Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT Ngô Kim Khôi khẳng định “Nếu xảy ra trường hợp xấu nhất là thất lạc, mất, hỏng Giấy báo dự thi, thí sinh vẫn được dự thi”.
Chỉ còn 2 ngày nữa, thí sinh dự thi đại học 2013 sẽ bước vào “trận đấu” để dành vé vào đại học. Hiện nay rất nhiều thí sinh lo lắng vì thất lạc, sai sót trong giấy báo dự thi, đề thi ra theo hướng nào?.... PV đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Kim Khôi về vấn đề này.
Theo quy định trong ngày làm thủ tục dự thi này thí sinh sẽ được chỉnh sửa sai sót nếu có, vậy đối với những thí sinh thiếu hoặc mất giấy báo dự thi, sẽ được xử lý thế nào thưa ông?
Nếu xảy ra trường hợp xấu nhất là thất lạc, mất, hỏng Giấy báo dự thi (GBT), thí sinh vẫn được dự thi. Trong trường hợp này, thí sinh cần chủ động liên hệ với nơi đã nộp hồ sơ để được xác nhận xem trường ĐH, CĐ đã gửi GBT cho mình hay chưa.
Đến gần ngày thi vẫn không tìm thấy GBT, thí sinh cần liên hệ trực tiếp với phòng Đào tạo của trường ĐH, CĐ đã ĐKDT để có được thông tin về số báo danh, địa điểm thi, phòng thi... của mình. Thí sinh cần lưu ý, một trường ĐH, CĐ có thể có nhiều điểm thi và nằm ở nhiều địa điểm khác nhau, có thể rất xa cơ sở chính của trường. Nếu thí sinh không tìm hiểu trước, không có thông tin đầy đủ, có thể sẽ bị động, chậm trễ, ảnh hưởng đến việc dự thi. Vì vậy, thí sinh phải có mặt tại đúng điểm thi của mình trong buổi làm thủ tục dự thi để làm các thủ tục cần thiết trước khi bước vào hai ngày thi chính thức của mỗi đợt thi.
Khi đi làm thủ tục dự thi, phải mang theo giấy tờ tuỳ thân hợp lệ, có dán ảnh, tờ phiếu số 2 có đóng dấu giáp lai trong bộ hồ sơ ĐKDT, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2013), các giấy chứng nhận ưu tiên nếu có, giấy chứng minh nhân dân… Thí sinh cần thông báo với cán bộ làm thủ tục dự thi tại phòng thi của mình để trường đối chiếu với hồ sơ gốc và danh sách lưu tại trường. Nếu xác minh được các thông tin là chính xác, thí sinh sẽ được làm giấy cam đoan và chụp ảnh tại chỗ để làm thẻ dự thi bổ sung hoặc cấp lại GBT (nếu GBT kiêm luôn thẻ dự thi). Sau đó TS sẽ được dự thi bình thường.
Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường đều phải tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh được dự thi, tuyệt đối không được gây bất kỳ khó khăn nào đối với thí sinh.
Trong và sau khi thi, hội đồng tuyển sinh của các trường sẽ tiếp tục tiến hành các khâu “hậu kiểm”. Nếu bị phát hiện có gian lận để thi hộ, thí sinh sẽ bị xử lý theo qui chế tuyển sinh và các qui định hiện hành.
Có những trường hợp nhận được GBT nhưng trên đó, các thông tin quan trọng bị sai sót, ví dụ như sai tên đệm hay đối tượng, khu vực ưu tiên. Những trường hợp này cần xử lý như thế nào?
Thường có hai dạng sai sót thông tin trên GBT. Một là sai sót thông tin trên GBT do chính thí sinh đã khai hồ sơ ĐKDT bị nhầm lẫn hoặc thiếu các gíây tờ cần thiết. Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT xong, thí sinh mới phát hiện ra. Hai là sai sót so với hồ sơ, xảy ra trong quá trình nhập liệu, xử lý thông tin tại các hội đồng tuyển sinh.
Tất cả các sai sót mà thí sinh phát hiện được đều có thể được chỉnh sửa, bổ sung nếu thí sinh có đầy đủ giấy tờ hợp lệ để minh chứng. Thí sinh cần lưu ý, mọi yêu cầu và các thông tin chỉnh sửa, bổ sung thí sinh cần hoàn thành trước khi bước vào dự thi chính thức.
Vì vậy, nếu phát hiện GBT có thông tin nào sai sót hoặc chưa chính xác, thí sinh nhất thiết phải có mặt tại phòng thi trong buổi làm thủ tục dự thi của từng đợt thi (ngày 3/7/2013 đối với thí sinh dự thi khối A, A1, V, ngày 8/7/2013 đối với thí sinh dự thi các khối B, C, D và năng khiếu, ngày 14/7/2013 đối với thí sinh dự thi tại các trường CĐ có tổ chức thi).
Thí sinh mang theo tờ phiếu ĐKDT số 2 và những giấy tờ liên quan, hợp lệ như giấy chứng nhận hưởng tiêu chuẩn ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực,…, đề nghị cán bộ làm thủ tục dự thi chỉnh sửa trên GBT, trên tờ phiếu ĐKDT số 2, chỉnh sửa trên hồ sơ gốc và cập nhật thông tin mới chính xác vào máy tính tuyển sinh để đảm bảo quyền lợi trong quá trình xét tuyển sau này.
Thí sinh cần lưu ý mọi chỉnh sửa đều bắt buộc phải có ký xác nhận của cán bộ làm thủ tục dự thi của trường và của hội đồng thi mới có giá trị.
Đề thi đại học, cao đẳng có câu phân loại học sinh
Tuyển sinh năm nay, Bộ tiếp tục giao cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển. Tuy nhiên, tuyển sinh năm trước quy định này đã phát sinh những bất cập như một số trường thông báo thời hạn nhận hồ sơ ĐKXT quá ngắn gây không ít khó khăn và bức xúc cho thí sinh… năm nay nếu nảy sinh tiếp bất cập này, Bộ tính sao?
Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, Bộ tiếp tục giao cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, để đảm bảo chỉ tiêu đã xác định, trên cơ sở năng lực đào tạo của trường và chất lượng tuyển chọn đầu vào.
Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện việc xét tuyển của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012, năm nay, Bộ đã điều chỉnh lại cho hợp lý hơn. Cụ thể, thời gian mỗi đợt xét tuyển ít nhất là 20 ngày, kể từ ngày 20/8/2013; điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước; thời hạn kết thúc xét tuyển là ngày 31/10/2013; khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, thí sinh phải nộp bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi, có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi; Nếu không trúng tuyển vào trường đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, thí sinh được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đã nộp, để nộp sang trường khác còn chỉ tiêu, cùng khối thi.
Về đề thi tuyển sinh ĐH,CĐ năm nay ra theo hướng nào thưa ông?
Đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi sẽ được ra một cách căn bản, không đánh đố học sinh.
Với những môn khoa học xã hội - nhân văn sẽ tiếp tục ra đề theo hướng mở và không yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng một cách máy móc.
Đề thi tuyển sinh không quá khó, phù hợp với thời gian làm bài của từng môn thi và có khả năng phân loại trình độ học sinh để đáp ứng yêu cầu tuyển chọn.
Ông có lưu ý gì đối với thí sinh trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đang đến gần ?
Chỉ còn ít ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng bắt đầu, các em thí sinh nên kiểm tra lại phần kiến thức nào của mình còn yếu, còn thiếu thì tập trung bổ sung, củng cố, hoàn thiện; tránh ôn tập lan man, đặc biệt không học tủ, học lệch và không cần chạy theo tâm lý đám đông, không cần tìm đến học tại các lò luyện thi cấp tốc, vì không hiệu quả và tránh được tốn kém cho gia đình, bản thân.
Các em thí sinh cần chuẩn bị tốt cả về kiến thức cũng như tâm thế và kỹ năng, khi làm bài thi, cần bình tĩnh, tự tin, đọc kỹ đề, làm tới đâu chắc tới đấy, câu dễ làm trước, câu khó làm sau, phân phối thời gian làm bài hợp lý cho các câu hỏi, làm bài một cách trung thực, bằng chính kiến thức của bản thân mình, để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 sắp tới.
Các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm, động viên để các em có được tâm lý thoải mái, có sức khỏe tốt bước vào kỳ thi, tránh gây cho các em áp lực căng thẳng không cần thiết.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Hồng Hạnh (Dantri)
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.
Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.