Chủ tịch HĐQT trường THPT Lômônôxôp (Hà Nội), thầy Nguyễn Phú Cường cho rằng dư luận nên rộng lượng hơn với cô Thuỷ, nhưng ông cũng nói tư duy theo kiểu ‘canh gà’ là sai.
>> Cô giáo nhập viện vì món “canh gà Thọ Xương”
>> Bài văn "canh gà Thọ Xương": Cô giáo lên tiếng xin lỗi
>> Sốc với món 'canh gà Thọ Xương'
Chủ tịch HĐQT trường THPT Lômônôxôp (Hà Nội), thầy Nguyễn Phú Cường . |
Trao đổi với PV, Chủ tịch trường Lômônôxôp nói: Chúng tôi chỉ giải quyết về mặt định hướng. Còn lại, toàn bộ điều hành các hoạt đồng của nhà trường là do Ban giám hiệu. Cô giáo Thủy đã giảng dạy tại trường được hơn 1 năm.
Hồ sơ của cô Thủy rất đẹp: Vốn là học sinh chuyên văn tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), vào lớp cử nhân tài năng, tốt nghiệp khoa văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội loại giỏi và vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10. Bởi vậy nếu nói là cô Thủy có vấn đề về kiến thức là oan cho cô ấy. Nhưng với một người mới đứng lớp được hơn một năm, tôi nghĩ cũng nên có cái nhìn rộng lượng hơn.
Với giáo viên, kiến thức là một chuyện, kỹ năng sư phạm, truyền đạt cho học sinh, lại là chuyện khác?
Đúng là sai về mặt nghiệp vụ thì đáng trách. Theo như BGH phản ánh và báo cáo lại, bài ca dao chỉ là một trong 8 bài tập trong bài giảng ngày hôm đó.
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ là bài đọc thêm, và để phát huy tư duy của các học trò nên đã đưa vào buổi chiều để giảng. Câu về 'Canh gà Thọ Xương' chỉ là câu cuối cùng trong 8 câu hỏi bài tập. Nói như thế để biết là tại sao cô Thủy cho bài của học trò kia điểm 8, chứ không phải là sai mà vẫn cho 8 điểm như nhiều báo đã đăng tin.
Cô Thủy đã có những thiếu sót về mặt nghiệp vụ sư phạm. Một là, cả nhóm dạy văn không đưa bài này vào, thì mình lại đưa vào. Dù là chương trình dạy thêm mở rộng vào buổi chiều, thì cũng phải theo quy định. Nhà trường có chương trình dạy buổi chiều và phải nộp cho phòng giáo dục. Dạy cái gì cũng phải có quy định, chứ đâu thể tùy tiện. Tất nhiên, bài này có trong sách giáo khoa chứ không phải cô tự nghĩ ra.
Thứ hai, khi chấm bài thì thấy trò làm sai thì phải chữa ngay chứ, vì lớp đâu có đông, chỉ có 29 học sinh, trong đó có một học sinh người Nga. Đây là lý tưởng của một lớp chuyên, để các thầy cô có thể chăm sóc dạy dỗ các con kỹ lưỡng hơn.
Khẩu hiệu của nhà trường là 'Chăm sóc từng em, giúp các em tiến bộ và hội nhập’. Như thế, cô Thủy đã sai về mặt nghiệp vụ khi không chữa những lỗi sai cho các em ngay, mà lại yêu cầu các em về tự nghĩ, tự tìm hiểu và chữa sau, khiến cả học sinh và phụ huynh hiểu lầm.
Về mặt kiến thức, cô Thủy không sai ở mức độ ngớ ngẩn như vậy. Về mặt nghiệp vụ thì rõ ràng đã sai.
Học trò lên mạng lập FB ủng hộ cô giáo Thủy. |
Nhà trường đã xử lý việc này như thế nào, thưa thầy?
Cô Thủy đang ốm và cũng đã viết đơn xin nghỉ luôn rồi. Tuy nhiên chúng tôi cũng chưa xử lý gì. Trong cuộc sống chưa va vấp nhiều nên có lẽ thái độ với cha mẹ học sinh của cô Thủy cũng chưa khéo léo dẫn đến mọi việc đi quá xa. Theo tôi, cô ấy còn quá trẻ, về mặt ứng xử và nghiệp vụ cũng cần phải bồi dưỡng thêm, cũng nên mở cho em Thủy một con đường. Hãy thương một cô bé được đào tạo nghiêm chỉnh, có ý thức học tập và vươn lên như Thủy. Những vấp ngã nghề nghiệp như thế này đã là bài học quá lớn cho Thủy.
Là một nhà giáo, thầy nghĩ sao về việc để các học sinh được phát huy tính độc lập trong tư duy, tránh các bài văn mẫu gò ép?
Tư duy theo kiểu 'canh gà' thì sai rồi, làm sao thế được, phải giảng giải cho các em hiểu chứ. Nhưng tôi từng nghe ở một hội thảo của các người bạn nước ngoài khi phân tích truyện Tấm Cám, họ lại khen cô Cám đã dám tranh đấu đến cùng để có được hạnh phúc, người ta cũng có lý khi nói như thế. Cũng nên để các em có sự sáng tạo trong tư duy, chứ không phải cái gì cũng có khuôn mẫu thì làm sao sau này ra đời, khi làm việc, các con biết sáng tạo được. Tất nhiên, đừng 'sáng tạo' theo kiểu canh gà.
Sau vụ này, dư luận hoài nghi về việc tuyển dụng giáo viên trẻ của trường?
Việc tuyển dụng của trường rất tốt. Chúng tôi chấm điểm từng chút một với các giáo viên mới: Hồ sơ (được cộng điểm nếu học trường chuyên, hoặc bằng giỏi, thực tế giảng dạy...), qua vòng phỏng vấn: Nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm; lên lớp dạy có ban chuyên môn đánh giá; sau đó còn thử việc 3 tháng...
Tôi nghĩ cách làm như thế là công tâm và thận trọng. Tôi cũng từng phải hứa với các bậc phụ huynh sẽ phải hướng dẫn lại cách ứng xử của từng thành phần trong trường, từ bảo vệ trở đi.
Với tư cách là Chủ tịch HĐQT của nhà trường, thầy có e ngại những điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm lý phụ huynh có con em đang học trong trường?
Tôi rất buồn bởi đôi khi thông tin không chính xác và nhiều chiều dẫn đến nhiều bất lợi cho cô Thủy và nhà trường.
Tuy nhiên, tôi vẫn tin, là mọi chuyện sẽ qua đi bởi chất lượng giáo viên của trường đều rất tốt. Các thầy cô trong trường cũng tỏ ra bức xúc bởi những thông tin ban đầu gây xáo trộn cho tất cả các học sinh trong lớp và cả phụ huynh.
Xin cảm ơn thầy!
Ngọc Đinh
Sáng ngày 10/7, Sở GD-ĐT TPHCM công bố điểm thi lớp 6 vào Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa sớm hơn kế hoạch dự kiến 1 ngày.
Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 6 năm học 2024 - 2025. Theo đó, điểm trúng tuyển vào lớp 6 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành là 25 điểm, trung bình hơn 8 điểm/môn.
Dưới đây là đề thi đánh giá năng lực vào lớp 6 năm học 2024 - 2025 môn Tiếng Anh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mời các bạn tham khảo.
Dưới đây là chi tiết đề thi kiểm tra đánh giá năng lực môn Tiếng Việt tuyển sinh lớp 6 trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội) năm học 2024 - 2025.