Tuyển sinh năm 2013: Tuyển 133.000 sinh viên đại học

Tuyển sinh năm 2013, chỉ tiêu các bậc đào tạo đáng chú ý nhất vẫn là đại học và cao đẳng. Theo đó, chỉ tiêu năm 2013 cho bậc đại học là 133.000, trong đó sư phạm là 16.000, hệ cao đẳng chính quy là 17.000, sư phạm là 2.900. Trung cấp chỉ tiêu cho năm 2013 là 7.200. Đạo tạo tiến sỹ trong năm 2013 là 1.350 người, thạc sỹ là 27.000 người.

Ngày 27.12, bộ Giáo dục và đào tạo đã báo cáo về thu chi ngân sách năm 2012 và đự toán ngân sách năm 2013. Bên cạnh đó là các kế hoạch tuyển sinh đại học và sau đại học trong năm 2013.

Năm 2012 là năm đầu tiêu các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Sang năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục đại học theo hướng giao quyền tự chủ, tực chịu trách nhiệm hơn nữa cho các cơ sở giáo dục đại học. Trong năm 2013 số lượng các trường trực thuộc bộ không thay đổi và chỉ tiêu của các trường vẫn ổn định. Về công tác tuyển sinh 2013, bộ cho biết tiếp tục thực hiện Thông tư số 57 và Thông tư số 20. Theo đó, chỉ tiêu tuyển mới sau đại học tăng khoảng 10-12% số lượng chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ, chỉ tiêu thạc sỹ tăng khoảng 5%.

Với hệ đại học chính quy, năm 2013 và những năm tiếp theo sẽ không tăng chỉ tiêu đào tạo, đồng thời điều chỉnh cơ cấu chỉ tiêu giữa các ngành theo hướng giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế - tài chính, quản trị kinh doanh, tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm, y dược và nghệ thuật.

Đối với hệ liên thông, được xác định tối đa bằng 20% chỉ tiêu đại học, cao đẳng tương ứng. Với chỉ tiêu đào tạo giáo viên sư phạm, Bộ cũng cho biết hiện nay với tình trạng thừa giáo viên nên chỉ tiêu sư phạm sẽ giảm dần so với năm trước. Đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp, tiếp tục giảm 20%/năm theo lộ trình từng năm và chấm dứt đào tạo trước năm 2017.

Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội: Tự quyết định học phí

Báo cáo của bộ cho biết, năm 2012 tổng thu lệ phí của ngành được Chính phủ giao là hơn 3 nghìn tỷ đồng, trong đó thu từ tiền học phí là hơn 2,7 nghìn tỷ và lệ phí khác là hơn 2 trăm tỷ. Ngoài ra, trong năm 2012 tổng chi ngân sách được giao là hơn 4,8 nghìn tỷ, trong đó vốn ngoài nước là 1,1 nghìn tỷ đồng, trong nước là 3,7 nghìn tỷ. Trong đó có chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục là hơn 3,3 nghìn tỷ đồng. Chi trong việc bù học phí cho các trường sư phạm là 354,5 tỷ đồng, chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc là 47,75 tỷ…

Năm 2012, chế độ cải cách tiền lương của giáo viên được bộ thông báo, nhu cầu cải cách tiền lương trong năm là hơn 300 tỷ đồng (các đơn vị sự nghiệp là 313,3 tỷ, các đơn vị quản lý hành chính là 9,9 tỷ). kinh phí thực hiện bổ sung phụ cấp thâm niên năm 2012 là 117,161 tỷ đồng.

Để tránh lãng phí nguồn ngân sách trong năm tới, với những ngành nghề đào tạo ít có khả năng xã hội hóa mà Nhà nước cần đào tạo (sư phạm, kỹ thuật, KHTN, KHXH&NV, nông lâm ngư, nghệ thuật…), nhà nước sẽ thực hiện đặt hàng bằng việc cấp kinh phí trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo và có cơ chế sử dụng để đảm bảo hiệu quả nguồn đầu tư từ NSNN, tránh lãng phí. Đối với ngành đạo tạo có khả năng xã hội hóa cao (Kinh tế, Tài chính, Luật…), thực hiện giảm dần sự hỗ trợ từ NSNN, đồng thời cho phép các cơ sở đào tạo tự xác định mức thu học phí, đa dạng hóa các nguồn thu của cơ sở đào tạo, tiến tới cơ sở đào tạo tự đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo từ nguồn thu học phí, các nguồn thu về nghiên cứu khoa học…

Đối với các hoạt động đào tạo cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội, các trường được quyết định mức thu giá dịch vụ trên cơ cở tính đủ các chi phí cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ, từng bước tiến tới thực hiện cơ chế tài chính hạch toán đầy đủ chi phí đầu vào, đầu ra. Được quyết định chế độ chi trả tiền lương đối với giảng viên và cán bộ gắn với năng suất, chất lượng hiệu quả công việc.

T.Tuyền (Theo SGTT)

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.