Vì đâu bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

Tại phiên họp Quốc hội vừa qua bộ trưởng Bộ giáo dục Phạm Vũ Luận đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bạo lực học đường đang diễn biến hết sức phức tạp.

Theo ông Phạm Vũ Luận trong những năm vừa qua đã có nhiều tấm gương trong học tập học sinh nghèo vượt khó, tấm gương trong tu dưỡng, trong hoạt động cộng đồng, có cả những tấm gương đã hy sinh thân mình vì việc nghĩa làm lay động chúng ta. 
 
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới. 
 
Vốn là một người thầy, ông Luận chỉ ra các nguyên nhân về tình hình này, trước hết bản thân các cháu đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các cháu còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tâm lý, muốn tự khẳng định mình và hiếu động, như các cụ thường nói "khôn đâu đến trẻ", cho nên không đúng được điều chúng ta mong muốn.
 
Học đường bạo lực do ảnh hưởng của xã hội bạo lực
Học đường bạo lực do ảnh hưởng của xã hội bạo lực
Nguyên nhân thứ hai, liên quan đến sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường kéo theo những mặt tiêu cực tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.
 
Nguyên nhân thứ ba, những hành vi bạo lực xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội, ngay trong gia đình, trong cộng đồng, xuất hiện tràn ngập trong phim ảnh, Internet, sách báo cũng tạo nên những khó khăn trong việc mà chúng ta giải quyết bạo lực và giáo dục đạo đức cho các cháu.
 
Về phía nhà trường và ngành giáo dục đào tạo, phương pháp và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên còn hạn chế, chưa tạo được sự lôi cuốn chủ động, chưa tạo nên sức lay động cho các cháu, giáo dục đạo đức, lối sống bằng nêu những tấm gương tốt của những người xung quanh, của thầy, cô giáo và trong xã hội chưa được nhiều. 
 
Đảm bảo môi trường an ninh cho các cháu học tập cũng như rèn luyện chưa được chặt chẽ, việc giáo dục kỹ năng sống chưa thực sự đi vào chiều sâu và thiếu nhiều các điều kiện cần thiết để triển khai. Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đã có bước đầu nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. 
 
Trước đó, ngày 11/6, trong giờ Quốc hội giải lao, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo và nói: “Tôi đang rất buồn".
 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận là người phải nhận nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” cao thứ hai với số tín nhiệm thấp 177, tín nhiệm cao 86. Ông luận chỉ đứng sau Thống đốc ngân hàng nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình.
 
Theo Thethaohangngay