Bí kíp tìm việc làm thêm cho tân sinh viên

Đứng trước thời kỳ bão giá, không ít sinh viên điên đầu vì tiền và đau đầu vì sự thay đổi quá chóng mặt của cuộc sống thành thị. Đi làm thêm là chuyện tất nhiên, nhưng không phải vì thế mà các sinh viên, đặc biệt là \"tân binh\" cuống cuồng nhào nhào vớ việc gì là làm ngày việc ấy.

 

Theo một số "chuyên gia" từ năm 2 trở lên, làm thêm vừa rèn luyện bản thân, va chạm thực tế, vừa có "xèng rủng rẻng" tiêu pha. Bạn nhớ rõ những bí kíp dưới đây để tìm cho mình một việc làm thêm mà không bị tiền mất tật mang nhá:

Trước khi đi làm thêm, bạn phân tích rõ sở thích, năng lực của bản thân mình, đừng "nhắm mắt nhắm mũi" thấy việc là mừng. Nếu chỉ vì cần việc, bạn sẵn sàng bị "chèn ép". Cuộc sống là một sự lựa chọn, nếu bạn chọn chính xác, bạn sẽ không phải hối hận. Thử nghĩ xem, thay vì bỏ ra 8 tiếng chỉ được thù lao 30.000đ, bạn có thể chọn một công việc 3 tiếng với mức lương tối thiểu 50.000đ. Một vài gợi ý như làm Pg, Pb hay người mẫu quảng cáo sản phẩm khá nhàn mà lương lại cao so với nhiều công việc khác. Hoặc đi bán quần áo, bạn cũng có thể lựa chọn những shop giả lương "hời", chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Nhiều bạn tìm thấy những mẩu thông tin quảng cáo rất hẫp dẫn, như bán vé xem phim, nhân viên bán hàng, gấp phong bì... lương cao, nộp hồ sơ tại X, Y, gọi điện cho Z chắc chắn là những trung tâm. Và nếu là trung tâm thì, bạn đương nhiên mất một số tiền gọi là "qua trung gian". Có phải trung tâm nào cũng tốt? Địa chỉ "ma" nhan nhản khắp nơi nhiều khi chỉ làm bạn tiền mất, tật mạng, mà thời gian bị tổn hại nặng nề.

Những sinh viên năm 1, bạn có thể bắt đầu với việc làm thêm từ học kỳ 2. Dành toàn bộ thời gian, sức lực và tâm trí ổn định cuộc sống và việc học hành cho kỳ 1. Đã xác định làm thêm, bạn chắc chắn mất đi khá nhiều, thời gian, sức khỏe, vui chơi với bạn bè, rút ngắn việc học tập. Đó là chưa kể, công việc mang đến ít nhiều áp lực. Vì thế, phải cân nhắc kỹ càng giữa "được" và "mất".

Luôn thủ sẵn cho mình tâm thế của kẻ làm việc "ngắn hạn". Ví dụ, thời điểm Trung thu đang đến gần, các cửa hàng bán bánh trung thu đang cần một lượng lớn nhân viên bán sản phẩm. Có khi, chỉ cần 1 tuần làm, bạn có thể thu được số tiền bằng cả tháng miệt mài vắt sức. Bạn có thể đến trực tiếp các công ty bán bánh kẹo, hoặc nhờ mối quan hệ của mình với bạn bè để nộp đơn xin ứng tuyển. Công việc ngắn hạn còn giúp bạn không bị phân tán tư tưởng quá nhiều, vừa có "xiền", vừa có năng lượng nhiều hơn cho việc học.

Không gắn bó mình với những công việc làm thêm trên mạng mơ hồ, những cam kết "giả lương qua tài khoản". Bạn nhớ kỹ, phải gặp trực tiếp người sẽ giả lương cho bạn, để thấy được độ chính xác của thông tin và công việc. Đừng có suy nghĩ chủ quan, một khi đã bỏ công bỏ sức thì ai cũng muốn thu về một giá trị tương ứng những gì mình bỏ ra.

Dương Ly (IO)

 

 

  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.

  • Bạn có phải là người thông minh hơn mình nghĩ?

    Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!