Bí quyết để nhận được mức lương cao khi phỏng vấnBạn mong muốn nhận được mức lương cao ngay khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, dưới đây là những nguyên tắc, bí quyết bỏ túi giúp bạn có được ưng ý nhé! Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn1. Có nên trả lời câu hỏi về lương bổng ngay ở vòng đầu cuộc phỏng vấn? Bạn không nên, đặc biệt nếu đó là các vòng phỏng vấn đầu tiên và bạn chưa chắc mình được nhà tuyển dụng “chấm”. Nếu người phỏng vấn hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?”, bạn có thể trả lời một cách “vô thưởng vô phạt” như: “Qua vòng đầu phỏng vấn này, tôi nghĩ mình cần hiểu rõ hơn về các yêu cầu cụ thể của công việc. Tôi xin phép được đề cập đến mức lương trong các buổi phỏng vấn sau.” 2. Đâu là mức lương thỏa đáng? Nhiều ứng viên cho rằng họ xứng đáng được hưởng mức lương cao hơn thu nhập hiện tại vì cho rằng kinh nghiệm và trình độ của họ đã được nâng cao, vì họ sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, vì tình hình vật giá ngày một leo thang... Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường xét lương cho ứng viên dựa theo mức lương hiện tại và trách nhiệm mới mà ứng viên sẽ đảm nhận sau này. Vì vậy bạn cần đánh giá khách quan năng lực của mình để đưa ra mức lương phù hợp. 3. Khả năng thực sự là nhân tố quyết định mức lương của bạn Để có mức lương mong muốn, bạn cần chứng minh được giá trị và khả năng làm việc thực sự của mình. Bạn nên tránh đề cập đến mức lương cũ nếu nhà tuyển dụng không hỏi đến. Nhưng nếu nhà tuyển dụng muốn biết mức lương hiện tại, bạn hãy cho họ biết và trình bày sự khác biệt giữa công việc cũ và công việc ứng tuyển, nhấn mạnh những nhiệm vụ mới mà bạn sẽ đảm trách. Đừng bao giờ giải thích vì sao bạn muốn lương cao hơn mức hiện tại bằng những lý do trẻ con như “Công ty tôi trước đây ở Bình Dương, chi phí sinh hoạt khá thấp. Nay Quý công ty tọa lạc ở khu vực trung tâm nên chi phí sẽ đắt đỏ hơn…”
Để nhận được mức lương cao phải dựa vào sự khéo léo của bạn 4. Trực tiếp hỏi về mặt bằng lương trong công ty Xin chúc mừng, bạn đã vào được vòng phỏng vấn cuối cùng và giây phút quan trọng đã đến rồi đây. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?” Bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào? Bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng “Ông/Bà có thể cho biết mức lương tương ứng dành cho vị trí tương đương?” hoặc “Ông/Bà có thể cho biết ngân sách của công ty dành cho vị trí này?” Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn định được mức lương phù hợp. 5. Khéo léo trao đổi về lương bổng Bạn nên tránh những câu trả lời như “Đối với tôi, lương bổng không phải là vấn đề quan trọng nhất, tôi mong muốn được học hỏi và rèn luyện trong một môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp như Quý công ty…” Đây quả là câu trả lời làm “mát lòng mát dạ” nhà tuyển dụng. Nhưng cẩn thận đấy, nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ rằng bạn thiếu kinh nghiệm, nên có cơ hội gì đến là nhận ngay mà không cần cân nhắc mức lương. Khi đó bạn sẽ mất cơ hội thương lượng được mức lương mong muốn. 6. Cân nhắc vấn đề “lương + bổng” Người Việt Nam rất chính xác khi dùng cụm từ “lương bổng”. Nghĩa là ngoài “lương” (salary), bạn còn được hưởng “bổng” (benefit). Bổng là các lợi ích khác ngoài lương chính thức mà bạn được hưởng từ công ty và không phải chịu thuế. Vì vậy khi thương lượng lương, bạn nên lưu ý các ”bổng” khác ngoài lương như lương tháng 13, tiền thưởng (bonus) hàng năm, chi phí giải trí, chi phí khám bệnh, cơ hội đào tạo, được chia cổ phần của công ty… Nếu bạn được tuyển vào công ty, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng nêu rõ và cụ thể những nội dung này trong thư mời làm việc (offer letter). Ngoài ra, hãy nhớ rằng lương ròng (net salary) sẽ là mức lương sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn… 7. Làm gì khi bạn rất thích công việc nhưng mức lương không như mong đợi? Trong trường hợp bạn rất thích công việc và được nhà tuyển dụng mời làm việc, nhưng mức lương không như bạn mong đợi, đừng vội từ chối ngay mà hãy trả lời rằng bạn cần suy nghĩ thêm. Điều đó cho thấy bạn rất quan tâm đến công việc. Vài ngày sau buổi phỏng vấn, bạn hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng xem họ có quyết định nào khác về mức lương mà bạn mong muốn hay không. Khi đó, bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Nguyên Tắc Mỏ NeoTheo nghiên cứu của các chuyên gia, những người lên tiếng trước sẽ là những người có được mức lương tốt hơn. Điều này dựa trên một nguyên tắc tâm lý gọi là “Nguyên tắc mỏ neo” (The anchoring principle). "Nguyên tắc mỏ neo" cho biết, khi đưa ra một thỏa thuận, lời đề nghị đầu tiên sẽ trở thành cột mốc để tiến hành đàm phán. Chẳng hạn khi được nhà tuyển dụng yêu cầu mức lương, con số đầu tiên bạn đưa ra sẽ trở thành cột mốc để tiến hành thỏa thuận. Nhà tuyển dụng có thể "ép giá", nói đề nghị của bạn thật nực cười, tuy nhiên, một cách vô thức, họ đã bị “neo” lại quanh mốc đấy. Thực tế cho thấy, nếu bạn yêu cầu mức lương cao, nhà tuyển dụng có thể không vừa ý và yêu cầu điều chỉnh, tuy nhiên nó sẽ chỉ hạ thấp hơn mốc bạn yêu cầu một chút. Ở trường hợp ngược lại, khi mức lương đề nghị thấp, sẽ rất khó khăn để bạn yêu cầu một mức lương cao hẳn lên. “Nhiều người cho rằng mình không bao giờ nên là người đặt vấn đề trước. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều ngược lại. Những người đưa ra yêu cầu trước thường thu về kết quả tốt hơn", giáo sư Leigh Thompson thuộc đại học Northwestern cho biết. Một lời đề nghị mạnh bạo ban đầu cũng sẽ buộc nhà tuyển dụng phải tập trung xem xét những phẩm chất tích cực của đối tượng, và tính xem số tiền họ bỏ ra có thật sự phù hợp. Mặt khác, một lời đề nghị quá rụt rè lại khiến nhà tuyển dụng âm thầm nghĩ mình sẽ tuyển phải một "món hàng kém chất lượng". “Nhiều người sợ rằng một lời đề nghị quá mạnh bạo sẽ đe dọa hoặc làm phiền đối tác và khiến anh ta vừa bị từ chối vừa bị cười nhạo. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sự sợ hãi này thường bị phóng đại. Trong thực tế, hầu hết mọi người khi đưa ra đề nghị của mình thường tỏ ra rụt rè, Adam Galinsky thuộc đại học Columbia nhận định. Vậy một lời đề nghị thế nào là đủ mạnh bạo và thỏa mãn cho cả 2 bên? Câu trả lời là hãy đưa ra một con số. Thay vì đưa ra yêu cầu trực tiếp, hãy chỉ đưa ra những con số liên quan. Chẳng hạn bạn có thể nói rằng một cá nhân với trình độ như vậy có thể nhận mức lương từ 85.000 – 95.000 USD/năm, hoặc nói rằng một đồng nghiệp cũ của bạn làm việc ở ví trí này nhận được 92.000 USD. Đây không phải là lời đề nghị, nhưng nó là một cái “neo” ảnh hưởng đến người thỏa thuận và cho biết khu vực cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là đừng rụt rè trong những cuộc đàm phán. Hãy đưa ra lời đề nghị của bạn. Theo Thethaohangngay |
Bạn đang có ước mơ muốn làm giàu nhanh nhất, cùng tham khảo những công việc kinh doanh dưới đây và chọn lựa cho mình 1 ngành nghề phù hợp và dễ kiếm tiền nhé!
Để làm việc chuyên nghiệp và thành công hơn trong giới văn phòng bạn nên chú ý đến 6 điều sau: xem xét cách ăn mặc, duy trì một thái độ chuyên nghiệp, sắp xếp bàn làm việc...
Trong năm 2014, ngành nghề được trả lương cao nhất được đánh giá là ngành hàng tiêu dùng, với mức lương gần 190 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở thích và năng lực, yếu tố tính cách cũng rất quan trọng.
Có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.