Cùng \"bỏ túi\" những bí quyết học và thi cực kỳ hữu ích nhé!
Học tập và thư giãn đúng cách để hiệu quả.AMH
1. Học theo kế hoạch đã được vạch: Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì nên làm sau và sắp xếp có thứ tự sẽ giúp thí sinh tiết kiệm gần 4 giờ trước khi bắt tay thực hiện nó. Ví dụ bạn hãy thử sắp xếp thời gian học trước như sáng: Toán, chiều: Lý và suy nghĩ trước sẽ ôn tập chương thứ mấy trong buổi học này.
2. Học khi cảm thấy có lợi nhất và học cách chủ động: Nếu đó là bài thơ, hãy học ngay tại lớp. Nếu là bài giảng môn Văn, hãy ghi từ khóa và học ngay sau khi nghe giảng bài. Không nên đọc đi đọc lại như vẹt, hãy chủ động tiếp thu bằng những giác quan.
Dùng âm thanh: Đọc to và dõng dạc và lắng nghe chúng.
Dùng liên tưởng: Gợi mở nội dung bài với những điều giống nhau.
Chú ý: chỉ nên ngồi học tại bàn, vì như thế bạn sẽ chủ động hơn với trí tuệ và thể hình. Không nên học khi trên giường vì đó là thói quen xấu, lặp đi lặp lại dẫn đến lười biếng học.
3. Ôn thi bằng phương pháp hiệu quả: Ôn thi là thời gian khó khăn vì trong giai đoạn ngắn phải tiếp thu, sắp xếp một lượng kiến thức lộn xộn. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính nhưng đừng vụn vặt ở những từ “là”, “thì”…, nên vạch ra các ý để ôn tập như nội dung chương I bao gồm 9 phần cơ bản và có 20 ý chính cần ghi nhớ. Ôn thi theo đúng phương pháp như sau: tập thói quen thức dậy nhẩm lại bài trong đầu và trước khi đi ngủ xem lại những kiến thức mình đã vừa học.
4. Thư giãn đúng cách: Nhiều học sinh 12 than vãn học cả ngày cả đêm khiến não bộ bị nhồi nhét và gần ngày thi lại quên hết. Đừng chọn thư giãn bằng những phương pháp: đánh bài, cá độ…sẽ làm bản thân lo lắng cũng như căng thẳng hơn. Chọn môn thể thao như bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu, ăn vặt với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu để có thể xả hơi cho não.
5. “Ăn vóc, học hay”: Đáp án của bài toán này nằm ở việc phụ huynh biết cách cho con mình ăn những loại thức ăn để tăng cường trí nhớ, bồi dưỡng sức.
Lòng đỏ trứng gà: bổ não, tăng trí nhớ, giải độc gan…
Đậu nành: Hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung chất dinh dưỡng…
Bí đỏ: Ngoài vitamin A, còn là món ăn được xem là “chìa khóa” của thi cử khi đa phần chất dinh dưỡng được cung cấp cho não bộ.
Cà chua, cà rốt, rau quả giàu vitamin C, yagourt, gan bò, gan heo, óc heo, mật ong…Hãy tạm gác những vấn đề “tâm linh” xui xẻo về bí đỏ, trứng gà mà thay vào đó là những chất dinh dưỡng để bạn có thể “vượt vũ môn” tốt nhất.
6. Chống tình trạng bão hòa và stress: Stress là tình trạng phổ biến của đông đảo thí sinh. Để tránh tình trạng này cần phải ngủ đủ giấc. Tuy ngủ ít nhưng phải sâu. Tốt nhất là thư giản trước khi ngủ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc an thần hoặc uống thuốc khác. Tránh mệt mắt bằng cách không nhìn chăm chú vào bài toán. Sau khoảng 2 tiếng nên thư giãn và ánh sáng đèn vừa phải, đừng sáng quá.
Gần ngày thi đa số học sinh không thể học được nữa vì đã “bão hòa”. Để vừa yên tâm và lại tiếp tục hệ thống hóa, học sinh nên đọc lại tất cả kiến thức. Lưu ý chỉ đọc và nếu quên hãy thư giãn xem đi xem lại nhiều lần.
7. Loại bỏ áp lực, tránh thông tin nhiễu: Trong thời gian này học sinh không nên cân nhắc và tự làm nên áp lực bằng việc “Đậu hay trượt?” cũng như đừng quan tâm đến tỉ lệ chọi, nghe ai nói rằng có vấn đề “lộ đề thi” hoặc nghe nói hội đồng thi đó gác thi khó… Luôn tạo cho mình một tâm lý thoải mái là bạn đã chiến thắng 50% trong kì thi này rồi.
8. Chuẩn bị kĩ càng giấy tờ trước khi vào phòng thi: Tâm lý sẽ tốt hơn nếu học sinh chuẩn bị đầy đủ thước kẻ, bút, bút chì, tẩy và kể cả những thứ dự phòng. Giấy báo thi, chứng minh nhân dân, giấy tốt nghiệp tạm thời và nhiều vật dụng khác cũng nên được liệt kê. Trước ngày thi 2,3 ngày học sinh nên chuẩn bị thật cẩn thận cho vào 1 bì nhựa (ngoài bì nhựa có ghi tên, địa chỉ, số điện thoại - phòng khi đánh mất dễ dàng cho người khác liên hệ). Kiểm tra hết các thông tin giấy báo thi, nếu có sai sót hãy thông báo với hội đồng thi ngày làm hồ sơ gấp.
9. Hỗ trợ của phụ huynh trước ngày thi: Tâm sự với con trước khi thi, chia sẻ và trò chuyện nhiều hơn sẽ tạo nên tâm lý thoải mái trước khi vào cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Vẫn biết thi sẽ có trượt - đậu nhưng đừng nên làm cho con cảm thấy phải đánh đổi quá mức. Trước ngày thi nên nhắc con ngủ sớm và đánh thức con dậy trước chuẩn bị tinh thần. Nếu thấy con có khó khăn hay những biểu hiện tâm lý hãy bình tĩnh, bố mẹ cùng tìm cách giải quyết tốt nhất để con mình an tâm bước vào kì thi.
10. Thi hết sức mình: Thi những gì đã học, khi vào phòng thi nên tập trung vào kì thi. Tránh cười đùa với bạn bè hoặc bình luận về nội dung đề thi như thế nào. Sau khi nhận được đề thi đọc lướt kiểm tra, giành 10 phút phân tích rồi bắt tay vào làm. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Tập trung cao độ khi làm bài, tránh để ý những “đối phương” xung quanh. Còn 10 phút hết giờ hãy kiểm tra thông tin và đọc lại bài một lần nữa. Sau khi nộp bài đừng bình luận hay bàn tán mà nhanh chóng nghỉ ngơi và ôn bài cho môn thi tiếp theo.
Theo Thethaohangngay
Các sĩ tử thân mến, học tập và ôn thi luôn là vấn đề lớn đối với teen chúng mình, nhất là những bạn đang chuẩn bị bước vào kỳ thi ĐH, CĐ. Vì thế, việc lựa chọn một phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp với bản thân là rất quan trọng. Mỗi bạn lại có một phương pháp học tập và luyện thi riêng của mình, tổng hợp lại, chúng tớ thấy có 3 phương pháp được các bạn ưu ái hơn cả. Cùng điểm danh nhé!
Bạn Phạm Đỗ Linh Ấn (thủ khoa ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - khối B năm 2011) tâm sự: Để đạt điểm cao tại kỳ thi đại học, cao đẳng không còn cách nào khác là phải học kỹ, học chắc. Nên xem chất lượng hơn số lượng, làm đến đâu chắc đến đó.
Bạn Võ Thị Hường - thủ khoa khối C ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2011 chia sẻ “bí quyết” với những thí sinh dự thi khối C trong kỳ thi ĐH năm 2013.
Cùng học hỏi kinh nghiệm học tập luyện thi đại học khối D của bạn Nguyễn Đức Minh Tâm - thủ khoa khối D ĐH Ngoại thương cơ sở 2 năm 2011 nhé!
“Thi vào lớp 6 trường chất lượng cao xếp thứ 20/925; Giải khuyến khích Violympic toán tiếng Việt Quốc gia; Violympic Toán tiếng Anh cấp tỉnh Xếp hạng 30...” - đây chỉ là hai trong số rất nhiều giải thưởng mà em Ánh Mai - học sinh lớp 5, trường tiểu học Victory, Buôn Mê Thuột đạt được nhờ phương pháp học vô cùng đơn giản mà hiệu quả.