Dịp Tết năm nay, rất nhiều sinh viên chuyển hướng tìm những việc như giúp việc nhà, trông nhà… để kiếm tiền trong những ngày nghỉ. Không chỉ vì việc thời vụ thông thường khó kiếm hơn mọi năm mà còn do những việc “tại gia” giúp họ có thu nhập tốt hơn.
Ở lại thành phố để giúp việc nhà ngày Tết
Từ đầu tháng 1, sinh viên (SV) lại TPHCM lại tất bật tìm cho mình công việc thời vụ Tết với hy vọng kiếm một khoản chi tiêu cho ngày Tết đầy đủ hơn. Đối tượng săn lùng công việc nhiều nhất là các SV ở lại thành phố, không về quê đón Tết.
Công việc thời vụ quen thuộc cho SV là bán hàng, gói quà Tết tại các siêu thị; phục vụ tiệc tại các nhà hàng, quán ăn; nhân viên tiếp thị, nhân viên bảo vệ… với mức thu nhập giao động 18.000 - 22.000 đồng/giờ hoặc 2,5 - 3,5 triệu đồng/tháng tùy việc.
Thu nhập từ những công việc này không cao, trong khi mục đích làm thêm mùa Tết của SV chủ yếu để kiếm tiền nên nhiều SV chuyển hướng kiếm những việc như giúp việc nhà, lau dọn nhà cửa hay trông nhà thuê…
Tìm hiểu một số công việc thời vụ thông thường, nhưng sau đó Nguyễn Thị B. - SV Trường ĐH KHXH&NV TPHCM quyết định chọn việc… quét dọn nhà cửa. Theo B. các việc thông thường khó kiếm mà lại không đáp ứng được hai yêu cầu là thu nhập và chủ động thời gian trong khi B. có chưa đến 3 tuần làm việc Tết và cô còn muốn thu xếp để tham gia nhiều chương trình tình nguyện xuân.
“Chị bạn cùng phòng rủ dọn nhà 30 - 40.000 đồng/giờ, em đang làm cho một gia đình thấy rất ổn. Những ngày Tết, người giúp việc về quê, rất nhiều gia đình cần người dọn dẹp và họ cũng sẵn sàng trả mức rất cao nếu mình làm tốt”, B. cho biết.
Trên các trang rao vặt, thời điểm rất nhiều tin SV rao tin cần tìm công việc giúp việc nhà, dọn nhà theo giờ, trông trẻ, trông nhà… dịp Tết. SV ở hầu hết các trường như Kinh tế, Sư phạm, Bách khoa… Nhiều bạn còn không ngại giới thiệu “việc gì cũng làm”. Đây là cách họ chủ động kiếm việc làm thêm thích hợp với mong muốn làm việc trong những ngày Tết của mình.
“Mình ở lại ăn Tết, chỉ làm thêm trong thời gian này nên muốn tìm một công việc thu nhập cao một chút để ra năm có khoản tiền đi học tiếng Anh. Các công việc thông thường phải bắt đầu trước Tết khá sớm, thu nhập thấp nên mình hướng đến làm việc tại nhà cho các gia đình”, Hiệu - SV năm 2 ngành Kế toán một trường cao đẳng đăng tin tìm việc trông nhà ngày Tết cho biết.
Hiện đã có một vài người liên hệ nhưng vẫn cậu vẫn chưa chốt được mối làm việc. Cậu SV này hy vọng với mức giá trông nhà từ 200 - 250 ngàn đồng/ngày, cậu có thể kiếm được từ 3 - 4 triệu đồng trong thời gian từ 25 tháng Chạp đến mùng 9 Tết.
"SV thích công việc tại gia vì không gò bó như làm ở các siêu thị, nhà hàng mà rõ ràng thu nhập cao hơn rất nhiều. Chỉ có mấy ngày nghỉ nên ai cũng mong kiếm được một khoản kha khá chứ không quá chú trọng hình thức công việc", một nữ sinh Trường ĐH Sư phạm TPHCM đang rao tin đi giúp việc, trông nhà cho hay.
Vẫn có việc chờ SV
Ông Trần Anh Tuấn - phó giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, trước đây thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp rất khó tìm lao động để phục vụ các đơn hàng Tết thì năm nay thị trường khá ảm đạm do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
Thời điểm này, nhu cầu việc làm thời vụ chiếm khoảng 50% nhu cầu lao động toàn thành phố, tập trung ở các lĩnh vực bán hàng Tết, dọn dẹp nhà cửa, phục vụ nhà hàng… Ngoài ra, một số ngành nghề như nhân viên tiếp thị, nhân viên kinh doanh, bán hàng, dịch vụ, kế toán - kiểm toán… vẫn có nhu cầu tuyển dụng phục vụ cho các hoạt động cuối năm của doanh nghiệp. Tuy vậy, so với năm ngoái, nhu cầu lao động thời vụ cuối năm năm nay giảm gần một nửa, số doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng giảm rõ rệt.
Số đầu việc giảm so với các năm trước nhưng tại TPHCM vẫn có nhiều chương trình hỗ trợ SV làm thêm dịp Tết. Trung tâm hỗ trợ HS, SV TPHCM triển khai chương trình kéo dài từ cuối năm 2012 đến đến tháng 2/1013 với khoảng 4.500 việc làm giới thiệu cho SV trong dịp Tết.
Ông Nguyễn Trọng Hoàng - Trưởng phòng hỗ trợ đời sống SV thuộc Trung tâm hỗ trợ HS, SV TPHCM cho hay số doanh nghiệp tuyển dụng giảm 15-20% so với năm ngoái, do nhiều đơn vị giải thể, phá sản.. Nhưng một số công việc thời vụ đặc thù làm những tuần trước Tết vẫn đang ráo riết tuyển người, nhất là nhu cầu ở các siêu thị. Hiện trung tâm vẫn còn trên 1.500 đầu việc trống đang chờ người lao động.
Ngoài những chương trình giới thiệu việc làm còn có những hoạt động, hội chợ được tổ chức không chỉ để SV mua sắm giá rẻ mà còn nhằm hỗ trợ SV có thể tham gia, chủ động hơn trong việc kiếm tiền.
Hội chợ mua sắm SV cuối năm Banquet Sale sẽ diễn ra từ 13g - 22g trong hai ngày 26 và 27/1 tại Sân vận động Hoa Lưu (Q.1, TPHCM) ưu tiên gian hàng cho SV cần thanh lý lại đồ đạc, hàng hóa không dùng đến hoặc các bạn SV chuyên kinh doanh các shop online cần thanh lý hàng tồn với mức giá rẻ. SV cũng có thể đăng ký gian hàng bán các sản phẩm như hàng lưu niệm, ẩm thực (phải đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm)... Ngoài ra, SV có số lượng đồ ít nhưng còn mới 80% cũng có thể tham gia chương trình đổi đổ.
Hay chợ phiên thanh niên tiếp tục tổ chức định kỳ vào thứ 7 tuần đầu tiên của mỗi tháng tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM không chỉ là nơi để SV mua sắm mà quan trọng hơn họ có thể đăng ký tham gia hoạt động kinh doanh ở đây vừa để có những trải nghiệm thực tế và có thêm nguồn thu nhập.
Hoài Nam (DT)
Dù sử dụng lại những chiêu trò cũ nhưng nhiều công ty \"ma\" vẫn đưa hàng trăm sinh viên vào bẫy dễ dàng. Phải chăng, lỗi một phần là do cách suy nghĩ thiếu thực tế của không ít sinh viên?
Bước vào những tháng cuối năm, nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên rất lớn, ai cũng muốn tranh thủ kiếm thêm chút tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt và chi tiêu trong dịp tết.
Để tránh tối đa việc “ăn quả lừa” trong mùa làm thêm cuối năm, tốt nhất là bạn hãy tìm đến những trung tâm, những nơi tuyển dụng hoặc tư vấn tuyển dụng có uy tín để được hướng dẫn và cung cấp thông tin.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.