năm nào thiếu sinh viên. Năm trước không tổ chức thi, chỉ lấy nguyện vọng 2 cũng đã đủ, nhưng năm nay nhiều ngành đứng trước nguy cơ phải đóng cửa", Hiệu trưởng Nghị nói và cho rằng trường ông có đầy đủ điều kiện học tập, nơi ở ổn định, thầy cô có chuyên môn nên không thể nói do trường kém mà sinh viên không vào. Lý giải nguyên nhân không thể tuyển đủ chỉ tiêu, ông Nghị cho rằng, trước tiên là việc xác định điểm sàn chưa chính xác và không thực tế. Hội đồng điểm sàn cho rằng, số thí sinh trên điểm sàn đủ đảm bảo cung cấp cho các trường, nhưng đến hạn chót, các trường vẫn không tuyển đủ, trong đó có nhiều trường công lập. Hơn nữa, các trường công lập có quyền hạ điểm chuẩn xuống thấp, có trường chỉ lấy bằng điểm sàn nên thí sinh sẽ nộp hồ sơ vào, với tâm lý đó là trường danh giá, cơ sở vật chất tốt hơn. Các trường ngoài công lập lại càng không có cách gì để kéo thí sinh vào trường mình. Theo Hiệu trưởng Nghị, việc cấp cho thí sinh hai giấy chứng nhận kết quả thi, các em được quyền photo gửi nguyện vọng ở nhiều trường cũng khiến trường mất ổn định. Thời gian tuyển sinh kéo dài 3 tháng nên một số em có thể đến nhập học ở trường dân lập, khi trường công lập gọi trúng tuyển, các em lại đi. Điều này khiến các trường nơm nớp lo mất sinh viên. "Nếu có quy định điểm sàn cho thí sinh được nhà nước bao cấp như: trên 20 điểm được vào học đại học công lập, dưới 20 điểm học ngoài công lập thì sẽ công bằng hơn. Nếu cứ để trường công lập thoải mái hạ điểm chuẩn xuống đến sàn thì sẽ mất công bằng khi các em có cùng điểm thi lại phải chịu mức học phí khác nhau", thầy Nghị đề xuất.
Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học của Hiệp hội Lê Viết Khuyến cho rằng, ông từng có gần 20 năm làm Vụ phó Vụ Đại học nên mọi "thủ thuật" tuyển sinh ông đều biết. Vài năm nữa, nếu công tác tuyển sinh vẫn như hiện nay thì các trường sẽ "tự chết". "Nếu nói các trường tuyển sinh thiếu do quản lý không tốt thì không đúng bởi lãnh đạo đa số nguyên là hiệu trưởng các trường đại học lớn, hay người có kinh nghiệm như GS Đặng Hữu, nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Giáo viên các trường cũng rất tốt như ĐH Tân Tạo có nhiều giáo sư từ Mỹ về, nhưng chỉ tuyển được 30 sinh viên", ông Khuyến nói. Trước câu hỏi "Tại sao Việt Nam tuyển sinh lại khó thế?", TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Xây dựng cho hay, khi còn là hiệu trưởng, ông đã nêu ý kiến về sự mất công bằng trong giáo dục. Hai học sinh chỉ chênh nhau 0,5 điểm, nhưng một em được vào trường công lập, được bao cấp còn em kia thì không. "Học phí công lập ngày càng tăng trong khi các trường này được nhà nước đầu tư, còn trường ngoài công lập phải đi vay để xây dựng cơ sở vật chất. Chúng ta đang vi phạm quyền của các em bởi theo quyền con người thì mọi người sinh ra đều có quyền được học tập. Tại sao không hỗ trợ cho các em học ngoài học công lập 10 - 20% học phí?", ông Hùng nói. Nhà quản lý giáo dục này cũng đề xuất, không nên khai giảng cứng vào tháng 9 và mỗi năm có thể thi đại học 2 - 3 lần để các em trượt không bị gián đoạn, hoặc các trường công lập tuyển sinh tháng 9, ngoài công lập tuyển sinh tháng 3. Nguyên Thứ trưởng Giáo dục Trần Xuân Nhĩ thì kiến nghị, việc cấp bách Bộ có thể làm là cho các trường còn chỉ tiêu, còn thầy được tuyển sinh thêm. Điểm có thể thấp hơn sàn nhưng cho các em vào hệ dự bị, sau đó kiểm tra kiến thức để cho vào chính thức. Như vậy sẽ tận dụng được giảng viên, cơ sở vật chất, không bị lãng phí tiền của và nguồn nhân lực. Ông Nhĩ dẫn chứng, trước đây khi được giao quản lý một trường ở Đà Nẵng, chỉ tiêu được giao thì nhiều mà số sinh viên ít nên ông ra tận miền Bắc để chiêu sinh. Điểm thi thấp hơn một chút, nhưng sau đó vẫn có nhiều người thành thạc sĩ, tiến sĩ, làm lãnh đạo các sở. "Nếu tôi là ông bố đẻ ra đứa con suy dinh dưỡng, tôi vẫn phải đi mua sữa nuôi dưỡng nó. Nhưng Bộ thì đang hoàn toàn vô cảm đối với các trường ngoài công lập dù đã đẻ ra nó", thầy Nhĩ nói. Hoàng Thùy DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Viễn cảnh đóng cửa vì không tuyển được sinh viên đang là nỗi lo thường trực trong vài năm tới của một số trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam, nếu những gì đang diễn ra không được thay đổi.
Sáng nay (19/12), tại Trường ĐH Phương Đông, đại diện nhiều trường ngoài công lập khu vực phía Bắc đã cùng họp bàn với nội dung xoay quanh việc tháo gỡ những khó khăn sau kỳ tuyển sinh năm 2012 vừa qua, chuẩn bị khâu tổ chức tuyển sinh 2013.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.