Tuyển sinh năm 2013 dự kiến chỉ tiêu ĐH-CĐ vẫn ổn định so với năm trước, riêng chỉ tiêu đối với đào tạo sau ĐH sẽ tăng ở phạm vi từ 5-10%. Đó là những thông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2013 các trường trực thuộc Bộ.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết thêm, không chỉ năm 2013 mà những năm kế tiếp sẽ không tăng về quy mô mà chỉ thay đổi về cơ cấu theo hướng giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành Kinh tế, Tài chính, Quản trị kinh doanh; tăng chỉ tiêu nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ, Nông lâm, Y dược, Nghệ thuật. Về chỉ tiêu đào tạo giáo viên sư phạm sẽ giảm dần so với năm 2012 và tiếp tục điều chỉnh giảm trong những năm tới, trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với nhu cầu. Tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh bậc TCCN trong các trường đại học theo lộ trình giảm tối thiểu 20%/năm để sớm chấm dứt đào tạo trước năm 2017.
Về chỉ tiêu liên thông ĐH, CĐ chính quy được xác định bằng 20% chỉ tiêu ĐH, CĐ chính quy tương ứng. Đối với chỉ tiêu vừa làm vừa học, liên thông, văn bằng hai theo hình thức vừa làm vừa học, tiếp tục được xác định tối đa bằng 50% so với chỉ tiêu chính quy. Riêng các trường sư phạm, để triển khai thực hiện việc đào tạo nâng chuẩn giáo viên, cần có đề án xác định rõ nhu cầu cần nâng chuẩn giáo viên. Không đào tạo TCCN vừa làm vừa học tại các sơ sở giáo dục ĐH trực thuộc trong năm 2013.
Ngành nghề “nóng” dự kiến tăng học phí
Cũng tại hội nghị này, Bộ GD-ĐT cũng cho biết, định hướng trong thời gian tới sẽ thực hiện giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với những ngành nghề đào tạo có khả năng xã hội hóa cao như Kinh tế, Tài chính, Luật... Đối với các ngành này các cơ sở đào tạo tự xác định mức thu học phí, đa dạng hóa các nguồn thu của cơ sở đào tạo, tiến tới tự đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo từ nguồn thu học phí, các nguồn thu về nghiên cứu khoa học… chuyển giao công nghệ và các nguồn xã hội hóa khác. Dự kiến mức học phí cho các nhóm ngành trên sẽ tăng dần từ năm học 2012 đến 2016 với dao động khoảng 50 - 90% (gấp 1,5 - 2 lần so với mức học phí quy định - PV).
Thời gian tới, đối với những ngành nghề đào tạo ít có khả năng xã hội hóa cao mà nhà nước cần đào tạo như các ngành đào tạo sư phạm, đào tạo kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông lâm ngư, nghệ thuật..., nhà nước sẽ thực hiện đặt hàng bằng việc cấp kinh phí trên cơ sở tình đủ chi phí đào tạo và có cơ chế sử dụng để đảm bảo hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước, tránh lãng phí. Sinh viên theo học các ngành này chỉ đóng học phí bằng mức quy định theo Nghị định số 49/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với các hoạt động đào tạo cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội, trường được quyết định mức thu giá dịch vụ trên cơ sở tính đủ các chi phí cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ. Các cơ sở đào tạo ngắn hạn phải chịu trách nhiệm trong việc đáp ứng các tiêu chí chất lượng đào tạo theo quy định và giải trình trước xã hội về chất lượng đào tạo và công khai minh bạch các khoản thu chi tài chính.
S.H
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.
Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.