Do tính cạnh tranh và phân luồng sau THCS nên áp lực tuyển sinh vào lớp 10 đã khiến không chỉ học sinh mà phụ huynh cũng rơi vào tình trạng lo ngay ngáy, nhất là học sinh chỉ có học lực trung bình.
Những năm gần đây, nhằm đẩy mạnh công tác phân luồng HS sau THCS nên hầu hết các địa phương đều áp chỉ tiêu HS vào THPT, vào học ở các TT GDTX và một lượng không nhỏ học TCCN.
Kể cả Hà Nội cũng như các tỉnh thành, lượng HS vào học THPT chỉ khoảng 85%, còn lại 15% sẽ vào học TT GDTX và TCCN. Nhưng trong số HS vào THPT thì một lượng sẽ không vào được trường công, bắt buộc phải học trường dân lập. Trong khi đó, học ở dân lập vừa gánh nặng học phí đắt, đôi khi chất lượng dạy và học không đồng đều, thậm chí đầu vào nhiều HS cá biệt, HS hư, học dốt.
Chính vì thế, phụ huynh nào cũng cố công tìm các thầy cô giáo dạy giỏi để cho con ôn luyện thi vào lớp 10. Thậm chí có phụ huynh không ngần ngại chia sẻ: “Con thi vào lớp 10 tôi có cảm giác khó hơn thi vào ĐH. Trượt thi ĐH năm nay còn có điều kiện thi lại năm sau chứ trượt thi vào lớp 10, chỉ còn cách học trường dân lập, hoặc bổ túc hay đi học nghề…”.
Thí sinh căng thẳng bước vào kỳ thi chuyển cấp |
Ngày 18/6, HS của Hà Nội chính thức tham gia đợt tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập năm học 2013 - 2014. Theo đó, tổng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập và lớp không chuyên năm nay là 49.428 nhưng toàn thành phố có tới 71.278 HS đăng ký dự thi. Nếu cứ tính theo chỉ tiêu một lượng HS sẽ phải nằm trong số phân luồng. Số HS còn lại một phần vào được trường công, kể cả trường gần hoặc xa nhà hàng chục cây số, còn lại một phần sẽ vào học dân lập.
Do tính cạnh tranh và phân luồng sau THCS nên HS học hết THCS hiện nay của cả nước gần như đang hứng chịu áp lực lớn trước mùa tuyển sinh chuyển cấp. Phụ huynh chưa mặn mà với phân luồng. Đa số đều mong muốn con học hành thành tài. Dù con có học dốt phụ huynh vẫn mong con cố gắng học, có bằng được tấm bằng tốt nghiệp THPT chứ học hết THCS đi học nghề là điều không mong muốn.
Chị Vũ Thị Phương – hiện có con đang học THCS Dịch Vọng lý giải: HS tốt nghiệp THCS đi học nghề ra trường khó xin việc làm bởi chất lượng trường nghề của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu đầu ra, nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Đặc biệt trong môi trường làm việc quốc tế cạnh tranh như hiện nay, ngay vấn đề ngoại ngữ của HS cũng chưa đáp ứng nhu cầu. Nếu dạy nghề hiệu quả, HS ra trường có việc làm thì không cần quảng cáo, không cần phân luồng, phụ huynh nào có con học kém sẽ tự giác cho con học nghề chứ không phải ép chỉ tiêu.
Hoàng Linh (GDTD)
Ít ngày nữa các tỉnh sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Giảm chỉ tiêu tuyển sinh đồng nghĩa với việc tăng thêm áp lực và căng thẳng cho các thi sinh trong cuộc chạy đua vào lớp 10 công lập năm nay
Thứ trưởng Bộ GD - Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD dự kiến sẽ yêu cầu các địa phương đổi môn thi thứ 3 hàng năm do nhiều trường THCS dạy lệch theo tư tưởng thi gì học nấy.
Phản hồi dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 của Bộ GD, Sở GD TPHCM đề xuất giữ ổn định các môn thi vào lớp 10 thay vì phải thay đổi môn thi thứ 3 hàng năm.
Bộ GD đã chính thức công bố dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 chung cho các tỉnh trên cả nước như sau:
Sở GD TPHCM muốn được chủ động trong việc chọn môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.