Từ \"đội sổ\" đến chủ nhân giải Nobel Y học

Có ai ngờ rằng, cậu bé John Gurdon từng xếp \"đội sổ\" tất cả các môn khoa học tại trường trung học lại trở thành nhà khoa học được trao giải Nobel y học vì công trình nghiên cứu mang tính đột phá về tế bào gốc.

 Giáo sư John Gurdon. Ảnh: Telegraph
Giáo sư John Gurdon. Ảnh: Telegraph
Khi 15 tuổi, giáo sư John Gurdon đã bị các giáo viên xếp cuối cùng trong tổng số 250 học sinh nam cùng lớp sinh học ở trường Cao đẳng Eton. Cậu bé Gurdon khi đó cũng “đội sổ” trong tất cả các môn khoa học khác.
 
Vậy mà 64 năm sau ông Gurdon đã được công nhận là một trong những "bộ óc" xuất sắc nhất ở thế hệ của ông sau khi được trao giải thưởng trị giá 1,2 triệu USD cùng với nhà nghiên cứu về tế bào gốc của Nhật Bản Shinya Yamanaka. Phát biểu tại London sau khi nhận được thông tin về giải thưởng, giáo sư Gurdon tiết lộ rằng bản báo cáo thành tích học tập của ông hiện vẫn được đặt trên bàn làm việc ở Viện Gurdon ở Cambridge. 
 
Nhà sinh vật học xuất sắc cho biết, bản thành tích khiến ông nghĩ rằng việc theo đuổi khoa học ở trường đại học có thể sẽ “chắc chắn là một sự lãng phí thời gian” và đó cũng là thứ duy nhất ông đã cẩn thận đóng khung lại. Giáo sư Gurdon cho hay, giáo viên đã viết bản đánh giá dành cho ông là Gaddum, trên thực tế là một người phụ trách bảo tàng được thuê để dạy cho những học sinh yếu kém nhất.
 
“Bản báo cáo viết rằng, học sinh Gurdon có hứng thú với môn khoa học và rằng đó thực sự là một ý định nực cười. Dù biết các thí nghiệm không đưa ra được kết quả là bình thường nhưng bản báo cáo vẫn khiến tôi nghĩ có lẽ thầy giáo ấy đã nói đúng” – ông Gurdon kể lại.
 
Sau khi nhận được báo cáo, Gurdon đã quyết định chuyển sự hướng sang các tác phẩm kinh kiển và theo học ở trường Cao đẳng Christ Church thuộc Đại học Oxford trước khi quyết định theo đuổi môn sinh học. Cũng chính tại trường Đại học Oxford, nghiên cứu sinh Gurdon đã công bố công trình nghiên cứu đột phá về di truyền và chứng minh được rằng tất cả các tế bào trong cơ thể đều chứa các gene giống nhau.
 
Vào năm 1962, John Gurdon đã phát hiện điều này nhờ việc lấy tế bào ruột của một con ếch trưởng thành, loại bỏ các gene của nó và cấy chúng vào tế bào trứng. Quả trứng này sau đó phát triển thành nòng nọc bình thường. 
 
Công trình nghiên cứu của ông Gurdon cũng đã dẫn tới việc giáo sư Ian Wilmut cho ra đời chú cừu nhân bản vô tính Dolly vào năm 1996 và phát hiện tiếp theo của giáo sư người Nhật Bản Yamanaka rằng các tế bào trưởng thành có thể được “tái lập trình” thành các tế bào gốc để sử dụng trong y học. Điều này có nghĩa rằng, tế bào từ da người có thể trở thành các tế bào gốc, từ đó có thể biến thành bất kỳ loại mô nào trong cơ thể, có thể thay thế các mô bị bệnh hay đã bị hư hại của các bệnh nhân. 
 
Về giải thưởng vừa đạt được, giáo sư Gurdon cho biết có thể ông sẽ dành khoản tiền thưởng cho một quỹ do ông sáng lập để hỗ trợ các nghiên cứu sinh tiến sĩ trong năm học thứ 4 của họ. Giáo sư Gurdon cũng thừa nhận ông sẽ đặc biệt vui mừng nếu giáo sư Wilmut được nhận 1/3 giải thưởng. 
 
Minh Ngọc (theo Telegraph)

 

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY