Cách sắp xếp nguyện vọng dễ trúng tuyển vào ngành yêu thích

Hướng dẫn, tư vấn cách sắp xếp nguyện vọng thi thpt quốc gia và xét đại học của Thầy PHạm Quốc Toản sẽ giúp các em dễ dàng trúng tuyển vào ngành mình yêu thích.

CÁCH SẮP XẾP NGUYỆN VỌNG ĐỂ DỄ TRÚNG TUYỂN VÀO NGÀNH YÊU THÍCH

THỰC HIỆN: THẦY PHẠM QUỐC TOẢN – GV TUYENSINH247.COM

Như các em đã biết theo quy chế thi THPT quốc gia thì mỗi thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng. Vì vậy sắp xếp thông minh nguyện vọng nào trước và nguyện vọng nào sau sẽ mở ra cơ hội trúng tuyển vào ngành yêu thích

Trước khi tiên Thầy giúp các em hiểu rõ hai thuật ngữ mà rất nhiều em còn nhầm lẫn và hiểu nhầm.

1.     Nguyện vọng và Đợt xét tuyển

-  Nguyện vọng là số lượng ngành mà học sinh đăng ký xét tuyển (Ví dụ ngày 1/4 HS đăng ký các nguyện vọng để xét tuyển ĐH)

-  Đợt xét tuyển là giai đoạn xét tuyển của các trường. Trong mỗi đợt xét tuyển học sinh sẽ được phép đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng. Số đợt xét tuyển sẽ khác nhau phụ thuộc điều kiện và nhu cầu tuyển sinh. Hầu hết các trường Top đầu thường sẽ tuyển xong ngày đợt đầu mà không cần đợt xét tuyển bổ sung.

2.     Ưu tiên các nguyện vọng là thế nào? và Tại sao khi xét tuyển lại nói là được xét bình đẳng

Thứ 1: Ưu tiên các các nguyện vọng – chỉ có ý nghĩa là khi đã trúng tuyển Nguyện vọng đầu thì sẽ không được xét tuyển các nguyện vọng sau. Ví dụ bạn Phạm Quốc Toản có 3 nguyện vọng lần lượt là:

NV1: Ngành Marketing online - Trường A

NV2: Ngành Quản trị kinh doanh – Trường B

NV3: Ngành Kinh doanh quốc tế – Trường C

NV4: Ngành Quản trị khách sạn – Trường D

NV5: Ngành kinh tế – Trường E

Nếu bạn PQT khi xét tuyển đã trúng tuyển NV1: Ngành Marketing online - Trường A rồi thì bạn sẽ không được xét tuyển vào NV2, NV3, NV4, NV5 ở hai trường B, C, D và E.

Nếu trường hợp bạn PQG trượt NV1 – Ngành Marketing online trường A thì bạn sẽ được tiếp tục xét tuyển tới NV2, nếu bạn đỗ NV2 thì Toản sẽ không được xét tuyển NV3,NV4 và NV5.

Tương tự các trường hợp khác nếu xảy ra.

Thứ 2: Thầy sẽ giải thích các em tại sao lại nói khi xét tuyển các nguyện vọng bình đẳng có mẫu thuẫn gì với trên không?

Trả lời là không, Khi xét tuyển mỗi đợt, các nguyện vọng bình đẳng ở đây là giữa các thí sinh với nhau. Trong một trường một ngành dù thí sinh đặt nguyện vọng đó là NV1 hay NV10 thì khi xét tuyển sẽ bình đẳng không ưu tiên nguyện vọng đó đặt trước hay đặt sau. Như nói bên trên ưu tiên nguyện vọng chỉ có ý nghĩa khi trúng tuyển hay trượt nguyện vọng.

Ví dụ:

Nguyện vọng

Phạm Quốc Toản

 

Hoàng Bình Quyền

Nguyễn Phi Hùng

Nguyễn Hoàng Lan

 

NV1

Ngành Marketing online -Trường A

 

Ngành Quản trị kinh doanh – Trường B

Ngành Marketing online trường A

Ngành CNTT – Trường E

NV2

Ngành Quản trị kinh doanh – Trường B

 

Ngành PR – Trường F

 

Ngành KD quốc tế - Trường C

Ngành CNTT – Trường G

NV3

Ngành KD quốc tế – Trường C

 

Ngành kinh tế trường A

Ngành PR – Trường F

Ngành Marketing online trường A

NV4

Ngành Quản trị KS – Trường D

Ngành thương mại điện tử - Trường C

Ngành Quản trị KS – Trường H

 

NV5

Ngành kinh tế – Trường E

Ngành Marketing online Trường A

Ngành CNTT – Trường G

 

Trong ví dụ trên cả 4 bạn cùng xét chung một ngành của một trường là: Ngành Marketing online – Trường A nhưng có thứ thự đặt Nguyện vọng khác nhau. Bạn Toản đặt ngành đó là NV1, Bạn Quyền đặt nguyện vọng đó là NV5, Bạn Hùng đặt nguyện vọng đó là NV1, Lan đặt nguyện vọng 3,

Kết quả thi Bạn Toản – 22 điểm, Bạn Quyền 21 điểm,  bạn Hùng 20,5 điểm, Lan 28 điểm. Kịch bản trong ví dụ này như sau:

Trong ví dụ Thầy nói ở đây Quyền đã trượt NV1, NV2, NV3, NV4 do điểm chuẩn các nguyện vọng này cao hơn điểm của Quyền.

Lan đỗ ngay NV1 -> Không được xét tuyển các nguyện vọng sau.

Như vậy khi trường A xét tuyển ngành Marketing online sẽ gồm các thí sinh sau:

Bạn Toản – NV1; Bạn Quyền -NV5; Bạn Hùng – NV1 (Ở đây chỉ còn 3 bạn do bạn Lan đã đỗ ngành CNTT ở nguyện vọng 1 của Lan.

Giả sử ngành Marketing online trường A chỉ lấy 2 Học sinh thì xét tuyển sẽ như sau

Toản – 22 điểm

Hùng  - 20,5 điểm

Quyền – 21 điểm

Lan – 28 điểm

NV1

NV1

NV5

Không được xét

Kết quả: Toản, Quyền là đỗ vào ngành Marketing online trường A. Còn Hùng trượt NV1

Nhìn ví dụ trên các em thầy dù Hùng đặt nguyện vọng là NV1 còn Quyền là NV5 nhưng Quyền là người đỗ vì theo nguyên tắc trong một ngành của trường sẽ bình đẳng khi xét tuyển dù đặt ngành đó ở vị trí nguyện vọng nào.

3.     Đặt nguyện vọng nào trước nguyện vọng nào sau.

Bước 1: Viết xuống danh sách các trường và ngành mà bạn thực sự yêu thích và muốn theo học, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này. Các em có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm theo năng lực của mình. ( Hãy nhớ là quá cao thôi nha, ví dụ là cao hơn 4 đến 5 điểm)

Nếu bạn đạt 20 điểm thì không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 26- 27 điểm). Sau đó bạn có thể bổ sung thêm một số trường cho đến khi bạn có danh mục mà mình ưng ý.

Để tăng tính an toàn, trong danh mục đó nên có các trường có điểm chuẩn các năm trước cao hơn một chút so với năng lực của mình, bằng và thấp hơn điểm tổ hợp môn của bạn.


Bước 2: Sắp xếp các nhóm

Nhóm 1

1-2 ngành rất thích học

Nhóm 2

1-2 ngành tiếp theo có điểm chuẩn các năm trước bằng thực lực của mình

Nhóm 3

Một số ngành dự phòng (điểm chuẩn các năm trước thấp)

Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, hãy nhớ rằng sắp xếp theo thứ tự ưa thích và mong muốn của bạn chứ không phải là theo điểm chuẩn và khả năng đậu theo đánh giá chủ quan của bạn. Bạn cũng đừng e ngại khi trường/ngành bạn ưa thích có điểm chuẩn cao hơn 1,2, hay thậm chí là 3 điểm so với điểm tổ hợp môn của bạn. .

Trường/ngành nào bạn ưa thích nhất hãy để NV1, trường/ngành nào bạn ưa thích nhì hay để ở NV2 … Như vậy bạn sẽ có cơ hội để trúng tuyển vào trường/ngành mà bạn thực sự ưa thích. Nếu không trúng tuyển NV1 hay NV2 bạn vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Nếu bạn vô tình hoặc vì để nâng cao khả năng trúng tuyển, xếp các trường/ngành mà bạn thực sự không thích vào NV1, NV2… và khi các nguyện vọng này trúng tuyển, bạn sẽ hoàn toàn mất đi các cơ hội khác.

4 Nguyên tắc vàng khi lựa chọn nguyện vọng

Thứ 1: Phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích, vì nếu nguyện vọng đầu đã trúng tuyển thì các nguyện vọng sau sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm chuẩn.

Thứ 2: Phải chọn đúng ngành yêu thích, đừng vì trường yêu thích mà cố gắng chọn ngành dễ đậu nhưng lại không muốn học sau này.

Thứ 3: Phải có ít nhất 1 nguyện vọng có mức điểm chuẩn năm ngoái thấp để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.

Thứ 4: Thí sinh nên chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển nếu ngành đó xét tuyển nhiều tổ hợp.

 

 (Thầy Phạm Quốc Toản - GV Tuyensinh247.com)

  • Điểm mới trong bài thi đánh giá đầu vào V-SAT năm 2025

    Chiều nay (6.11), Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH V-SAT năm 2025 với gần 20 trường ĐH.

  • Thêm nhiều trường ĐH sử dụng điểm thi V-SAT tuyển sinh 2025

    Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân hàng câu hỏi thi.

  • Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh 2025

    Thông tin tuyển sinh năm 2025 của các trường Đại học được 2K7 và phụ huynh vô cùng quan tâm. Đến ngày 6/11 đã có 12 trường công bố phương án tuyển sinh 2025. Xem chi tiết thông tin các trường phía dưới để có định hướng học tập cho thời gian tới.

  • Bỏ cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT 2025

    Sẽ không còn cộng điểm nghề trong quy định cộng điểm khuyến khích trong xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025.