Bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc họp bàn về tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2014 - 2015 ngày 3/12, theo đó sẽ có nhiều thay đổi hình thức tuyển sinh có thể theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển kết hợp xét tuyển năm 2014.
Luật Giáo dục Đại học quy định: “Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Chính vì vậy, Bộ GD- ĐT sẽ điều chỉnh quy chế, giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng tuyển sinh, Bộ sẽ ban hành văn bản quy định cụ thể các tiêu chí, điều kiện nhất định trong tuyển sinh và những điều cấm không được thực hiện để áp dụng cho tất cả các trường nhằm bảo đảm sự công bằng, đồng thời tránh tình trạng tuyển sinh ồ ạt, không bảo đảm chất lượng, mang tính thương mại”.
Hiện nay, đã có 17 trường ĐH, CĐ gửi Bộ GD-ĐT phương án tuyển sinh riêng. Trong đó có rất nhiều trường ĐH ngoài công lập. Bộ GD-ĐT đang xem xét các đề án sớm nhất bởi Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 1/2014.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay: “Bộ sẵn sàng cho cho trường tuyển sinh riêng nhưng các trường phải chứng minh được năng lực tổ chức tốt một kỳ thi và cam kết việc tuyển sinh riêng không để xảy ra hiện tượng ôn luyện thi tràn lan như đã từng xảy ra. Bên cạnh đó, khâu ra đề là khâu quan trọng nhất nên Bộ sẽ không đồng ý phương án tuyển sinh riêng của trường nào thuê hoàn toàn giáo viên bên ngoài ra đề. Bởi nếu sảy ra sự cố sẽ không quy được trách nhiệm cho ai. Trường tổ chức thi riêng sẽ phải có giáo viên cơ hữu của trường tham gia ban đề thi. Bộ sẽ có quy định về vấn đề này”.
Theo lãnh đạo Bộ, năm 2014, nếu trường nào chưa đủ năng lực, chưa thể tự chủ trong bảo đảm các điều kiện tuyển sinh sẽ được Bộ GD-ĐT hỗ trợ tổ chức thi theo hình thức “ba chung”.
Trước đó, ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo, trong tuyển sinh 2014, vẫn thực hiện theo phương thức thi "3 chung" nhưng sẽ thí điểm tổ chức tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực ở chương trình tài năng và chương trình tiên tiến. Cụ thể, thí sinh sẽ làm bài thi đánh giá năng lực tổng hợp với 10 năng lực cốt lõi như ngôn ngữ, khoa học tự nghiên, xã hội… thời gian làm bài khoảng từ 4 - 4,5 giờ. Đến năm 2015, ĐHQGHN sẽ triển khai đại trà phương thức thi này. Khi đó, thí sinh đủ điều kiện dự thi đại học sẽ được tham gia bài thi đánh năng lực thường xuyên tại trường. Mỗi năm trường tổ chức 2 lần nhập học.
Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng đã đưa ra phương án thi tuyển sinh. Cụ thể, tiếp tục thi theo “ba chung” chung đề thi, chung đợt thi, chung kết quả thi. Đề thi vẫn do Bộ GD-ĐT chủ trì khâu ra đề thi đảm bảo nằm trong chương trình, an toàn bí mật đề thi, đáp án chính xác thống nhất. Bộ cùng các Sở GD-ĐT địa phương, có huy động cán bộ giáo viên các trường đại học cao đẳng trên địa bàn tham gia tổ chức kỳ thi cùng đợt trên phạm vi cả nước.
Trên cơ sở kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các hệ đào tạo, các ngành nghề đào tạo phù hợp. Các môn thi là: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ. Từng bước chuyển từ phối hợp đề thi trắc nghiệm khách quan với đề thi tự luận, tiến đến hầu hết các bài thi bằng đề trắc nghiệm khách quan với mỗi thí sinh một đề để giảm tiêu cực trong tổ chức thi và chấm thi. Tổ chức thi vào giữa tháng 7 hàng năm, thời gian 4 ngày thi 8 buổi (mỗi bài thi một buổi). Chấm bài trắc nghiệm khách quan bằng máy.
Điểm tốt nghiệp cho các thí sinh, sau khi đã cộng điểm theo vùng miền và diện ưu tiên chính sách, từ 200 điểm trở lên. Với phổ điểm rộng này đảm bảo có sự bù trừ về năng khiếu, lực học của học sinh, thể hiện trong làm bài thi có môn khá bù cho các môn yếu, dẫn đến tổng điểm 8 môn đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, hầu hết các học sinh học lực trung bình, học sinh chăm chỉ đủ điều kiện thi sẽ đạt yêu cầu từ tổng điểm tốt nghiệp trở lên.
Các cơ sở đào tạo căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, yêu cầu trình độ và loại học vấn chung của cơ sở hay từng ngành đào tạo của cơ sở, phổ kết quả điểm thi của thí sinh cả nước và vùng địa phương để thiết kế tổ hợp các môn văn hóa và tổng điểm thi các môn đó cho từng ngành đào tạo của trường; có thể lấy hệ số hai (2) cho môn văn hóa mà ngành nghề đào tạo cho là quan trọng. Đồng thời phải tính cộng điểm ưu tiên theo vùng miền, theo đối tượng ưu tiên chính sách của Nhà nước (thực hiện theo qui định chung của Bộ GD-ĐT)...
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với các trường tuyển sinh riêng, không theo kiểu thi truyền thống sẽ phải giải trình đầy đủ về lực lượng tham gia coi thi, chấm thi.
Theo DT
Ngày 3/12 Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc họp bàn về tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2014 - 2015 sẽ có nhiều thay đổi theo đó sẽ có nhiều đợt thi trong đợt tuyển sinh đại học 2014.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.
Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.