Tư vấn tuyển sinh: Làm thế nào để làm bài thi đạt điểm cao?

Làm thế nào để làm bài thi trắc nghiệm, môn tự luận đạt điểm cao? Ngành xây dựng dân dụng có phù hợp với nữ không, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Ngành công nghệ chế biến thủy sản hiện có phổ biến hay không? Ngành Nông nghiệp gồm những chuyên ngành gì, ra trường làm việc ở đâu?

Các học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2013  - Ảnh: Nguyễn Khánh

TS Trần Thế Hoàng, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, lưu ý học sinh khi làm hồ sơ ĐKDT: Năm nay hồ sơ có hai điểm mới so với các năm trước. Mục số 4 và 14 dành cho thí sinh dự thi liên thông CĐ, ĐH. Các bạn tốt nghiệp THPT bỏ qua mục này không ghi. Một điểm thí sinh hay nhầm lẫn nữa là mục số 2 và mục số 3. Đối với thí sinh dự thi vào trường không tổ chức thi mới ghi mục số 2 và 3. Nếu muốn học trường có tổ chức thi, thí sinh chỉ ghi mục số 2 và bỏ trống mục số 3.

Về đối tượng ưu tiên, thí sinh cần tham khảo để ghi chính xác đối tượng ưu tiên, tránh trường hợp ghi sai đối tượng ưu tiên không đúng dẫn đến việc cộng điểm ưu tiên không chính xác. Phần ghi địa chỉ liên hệ, thí sinh cần ghi chính xác, rõ ràng địa chỉ của mình và số điện thoại để các trường gửi các loại giấy tờ cũng như liên hệ khi có điều cần trao đổi.

Chế độ ưu tiên cho HS huyện nghèo, huyện đảo

Một học sinh băn khoăn: "Em đam mê công nghệ, thích ngành đồ họa nhưng mắt thẩm mỹ không tốt lắm. Vậy em nên chọn ngành nghề nào cho phù hợp?".

TS Nguyễn Kim Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN (ĐHQG TP.HCM) động viên: Nếu thích ngành công nghệ thì có rất nhiều lĩnh vực đào tạo. Có những bạn thích các ngành nghề rõ ràng nhưng cũng có những bạn chưa xác định rõ. Nếu năng lực tốt thì có thể nhắm đến các trường chuyên đào tạo về khoa học công nghệ. Nếu có tính tư duy sáng tạo không cao thí sinh có thể thi cào các trường nghề, trường trung cấp. Nếu có khả năng tư duy sáng tạo tốt thì có thể thi ĐH.

Kiên Giang: Thiếu giáo viên tiểu học, mầm non

Thầy Lê Ngọc Diệp - Sở GD-ĐT Kiên Giang - cho biết: “Một số ngành ở Kiên Giang hiện cần nhiều nhân lực nhưng không tuyển được người. Chẳng hạn khối ngành kỹ thuật, thiếu nhiều về cơ khí. Các bạn học ở ngành kỹ thuật, thường chọn những ngành dễ học như điện dân dụng chứ ít khi chọn cơ khí. Trong khi đó, nhiều khu công nghiệp ở Cần Thơ đến tỉnh tuyển 300-400 nhân lực ngành cơ khí nhưng không tuyển được người.

Ngoài ra, hiện nay tỉnh cũng đang cần ngành điều dưỡng và những ngành thuộc kỹ thuật y học như xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh…

Riêng ngành sư phạm, hiện nay nhu cầu ở tỉnh thiếu về giáo viên tiểu học, mầm non. Năm trước, 400 sinh viên tốt nghiệp cử nhân sư phạm nộp hồ sơ nhưng tỉnh chỉ tuyển 80 giáo viên." 

Nếu không có khiếu về đồ họa thì em phù hợp với các ngành kỹ thuật công nghệ thuần túy. Ngành công nghệ thông tin có chuyên ngành đồ họa máy tính. Tuy nhiên chuyên ngành này cũng có đòi hỏi về tính sáng tạo, nghệ thuật. Mặc dù vậy, khả năng sáng tạo, tư duy mỹ thuật của các bạn có thể được rèn luyện trong quá trình học. Nếu thích và quyết tâm, khi vào học các bạn có thể phát hiện ra các năng khiếu mới của mình và từ đó có thể phát triển và thành công. - TS Quang phân tích.

Một phụ huynh tại Rạch Giá đặt câu hỏi: 62 huyện nghèo được tuyển thẳng vào ĐH, vậy Kiên Giang có những huyện nào? Có thể tuyển thẳng vào trường ở địa phương hay có thể chọn bất kỳ trường nào? Quy chế liên thông mới áp dụng cho sinh viên năm nay hay cho những năm trước? Muốn học cử tuyển thì phải liên hệ ở đâu?

PGS TS Nguyễn Văn Xê, Phó Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ giải đáp: Theo qui định, các huyện vùng xa xôi, vùng dân tộc, nếu thí sinh có hộ khẩu, học 3 năm THPT và tốt nghiệp tại đó thì được tuyển thẳng vào bất kỳ trường ĐH nào trên cả nước. Khi được tuyển thẳng, học sinh sẽ phải học dự bị 6 tháng.

Ở khu vực Tây Nam bộ có 4 huyện thuộc diện tuyển thẳng này là Giang Thành, Hà Tiên, Kiên Hải và Phú Quốc. Đối với thí sinh có hộ khẩu tại khu vực Tây Nam bộ và các trường đóng trên địa bàn có thể xét tuyển thí sinh có điểm thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm.

Quy chế liên thông mới có hiệu lực từ năm nay và áp dụng cho tất cả học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các năm trước đây.

Về chế độ cử tuyển ngành y, đơn vị tuyển chọn là UBND các tỉnh. Nếu muốn theo học chế độ này, phụ huynh và học sinh cần liên hệ sở y tế các địa phương để có thông tin chính xác nhất.

Cơ hội ở ngành y

Một học sinh huyện An Minh đặt câu hỏi: ngành kỹ thuật xét nghiệm khi học xong sẽ làm những công việc gì? Triển vọng ngành nghề này tại tỉnh Kiên Giang?

Th.S Huỳnh Trương Lệ Hồng, Trường ĐH Y Dược TP.HCM giải đáp: Ngành này có hai cấp bậc đào tạo, ĐH học 4 năm và trung cấp học 2 năm. SV tốt nghiệp sẽ làm việc tại các bệnh viện. Cơ hội việc làm của nhóm ngành này rất lớn bởi hầu như các bệnh viện đều thiếu người làm công tác xét nghiệm.

Một câu hỏi nữa danh cho Th.S Huỳnh Trương Lệ Hồng: "Em muốn thi ngành điều dưỡng thì thi vào trường nào, khi tốt nghiệp có thể làm việc ở đâu?". Cô Hồng giải đáp: Ngành này có 3 cấp bậc đào tạo là ĐH, CĐ và trung cấp. Ngành này được đào tạo ở hầu hết các trường ĐH và các trường CĐ y tế địa phương. Nếu không trúng tuyển ĐH, em có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển vào Trường CĐ Y tế Kiên Giang. Các trường trung cấp chuyên nghiệp chỉ xét tuyển học bạ THPT. Công việc của điều dưỡng viên là đưa ra các chẩn đoán, can thiệp chăm sóc đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Nếu tốt nghiệp ĐH, cơ hội việc làm rất cao. Tốt nghiệp TCCN thì cơ hội việc làm ít hơn do có quá nhiều trường đào tạo.

Bác sĩ CK II Thái Viết Tặng tiếp lời: Trường CĐ Y tế Kiên Giang tuyển sinh hai ngành CĐ điều dưỡng và dược và một số ngành trung cấp. Cơ hội việc làm người học điều dưỡng tại Kiên Giang rất lớn vì ngoài các bệnh viện của tỉnh, huyện, chúng ta có một số huyện mới thành lập đang thiếu nhân lực ngành y tế rất lớn như Giang Thành.

Một học sinh ở Gò Quao băn khoăn: Muốn thi vào ngành báo chí thì có thể đăng ký hai trường cùng lúc được không? TS Phạm Tấn Hạ giải thích: Cùng một đợt thi, thí sinh chỉ có thể chọn thi một trường. Nếu có băn khoăn giữa các trường, thí sinh có thể nộp hồ sơ vào nhiều trường nhưng gần ngày thi cần chọn một trường để thi vì mỗi đợt thí sinh chỉ được thi một trường. Nếu muốn học báo chí, sức học các em phải tốt vì ngành này điểm chuẩn rất cao.

Một học sinh ở Giồng Riềng băn khoăn: "Em đã qua sơ tuyển ở địa phương nhưng vẫn chưa biết chọn trường An ninh hay Cảnh sát, và ngành Điều tra trinh sát đào tạo những gì?". TS Phạm Tấn Hạ thông tin: Cả hai trường đều có đào tạo ngành này, một bên về an ninh bên trong còn một bên điều tra các mặt ở bên ngoài. Tốt nghiệp ĐH An ninh, em có thể công tác trong lực lượng an ninh hoặc cảnh sát. Nếu học cảnh sát thì chỉ làm cảnh sát chứ không thể chuyển qua làm an ninh.

"Thi khối T thì môn năng khiếu thi theo năng khiếu của mình hay môn do trường đề ra?". Với câu hỏi này, Th.S Võ Tùng Anh, Trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Sư phạm Kiên Giang cho biết: Khối T thi môn toán, sinh và năng khiếu. Môn năng khiếu theo qui định là chạy tốc độ, gập thân, bật xa không đà. Đây là các môn thi năng khiếu mà phần lớn các trường ĐH áp dụng. Ngoài ra, tùy từng chuyên ngành, các trường có thể đưa ra các môn năng khiếu khác nhau.

"Em thích ngành tâm lý (thi khối D1) và giáo dục mầm non (thi khối M) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Vậy em có thể thi hai ngành cùng lúc được không?". TS Phạm Tấn Hạ thông tin: Hai khối thi này thi cùng một đợt nên em cần cân nhắc để chọn một trong hai ngành để dự thi chứ không thể thi hai ngành cùng lúc được.

Th.S Võ Tùng Anh giải thích thêm: Ngành mầm non tùy từng trường họ tuyển khối M hay khối D1. Trường CĐ Sư phạm Kiên Giang xét tuyển khối D1 và M lấy điểm toán văn. Ngoài ra trường sẽ tổ chức thi tuyển năng khiếu với các môn thi như đọc, kể diễn cảm và hát.

Làm thế nào để làm bài thi đạt điểm cao?

Con đường nào khác ngoài ĐH?

Một thí sinh hỏi: ngoài ĐH còn có con đường nào khác để vào đời? TS Lê Thị Thanh Mai, ĐH Quốc gia TP.HCM, tư vấn: “Đó là học ĐH, CĐ chính quy khi tham gia kỳ thi “ba chung” của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, các em cũng có thể học trung học chuyên nghiệp. Những trường này chỉ xét tuyển, dựa vào học bạ THPT và đa số yêu cầu phải tốt nghiệp THPT. Các em cũng có thể học trung cấp nghề, CĐ nghề, khi chỉ cần đăng ký xét tuyển hoặc tham gia học các chương trình liên kết…Tóm lại, tùy sức học của bản thân, định hướng nhu cầu nhân lực của địa phương, học sinh có nhiều ngã rẽ sau khi tốt nghiệp THPT, không nhất thiết phải vào ĐH, CĐ…”.

Khi một thí sinh đặt câu hỏi: “Làm thế nào để làm bài thi trắc nghiệm, môn tự luận đạt điểm cao?”, cả sân trường vỗ tay hưởng ứng. Được mời tư vấn, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - chia sẻ: “Tôi thi ĐH năm 1979, khi ấy chỉ thi tự luận mà chưa thi trắc nghiệm. Tuy nhiên ở nhà con tôi thi trắc nghiệm và tôi là người kèm nên tôi chia sẻ với các em như sau: Để thi tốt, các em phải học kỹ, hiểu kỹ bài trong chương trình phổ thông chứ đừng đi học thêm nhiều vì tốn thì giờ. Trong sách giáo khoa, cứ thế “cày” để hiểu kỹ những kiến thức trong đó thì làm bài sẽ tốt”.

Thầy Dũng chia sẻ thêm: “Các em lưu ý, những câu trắc nghiệm vật lý, hóa học có những câu hỏi có nhiều “bẫy” dễ mắc lừa. Ngoài ra, trong quá trình làm, khi còn 10 phút nữa, các em phải hoàn thành tất cả câu hỏi. Đừng bao giờ bỏ trống các câu trắc nghiệm cả, đó là lời khuyên chân thành”.

TS Đỗ Văn Xê - phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ - nói “cảm thấy đây là câu hỏi rất thú vị nên thầy cũng muốn nói thêm”. TS Xê hướng dẫn: “Bí quyết làm bài dù là tự luận hay trắc nghiệm, các em cũng phải nắm vững kiến kiến thức ở các môn thi, đó là điều “bí quyết” nhất. Do đó, phải học kỹ để đạt được kết quả cao nhất. Về trắc nghiệm, thầy là trưởng ban chấm thi trắc nghiệm, thầy khuyên các em không biết câu nào thì vẫn nên “đánh lụi” vẫn có xác suất được điểm”.

Ngành công nghệ thủy sản: cơ hội phục vụ quê nhà

"Ngành xây dựng dân dụng có phù hợp với nữ không, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?". PGS.TS Đỗ Văn Dũng trả lời: Ngành này sẽ làm về xây dựng nhà dân, công sở, văn phòng, cao ốc... Ngoài ra, các bạn cũng tính toán, kết cấu về các công trình, móng, bê tông. Ở trường tôi, nữ học ngành này chiếm 10%. Tuy nhiên, theo tôi ngành này cũng rất phù hợp với nữ. Vì như các bạn thấy, xây dựng không chỉ làm ở công trường. Các bạn nữ có thể làm việc tại các sở xây dựng, các cơ quan chuyên về thiết kế, xây dựng…Hiện nay, ngành này không “hot” bằng những năm trước nhưng cơ hội việc làm cũng cao.

Cơ hội việc làm của nữ với ngành dầu khí?

Với câu hỏi của một nữ sinh: "Nữ theo ngành dầu khí, liệu có dễ xin việc không?", PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ: Ngành dầu khí có hai hướng là khai thác dầu khí và hóa dầu. Với ngành khai thác dầu khí, kỹ sư thường làm việc trên giàn khoan giữa biển. Theo quan sát của tôi, rất ít nữ làm việc trên các giàn khoan này. Trong khi đó, ngành hóa dầu phù hợp với nữ hơn vì chủ yếu nghiên cứu về khí, dầu thô để tạo ra sản phẩm về dầu.

Nếu em thích ngành dầu khí thì nên chọn hóa dầu, sau này về làm việc tại Nhà máy khí điệm đạm Cà Mau thì cơ hội việc làm rất cao.

Hiện nay có một số trường ĐH đào tạo ngành hóa dầu như Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Dầu khí, ĐH Công nghiệp TP.HCM…

"Ngành công nghệ chế biến thủy sản hiện có phổ biến hay không?". PGS. TS Đỗ Văn Xê cung cấp thông tin phấn khởi cho HS đồng bằng và HS Kiên Giang nói riêng: Sản lượng thủy sản, cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện rất lớn để phục vụ cho nhu cầu trong nước và dùng để xuất khẩu. Ở Kiên Giang, lượng đánh bắt hải sản rất nhiều nên cũng cần nhiều nhân lực. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hiện nay có nhiều nhà máy chế biến thủy sản nên nếu em chọn ngành này, học tốt thì khả năng tìm việc làm không khó.

"Ngành Nông nghiệp gồm những chuyên ngành gì, ra trường làm việc ở đâu?". PGS.TS Đỗ Văn Xê: Nông nghiệp có nhiều ngành khác nhau, đó là chăn nuôi, thú ý, cây trồng, bảo vệ thực vật, nông học…liên quan sát đến nông nghiệp. Về cơ hội việc làm, mỗi ngành trong nông nghiệp đều có cơ hội việc làm khác nhau. Trước tiên, em phải tìm hiểu một ngành cụ thể một ngành trong nông nghiệp, xem mình thích, phù hợp với ngành nào rồi tìm hiểu về cơ hội việc làm của ngành này. Không lo thiếu cơ hội việc làm với ngành nông nghiệp.

"Ngành công nghệ ô tô ở Kiên Giang có đào tạo hay không? Cơ hội việc làm như thế nào?". ThS Lưu Trần Anh Tuấn - phó hiệu trưởng Trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Kiên Giang - tư vấn: Với ngành này, ở Kiên Giang chỉ đào tạo bậc CĐ ở Trường CĐ nghề Kiên Giang và CĐ Cộng đồng Kiên Giang. Về cơ hội việc làm, các em lưu ý là hiện nay, việc làm chủ yếu do năng lực của em. Cơ hội việc làm sẽ tương ứng với khả năng của em sau khi tốt nghiệp. Tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô, em có thể làm việc tại các công ty ô tô và các lĩnh vực liên quan như doanh nghiệp ô tô, trung tâm sửa chữa, bảo hành… vẫn tuyển nhân lực này.

Ở nhóm vấn các ngành xã hội, TS Phạm Tấn Hạ nhận được nhiều thắc mắc các ngành xã hội nhân văn: "Ngành ngôn ngữ Anh đào tạo những gì? Khi tốt nghiệp có thể làm việc ở đâu?". TS Phạm Tấn Hạ cho biết: Hiện có rất nhiều trường đào tạo ngành này. Tùy vào năng lực của mình mà mình chọn trường có điểm chuẩn phù hợp. Nhiều trường tuyển ngành này sẽ nhân hệ số môn tiếng Anh. Theo đó, điểm thi môn tiếng Anh sẽ nhân đôi, sau đó cộng lại để tính điểm chuẩn. Nếu thấy mình có thế mạnh tiếng Anh thì nên chọn trường có nhân đôi hệ số môn tiếng Anh. Ngành này đào tạo chyuyên về ngôn ngữ và văn hóa của Anh. Tùy vào trường họ có thể chia ra các chuyên ngành như văn hóa văn học, văn học hay biên phiên dịch.

"Ngành Việt Nam học đào tạo những gì? Khi ra trường có thể làm việc ở đâu?". Theo TS Phạm Tấn Hạ: Ngành này trang bị kiến thức về kinh tế, văn hóa, chính trị của VN. Sinh viên dùng kiến thức này để làm công tác hướng dẫn du lịch. Nếu muốn làm hướng dẫn các bạn phải có chứng chỉ hành nghề hướng dẫn thì các bận mới có thể làm hướng dẫn du lịch.

Những hình ảnh tại buổi tư vấn hướng nghiệp:

Hơn 3.000 học sinh THPT của tỉnh Kiên Giang đến tham dự chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2013 sáng 17-3 - Ảnh: Minh Đức
Các bạn học sinh đặt câu hỏi trực tiếp với các thầy cô trong ban tư vấn - Ảnh: Minh Đức
TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cung cấp cho các bạn học sinh tỉnh Kiên Giang những điểm mới của bộ hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2013 - Ảnh: Minh Đức

 

Các bạn học sinh tỉnh Kiên Giang tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2013 từ quà tặng của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Minh Đức
Các bạn học sinh THPT tỉnh Kiên Giang thích thú với phần tư vấn của các thầy cô - Ảnh: Minh Đức

Ban Tư vấn Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại Kiên Giang

* Nhóm ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, xây dựng, giao thông, cơ khí, điện tử...

- PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

- TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM

- TS Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)

- PGS.TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ

- ThS Lưu Trần Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Kiên Giang

* Nhóm ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh...

- TS Trần Thế Hoàng, Trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

- Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, Phó chánh văn phòng ĐH Quốc gia TP.HCM

- Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - Marketing

- ThS Nguyễn Thị Hoàng Quyên, Phó hiệu trưởng CĐ Kinh tế Kỹ thuật Kiên Giang

- ThS Nguyễn Đông Hải, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Cộng đồng Kiên Giang

* Nhóm ngành khoa học xã hội, sư phạm, ngoại ngữ, luật, quân đội, công an, y dược, nông lâm...

- PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

- TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM)

- Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM

- Thạc sĩ Huỳnh Trương Lệ Hồng, Phó ban đào tạo khoa điều dưỡng – kỹ thuật y học Trường ĐH Y dược TP.HCM

- Bác sĩ CK II Thái Viết Tặng, Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Kiên Giang

- ThS Võ Tùng Anh, Trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Sư phạm Kiên Giang

NHÓM PV GIÁO DỤC

 

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Tư vấn tuyển sinh: Triển vọng và cơ hội việc làm khối ngành kỹ thuật

    Học ngành quản trị kinh doanh khó tìm việc làm? Nên chọn ngành Sư phạm Văn hay Ngữ Văn? Học Sư phạm ra có tìm được việc không? Giỏi môn tự nhiên nên chọn ngành kinh tế hay tâm lý? Triển vọng của ngành toán ứng dụng, ngành công nghệ kỹ thuật hóa? Chọn nghề nào phù hợp nhất với bản thân, nghề nào nhiều cơ hội việc làm hơn, ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe mùa thi... vẫn luôn là bận tâm hàng đầu của HS trước kỳ thi 2013.

  • Tư vấn tuyển sinh: Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai?

    Triển vọng ngành Kinh tế luật? Tốt nghiệp ĐH Ngoại thương có dễ xin việc? Nếu thi đỗ NV1 thì có nhận được giấy chứng nhận kết quả thi đại học không? Ngành nghề nào sẽ cần nhiều nhân lực trong 5 năm tới?

  • Đại học Luật TPHCM công bố thông tin tuyển sinh 2025

    Kỳ thi đánh giá năng lực càng ngày càng phổ biến khi có nhiều trường Đại học sử dụng để xét tuyển. Năm 2025, tiếp tục có thêm một trường ĐH lớn sử dụng kết quả của kỳ thi này. Chi tiết cụ thể được đăng tải bên dưới.

  • ĐHQG TPHCM điều chỉnh cấu trúc đề thi ĐGNL năm 2025

    Tại Hội nghị thường niên 2024 của ĐHQG-HCM, đại diện Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM đã có những thông tin xoay quanh cấu trúc đề thi Đánh giá Năng lực (ĐGNL) đang được thí sinh quan tâm.

  • Hướng dẫn đăng ký tài khoản thi Đánh giá năng lực 2025 ĐHQG Hà Nội

    Hướng dẫn chi tiết các bước đăng kí tài khoản thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) năm 2025 trên trang hsa.edu.vn. Thời gian thí sinh lập tài khoản Đăng ký hoặc Đăng nhập từ ngày 01/01/2025 đến trước ngày 07/02/2025