Việc thu, chi học phí vẫn còn nhiều bất cậpVới mức học phí đã được nhà nước quy định, việc thu chi hợp lý để đảm bảo nguồn thu vẫn còn khá nhiều nan giải. Ngày 12-6, đoàn khảo sát thuộc Ban Văn hóa-Xã hội của HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với UBND các quận, huyện xoay quanh vấn đề thực hiện cơ chế thu và sử dụng học phí, miễn giảm học phí trên địa bàn từ năm 2010 đến 2013. Bất cập thu, chi học phí Hiện nay, theo quy định của TP, học phí buổi 2 đối với trường phổ thông công lập chỉ được thu tối đa 50.000 đồng/học sinh/tháng. Số tiền đó chỉ đủ tổ chức cho học sinh học trái buổi 1 buổi/tuần, thời lượng 4 tiết, 5 ngày còn lại trong tuần không thể tổ chức ngoại khóa. Thầy Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thánh Tôn (quận 7) kiến nghị TPHCM cần ban hành chính sách tăng học phí trái buổi, và không quy định mức thu thống nhất cho tất cả các trường mà nên dựa trên số buổi ngoại khóa mỗi trường tổ chức, trên cơ sở phê duyệt của Sở GD-ĐT. Bên cạnh đó, biên chế nhân viên vệ sinh hiện nay chỉ có 1 người/trường dù thực tế trường nào cũng phải hợp đồng thêm từ 2-10 nhân viên mới đảm bảo duy trì vệ sinh tối thiểu. Thầy Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5), cho biết: “Hiện nay, trường có 32 nhân viên vệ sinh hợp đồng, với hơn 1 tỷ đồng chi trả lương mỗi năm”. Ngoài ra, đối với các hoạt động Đoàn, hội, đưa giáo viên tham gia hội thi, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém đều không được quy định trong khoản thu học phí. Do đó, cách làm của nhiều trường hiện nay là kêu gọi phụ huynh đóng góp, trích từ các khoản thu hộ, chi hộ dù biết sai về mặt pháp lý. Theo cô Phương Chi, Hiệu trưởng Trường THCS Văn Lang (quận 1), làm như vậy bất hợp lý ở chỗ thu tiền học sinh không thuộc diện bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo yếu, kém để phục vụ cho các hoạt động này, gây bất bình cho một số phụ huynh. “Biết là sai về mặt pháp lý và không được phụ huynh ủng hộ nhưng các trường không còn cách nào khác. Nếu bị kiểm tra, rất nhiều trường lọt vào danh sách vi phạm” - thầy Phạm Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7) bày tỏ. Tự thân vận động Quy định học phí hiện nay ở các bậc học đã lỗi thời, một người kiêm nhiệm nhiều vị trí do không có kinh phí chi trả. Chính sách thu nhập ngoài giờ chưa thu hút người lao động. Ngoài ra, quy định nộp lại 40% nguồn thu học phí vào ngân sách cho việc chi trả tăng lương cho giáo viên khiến 60% nguồn thu còn lại không đảm bảo việc duy trì các hoạt động tối thiểu. Nhất là ở bậc THPT, với mức thu học phí 30.000 đồng/học sinh/tháng, tính ra bình quân mỗi ngày chưa đến 1.000 đồng khiến việc bảo dưỡng, duy tu cơ sở vật chất chỉ thực hiện cầm chừng, không thể đạt các yêu cầu tiện nghi xanh, sạch, đẹp. Giải quyết tạm thời khó khăn này, nhiều trường đã chủ động sử dụng nhiều khoản thu từ các nguồn khác để duy trì hoạt động. Đơn cử, tại Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1), nguồn thu được từ bán vé hồ bơi cho học sinh vào hai ngày thứ bảy, chủ nhật được trích một phần vào việc bảo dưỡng, cải tạo cơ sở vật chất. Hay tại các Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5), THPT Bùi Thị Xuân, Lương Thế Vinh (quận 1), việc thành lập các trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ cũng góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện thu nhập cho giáo viên, đồng thời cải tạo cơ sở vật chất nhà trường. Ngoài ra, do quy định về định biên hết sức ngặt nghèo (100 trẻ/bảo mẫu), nên hợp đồng của phần lớn bảo mẫu hiện nay là hợp đồng thời vụ, kết thúc vào mỗi cuối năm học. Vì vậy, đối tượng này không được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội liên tục 12 tháng/năm, không có bất kỳ thu nhập nào trong khoảng thời gian 3 tháng học sinh nghỉ hè, chế độ đãi ngộ thấp kém khiến nhiều người bỏ nghề, đội ngũ vì thế thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng công tác quản lý và phục vụ. Giải đáp các thắc mắc, ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM cho biết, vừa qua TPHCM đã ban hành một số quy định tăng cường thêm định biên bảo mẫu cho các trường mẫu giáo, tiểu học. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa đáp ứng nổi yêu cầu. Sắp tới, lực lượng bảo mẫu, cấp dưỡng sẽ tiếp tục là đối tượng được TP dành nhiều quan tâm với các chính sách phù hợp. Thu Tâm NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
Mặc dù trường ĐH Công nghiệp TPHCM chưa chính thức công bố mức học phí mới nhưng với những thông tin rò rỉ từ phòng tài chính kế toán về mức học phí của năm học mới khá cao khiến nhiều sinh viên không khỏi ngỡ ngàng và thắc mắc.
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.