Xôn xao bài kiểm tra sử \"Chém gió thảm họa\"
Một bài kiểm tra môn Sử được cho là của học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã bị điểm 2 với lời phê cực độc “chém gió thảm họa”.
Trên mạng xã hội facebook xuất hiện Hội phát cuồng vì cá tính cô Dung dạy Sử trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), hiện tại, fanpage này có đến gần 4.000 lượt người thích và hơn 400 người cùng viết về chủ đề được đưa ra.
Cũng trên fanpage này chia sẻ một bài kiểm tra môn Sử bị điểm 2 và kèm theo lời phê “chém gió thảm họa”. Có lẽ học sinh này đã nhầm khi chọn bài kiểm tra môn Sử để thể hiện khả năng chém gió của mình.
|
Bài kiểm tra bị cho điểm 2 với lời phê "chém gió thảm họa". |
Nội dung của bài kiểm tra Sử như sau:Câu 1: Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta? Trả lời: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là toàn quốc khánh chiến – toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, trường kỳ mãi mãi. Bởi lẽ ta phát động vậy vì sự bội ước của Pháp. Không thực hiện hiệp ước Hoa – Pháp. Ta đã bị Pháp dồn vài chân tường, càng nhẫn nhịn Pháp càng lấn tới, chính vì thế mà ta đã đáp trả Pháp bằng cuộc tổng khởi nghĩa. Đó là 1 cuộc chiến trang chính nghĩa, đáp trả vì Pháp là kẻ khiêu khích, gây sự trước và ta chỉ là bị dồn ép và nổi dậy thôi và để cuộc chiến tranh này thành công, chúng ta cần phải có sự đoàn kết, liên kết của quân đội với nhân (nhân dân-PV) khắp cả nước. Bất kể đàn ông, đàn bà, người già, phụ nữ, trẻ em. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không phân biệt tuổi tác, cao thấp, sức khỏe. Chỉ có cuộc chiến tranh mà có sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân thì chúng ta có thể toàn quốc kháng chiến --> Tính nhân dân là cuộc chiến mà có sự tham gia của tất cả người dân trên cả nước. Đồng lòng đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cõi nước ta.
Câu 2: Hãy phân tích nguyên nhân làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Nguyên nhân nào là quyết định nhất? Tại sao? Trả lời: Sở dĩ kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp thất bại là vì:
- Pháp đã quá vội vàng trong cuộc tấn công vào nước ta mà không tìm hiểu, xem xét kĩ về địa hình rừng núi hiểm trở, cách thức đánh du kích của nước ta.
- Bôlae của Pháp không thể giỏi bằng Bác Hồ và chỉ huy của Đảng ta.
- Khi đề ra kế hoạch 2 gọng kìm, Bôlae không lường được trước việc 2 cánh quân của mình sẽ bị cô lập và không thể gặp được nhau ở thị xã Bắc Kạn.
- Và cũng có thể là do Pháp đang gặp nhiều khó khăn mặt tài chính, sự cản trở của nhân dân.
Được biết, cô giáo có lời phê cực độc này tên là Dung, hiện đang công tác tại trường THPT Phan Đình Phùng- Hà Nội. Dù mới thành lập không lâu nhưng “hội phát cuồng vì cá tính của cô Dung Sử THPT Phan Đình Phùng” đã có tới 2000 người “like”- một con số không nhỏ đối với một giáo viên.
Điểm ở cô Dung khiến cho teen “mê mẩn” đến phát sốt có lẽ là những “điển tích”, những câu nói “bất hủ”, bài học tưởng chừng bông đùa, hài hước mà lại ẩn chứa ý nghĩa sâu xa. Thậm chí, ngay cả những thứ làm cho học sinh căng thẳng nhất như các tiết kiểm tra, giờ truy bài đầu giờ… khi “vào tay” cô cũng trở nên hóm hỉnh và nhẹ nhõm.
Không chỉ có thế, học sinh nào từng học ở lớp cô Dung cũng phải ca ngợi rằng nếu trên lớp chăm chú nghe cô giảng bài thì về nhà sẽ cực kỳ ấn tượng với những câu nói của cô và vì thế nên chỉ mấy vài phút để học bài.
TH
-
Thứ trưởng Bộ GD - Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD dự kiến sẽ yêu cầu các địa phương đổi môn thi thứ 3 hàng năm do nhiều trường THCS dạy lệch theo tư tưởng thi gì học nấy.
-
Phản hồi dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 của Bộ GD, Sở GD TPHCM đề xuất giữ ổn định các môn thi vào lớp 10 thay vì phải thay đổi môn thi thứ 3 hàng năm.
-
Bộ GD đã chính thức công bố dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 chung cho các tỉnh trên cả nước như sau:
-
Sở GD TPHCM muốn được chủ động trong việc chọn môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.