Đến thời điểm này, hầu hết các trường đều đã hoàn tất công tác gửi giấy báo dự thi và chuẩn bị phòng thi cho kỳ thi đại học cao đẳng năm 2013.
Với những thí sinh đã nộp nhiều bộ hồ sơ đăng ký dự thi ĐH CĐ 2013, có thể dựa trên số lượng hồ sơ đăng ký dự thi so với chỉ tiêu từng ngành (tỷ lệ chọi) làm cơ sở quan trọng chọn trường thi đúng năng lực để tăng cơ hội trúng tuyển.
Sự gia tăng về quy mô đào tạo của khối ngành sức khỏe, đặc biệt ở bậc Trung cấp, gây nhiều lo ngại khi nhu cầu nhân lực ngành này quá ít, dẫn đến hệ lụy là hàng loạt sinh viên ra trường rất khó tìm được việc làm.
Thí sinh cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào để được thi tuyển vào các trường công an?
Ngày 27-5, Bộ GD-ĐT đã ra thông báo khẩn gửi các học viện, các trường ĐH và CĐ tổ chức thi tuyển ĐH-CĐ năm 2013 về việc cho phép thí sinh được thay đổi cụm thi và địa điểm thi.
Đề thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ năm 2013 sẽ được ra trong chương trình THPT, nằm nhiều ở chương trình lớp 12.
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là thời điểm hàng ngàn sĩ tử đổ về các lò luyện thi đại học để luyện thi cấp tốc. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục và các thủ khoa đều cảnh báo, nếu không nắm vững kiến thức nền tảng thì việc nhồi nhét kiến thức “siêu tốc” trong khoảng thời gian ngắn không thể mang lại hiệu quả.
Bên cạnh những ngành học có tỷ lệ chọi rất cao, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 có không ít những ngành tổng hồ sơ ĐKDT thu về không đủ chỉ tiêu tuyển vào.
Làm thế nào để ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học hiệu quả là câu hỏi mà nhiều thí sinh và phụ huynh đặt ra trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn nước rút này.
Quy định “sinh viên nào nghỉ học phải nộp đủ phí đào tạo cả khóa mới được rút hồ sơ gốc”, khiến nhiều sinh viên bức xúc… Điều đó chẳng khác nào bắt chẹt sinh viên theo kiểu: “đã vào trường thì đừng hòng ra được, nếu muốn ra thì phải đóng tiền”.
Đây là một trong những điểm thay đổi quan trọng trong dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên năm 2013.
Tất cả tiêu cực phát hiện được đều từ báo chí. Không có lý gì không phối hợp với báo chí - Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định bên hành lang QH sáng nay về văn bản ông ký mới đây.
Năm 2013, để ứng phó với những khó khăn tài chính chung, Bộ GD-ĐT và một số trường đã xử lý linh hoạt vấn đề học phí với động thái đầu tiên là xu hướng tăng học phí ồ ạt đã giảm rõ rệt.
Dư luận cho rằng việc Bộ GD-ĐT chỉ đạo báo chí phải trao đổi với cơ quan chức năng trước khi đăng thông tin liên quan đến tiêu cực trong thi cử là biểu hiện của sự bưng bít và không thể chấp nhận
Chọn trường nào, ngành nào, làm thế nào để cầm chắc thi đỗ đại học là băn khoăn của hầu hết thí sinh và gia đình vào mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều dự đoán được đưa ra dựa vào tỷ lệ thí sinh dự thi thường được gọi là tỷ lệ “chọi” của các trường ngành học, hay điểm chuẩn những năm gần đây và đặc biệt là độ “hot” của ngành học hay trường đại học.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ lập phòng thi, in giấy báo dự thi và gửi giấy báo dự thi cho các Sở GD-ĐT vào cuối tháng này để từ ngày 30/5 đến 5/6/2013 phát cho thí sinh.
Mới đây, Đại học Đà Nẵng đã công bố thống kê hồ sơ đăng ký dự thi và tỷ lệ chọi vào các trường thành viên. Theo đó, tổng số thí sinh đăng ký dự thi ĐH Đà Nẵng: 55.582, chỉ tiêu 10.760, tỷ lệ chọi là 5,1.
Tổ chức thi nhưng số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào trường dưới chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT giao, đó là thực trạng của nhiều trường cao đẳng hiện nay đang gặp phải.
Việc tuyển sinh các ngành khối xã hội - nhân văn tại nhiều trường Đại học đang quá khó khăn dẫn đến sự thu hẹp đào tạo của khối ngành này.
Mặc dù hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH Mở TP.HCM giảm hơn 3.400 bộ so với năm ngoái, tỷ lệ chọi của trường vẫn tăng lên do tổng chỉ tiêu giảm gần một nửa.