Tư vấn tuyển sinh: Ngành kinh tế có hết thời?

Những ngành nào sẽ được chào đón và thu hút nhân lực lớn trong vài năm tới? Đó là một trong những nội dung hấp dẫn sẽ được giải đáp ở Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2013 diễn ra tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) ngày 27-1.

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chuẩn bị gian hàng cho ngày tư vấn tuyển sinh - Ảnh: H.T.V.

Các thành viên trong ban tư vấn do ban tổ chức ngày hội thành lập cũng như chuyên gia tư vấn tại gian tư vấn của các trường đều cho biết đã sẵn sàng tư vấn tối đa và giúp học sinh có cái nhìn sát thực hơn trong “bức tranh” ngành nghề hiện nay để chọn ngành phù hợp.

Những ngành có nhu cầu cao

Tại ngày hội, các trường sẽ công bố cụ thể những thay đổi về cơ cấu ngành nghề đào tạo và những chính sách thu hút người học ở những ngành xã hội có nhu cầu cao về nhân lực nhưng hiện đang khó tuyển.

Ông Phạm Thái Sơn, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết đến với ngày hội, nhà trường huy động hơn 10 chuyên gia tư vấn là lãnh đạo phòng đào tạo, các khoa để tham gia tư vấn tối đa cho học sinh khi đến với gian tư vấn của trường. “Chúng tôi sẽ cung cấp rõ hơn thông tin về một số thay đổi cơ cấu ngành đào tạo của trường thực hiện trong mùa tuyển sinh tới. Đặc biệt sẽ giúp các em hiểu và có thêm thông tin về các ngành công nghệ xã hội đang có nhu cầu cao mà nhà trường có thế mạnh đào tạo như: công nghệ hóa, thực phẩm...” - ông Sơn chia sẻ.

Theo TS Nguyễn Kim Quang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), trong xu thế phát triển kinh tế, công nghiệp phát triển nhanh và kèm theo đó là vấn đề môi trường đang được đặt ra rất cấp bách. “Hiện nay, nhiều học sinh đang quan tâm tới ngành học “thời sự” này nhưng chưa hiểu rõ. Chúng tôi sẽ giúp các em học sinh quan tâm tới ngành này trong phần tư vấn tại ngày hội” - ông Quang cho biết.

Những bạn trẻ quan tâm ngành luật sẽ được ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM - giải đáp mọi thắc mắc. Ông Hiển cho biết: “Khi ra trường, sinh viên luật có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như tòa án, viện kiểm sát, sở tư pháp, cơ quan thi hành án... Tất cả cơ quan nhà nước đều có bộ phận pháp chế nên đòi hỏi phải có nhân sự. Ngoài ra các bạn có thể làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở bộ phận tư vấn, pháp lý”.

Đặc biệt, lần đầu tiên tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra hôm nay, học sinh sẽ có cơ hội giao lưu tìm hiểu về nghề phi công, tiếp viên hàng không... ở gian tư vấn của Học viện Hàng không VN. ThS Nguyễn Mạnh Tuân, phó trưởng phòng đào tạo học viện, cho hay: “Các giảng viên sẽ giới thiệu đến học sinh những ngành học đặc thù của học viện đang đào tạo: quản lý hoạt động bay, điện tử viễn thông hàng không...”. Nhiều học sinh đang háo hức với thông tin Học viện Hàng không VN sẽ cử “phi hành đoàn” đến với ngày hội. Chiều 26-1, bà Hồ Nữ Trà Giang - cán bộ phòng đào tạo học viện - “bật mí”: “Có gần 10 sinh viên trong trang phục phi công, tiếp viên hàng không đến giao lưu với học sinh yêu thích ngành hàng không. Đặc biệt, trong số này sẽ có nhiều gương mặt hoa khôi của học viện”.

Kinh tế có hết thời?

Thông tin Bộ GD-ĐT dự kiến hạn chế việc tuyển sinh các ngành kinh tế và đưa ra biện pháp tăng học phí của những ngành học này hiện đang được nhiều học sinh quan tâm. Vấn đề này sẽ được PGS.TS Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, thông tin chính thức đến thí sinh tại khu vực tư vấn nhóm ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng - thương mại trong ngày hội. Bên cạnh đó, các chuyên gia đến từ các trường ĐH đào tạo nhóm ngành này sẽ cung cấp thêm thông tin và có những lời khuyên chân thành nhất đến các bạn quan tâm đến ngành kinh tế.

TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định: “Theo tôi, khi nền kinh tế thế giới hồi phục và phát triển, nhu cầu ngành tài chính - ngân hàng vẫn khá cao, đặc biệt là trình độ ĐH, sau ĐH. Nếu thích lĩnh vực này, thí sinh có thể chọn đăng ký dự thi vì có thích thú, đam mê mới có thể học tốt, thực hiện các mục tiêu do mình đặt ra. Cơ hội việc làm sẽ mở rộng đối với người học nếu tốt nghiệp từ các trường có kinh nghiệm đào tạo, có đội ngũ giảng viên trình độ cao, được trang bị các kỹ năng cần thiết phù hợp với chuyên ngành đào tạo” - ông Hoàng chia sẻ.

Ngoài ra, tại ngày hội còn có rất nhiều trường trung cấp, đào tạo nghề với lực lượng chuyên viên tư vấn hùng hậu sẽ giúp học sinh có học lực trung bình chọn tương lai phù hợp hơn với việc học nghề. ThS Nguyễn Đăng Lý, hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ TP.HCM, nói: “Chúng tôi sẽ giải tỏa những băn khoăn cho các bạn đang lưỡng lự trong việc chọn học hệ nghề có những lợi ích gì...”.

 

Ban tư vấn tại ngày hội

Nhóm ngành khoa học tự nhiên - kỹ thuật - nông lâm (công nghệ thông tin, môi trường, điện tử, giao thông, xây dựng, dầu khí...)

1. TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM.

2. PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.

3. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

4. PGS.TS Nguyễn Văn Thư, hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.

5. PGS.TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM).

6. TS Nguyễn Kim Quang, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).

7. TS Nguyễn Thanh Nam, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM).

Nhóm ngành khoa học xã hội - quân đội - công an - luật - y dược (sư phạm, báo chí, ngoại ngữ, ngữ văn, xã hội học, kỹ thuật y học, điều dưỡng...)

1. PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, thứ trưởng kiêm chánh văn phòng Bộ GD-ĐT.

2. TS Phạm Tấn Hạ, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM).

3. ThS Lê Văn Hiển, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM.

4. ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng, phó trưởng ban đào tạo khoa điều dưỡng và kỹ thuật y học Trường ĐH Y dược TP.HCM.

5. ThS.BS Nguyễn Dũng Tuấn, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH y khoa Phạm Ngọc Thạch.

6. Thượng tá Bùi Xuân Bá, cán bộ phòng tuyên huấn Cục Chính trị Quân khu 7.

Nhóm ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng - thương mại (quản trị kinh doanh, ngoại thương, kế toán, thương mại, marketing, tài chính, ngân hàng...)

1. PGS.TS Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT).

2. TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.

3. ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - marketing.

4. ThS Lâm Tường Thoại, phó chánh văn phòng ĐHQG TP.HCM.

5. TS Phan Ngọc Minh, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.

6. ThS Nguyễn Đăng Lý, hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ TP.HCM.

Khu vực gỡ rối hướng nghiệp - chọn lối vào đời

1. TS Đinh Phương Duy, chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục TP.HCM.

2. TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng ban công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM.

3. TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM.

4. Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM.

5. TS Nguyễn Toàn, hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức.

Theo TT

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.