Bộ GD hướng dẫn tinh giản chương trình cấp THCS và THPTBộ GD vừa có công văn hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19. Công văn vừa là sự hiện thực hoá các chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh các giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng ứng phó với đại dịch Covid- 19. Đây đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường, giáo viên, học sinh có cách tiếp cận tốt nhất đảm bảo yêu cầu đầu ra của chương trình giáo dục trung học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. >> Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học đối với từng môn, từng lớp ở 2 cấp học này: TẢI VỀ Giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) cấp THCS, THPT có sự kế thừa các văn bản trước đây của Bộ GDĐT về hướng dẫn tinh giản chương trình, nhưng không làm mất đi tính hệ thống và vẫn đảm bảo các nội dung cốt lõi. Qua đó, giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực, có được kiến thức và kỹ năng, giúp các em tham gia các kì thi do các cấp tổ chức. Nội dung Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2021-2022 được thực hiện theo nguyên tắc: giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với lớp học từ lớp 7 đến lớp 12 theo CT GDPT 2006 và yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với lớp 6 theo CT GDPT 2018. Nội dung yêu cầu học sinh thực hiện mang tính logic, đảm bảo mạch kiến thức và tính logic của kiến thức; đồng thờ bảo đảm tính phù hợp trong điều kiện giãn cách các em phải thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua giảng dạy trực tuyến và dạy học trên truyền hình. Cụ thể đối với lớp 6 thực hiện CT GDPT 2018, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống Covid-19. Trong đó, những nội dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học, hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện CT GDPT 2006, Bộ GDĐT hướng thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo phụ lục II và III kèm theo công văn này. Các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục cũng tham khảo phụ lục II, III để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế. Các phụ lục đã thể hiện rõ những nội dung giáo viên cần làm, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện như: học sinh tự học, học sinh tự đọc, học sinh tự thực hiện… Không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung học sinh tự học Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH thay thế công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH (năm 2020) của Bộ GDĐT về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Căn cứ công văn này, cơ sở giáo dục trung học xây dựng, hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm chủ động, linh hoạt ứng phó với các tình huống của dịch Covid-19 tại địa phương. Các nhà trường kịp thời tổ chức dạy học những nội dung kiến thức cơ bản theo yêu cầu cần đạt của chương trình, làm cơ sở để tiếp tục dạy học các nội dung còn lại. Nhà trường đồng thời kết hợp tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã dạy cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương. Đặc biệt, công văn yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm. Theo Bộ GD&ĐT DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Thi đại học và thi tốt nghiệp THPT 2022
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Từ ngày 20/1 đến ngày 20/2 thí sinh bắt đầu đăng ký thi đánh giá năng lực (V-ACT) của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 đợt 1. Xem ngay video hướng dẫn cách đăng kí thi đánh giá năng lực 2025 do Tuyensinh247 thực hiện dưới đây.
Năm 2025, có những trường Đại học nào sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển? Các bạn học sinh 2K7 tham khảo ngay nhé.
Chiều ngày 20/1, Học viện Kỹ thuật quân sự (MTA) công bố trường sẽ tuyển sinh hệ kỹ sư dân sự với 8 ngành đào tạo sau 6 năm tạm dừng.
Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội HSA 2025 được tổ chức trong 6 đợt thi, lịch đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Hà Nội diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6. Và cách đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQGHN như thế nào? Chi tiết cụ thể được đăng tải bên dưới.