Cần chuẩn bị những gì cho kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 2Thi ĐGNL đợt 2 cần chuẩn bị những gì? Qua đợt thi lần 1, cần xem lại mình còn thiếu sót những gì để khắc phục và cải thiện. Một số vấn đề rút ra để làm lại ở đợt 2 như: Kỹ năng quản lý thời gian trong phòng thi, Khắc phục tâm lý hoảng sợ trong phòng thi,... Kì thi ĐGNL vừa rồi cũng đem đến những trải nghiệm khác nhau cho mỗi bạn, có bạn thì làm tốt hơn mong đợi, cũng có bạn thì cảm thấy có một chút thất vọng. Bản thân mình, cách đây 4 năm về trước cũng "theo bạn theo bè" đi thi, để coi mặt mũi đề thi nó ra làm sao, dĩ nhiên khi đi thi thì ai cũng mong muốn đạt được kết quả tốt cả. Và đợt 1 thi thì kết quả có hơi... không như mong muốn. Hỏi rằng có buồn không thì nói không là nói dối đó, nhưng mà mình không đi theo cái buồn từ ngày này qua ngày khác, chỉ là tìm cách chấp nhận và vượt qua nó để mà đi tìm cơ hội tiếp theo. Khi chúng ta chấp nhận vấn đề thì mình mới đủ sự minh mẫn để tìm giải pháp, tìm cách giải quyết vấn đề. Còn nếu chối bỏ nó theo một cách tiêu cực, thì rõ ràng bản thân vẫn đang loay hoay. Còn nếu mình tích cực hoá vấn đề thì đôi khi lại không thực tế. Qua đợt thi lần 1, mình cần quay lại nhìn mình còn thiếu sót những gì để từ đó khắc phục và cải thiện. Một số vấn đề mà ngày xưa khi đi thi xong, bản thân mình tự rút ra để làm lại ở đợt 2 như: 1. Việc quản lý thời gian trong phòng thi có hợp lý hay không? - Qua đợt 1 có thể thấy, nhiều bạn đều nói rằng không kịp làm hết đề, hoặc là "1 câu 20 phút",... chung quy lại là, chúng ta chưa có nhiều kỹ năng để quản lý thời gian khi giải đề thi. Bất cứ một đề thi của môn nào (nói xà hơn thì còn có thi chứng chỉ các thứ nè,...) thì yếu tố thời gian cần đặt lên hàng đầu. Nếu đợt 1 mình mắc phải việc dừng lại làm 1 câu quá lâu thì chúng ta cần khắc phục bằng cách: - Ở nhà, luyện tập giải đề và bấm giờ. - Khi bắt đầu tính giờ làm bài, đọc lướt toàn bộ đề, tìm các câu dễ làm trước, câu khó làm sau. - Trong quá trình làm bài, nếu dừng lại ở một câu quá lâu thì nên ... cho qua và đến khi giải xong hết đề thì quay lại giải tiếp các câu đó, như vậy khả năng làm hết đề sẽ cao hơn. 2. Phương pháp học tập và ôn tập có đúng hay không? Cách đây 4 năm và đến bây giờ, đối với việc ôn tập ĐGNL, thì bản thân mình nhận ra, không có một phương pháp học tập nào là đúng hay sai hoàn toàn với tất cả mọi người. Chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể ÔN TẬP và GHI NHỚ một cách hiệu quả nhất đối với chính bản thân mỗi người. Chúng ta có thể nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè xung quanh, hoặc những thầy cô giáo trên lớp, trên mạng xã hội hay ở bất cứ đâu mà chúng ta có thể trao đổi được. Tham khảo phương pháp học tập của họ, từ đó rút ra phương pháp học hiệu quả cho chính mình. Mà thông thường thì, học tập từ bạn bè xung quanh luôn luôn dễ hơn đúng không. Như vậy thế nào là phù hợp? Ví dụ như những câu hỏi về công thức toán, chúng ta phải thuộc lòng, sau đó tìm cách để hiểu công thức đó, và biết khi nào áp dụng công thức đó, phương pháp giải một dạng bài tập nó đi từng bước như thế nào,... . Còn đối với các môn cần tư duy xã hội, thì chúng ta cần phải hiểu yêu cầu đề bài, những từ khoá trong đề bài, sau đó sử dụng khả năng lập luận để phân tích "từ khoá" đó bằng những kiến thức mình đã "học thuộc",... Một số bạn thì lại chọn cách học thuộc lòng đáp án, mình có thể tham khảo và xem thử nó có phù hợp với mình để áp dụng hay không. Nếu có hiệu quả thì nó hợp với mình, còn không thì suy nghĩ có nên áp dụng không nhé ^^ => Như vậy, ĐGNL không yêu cầu mình phải học thuộc lòng TOÀN BỘ, mà cần phải nắm thật vững những KIẾN THỨC CƠ BẢN trong chương trình phổ thông để có thể suy luận, tìm cách giải quyết vấn đề nhé! 3. Làm bao nhiêu đề thi là đủ? Nếu đã có phương pháp học thì cần ứng dụng để giải các bài tập. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra tiếp là "Số lượng đề thi bao nhiêu là đủ?" Thật ra không có con số chính xác cho mỗi người, những bạn tự tin vào kiến thức của mình thì thường thấy là đa số khoảng từ 1-3 đề là đủ (có bạn còn không giải đề nào nữa cơ, chỉ xem qua rồi đi thi thôi), còn lại thì luyện tập giải đề để làm quen thời gian khi thi, ôn lại kiến thức và khả năng xử lý vấn đề, đến khi nào khá tự tin thì thôi. Tuy nhiên không phải giải càng nhiều đề thì càng tốt, qua mỗi đề giải được mình cần phải xem thử phần nào mình chưa làm được thì nên dành thời gian nhiều một chút nhé. Như vậy việc ôn tập mỗi đề mới hiệu quả, nắm chắc được toàn bộ kiến thức ở đề đó. => Chúng ta giải đề là để luyện phản xạ và tư duy, không nên giữ suy nghĩ là "Ở nhà làm câu nào, đi thi ra câu đấy", nghĩ như vậy thì sẽ làm chúng ta sinh ra tâm lý hoảng sợ trong phòng thi khi nhìn đề thì không thấy "trúng tủ" mà "trúng gió". 4. Tâm lý hoảng sợ trong phòng thi. Tâm lý này thường xuất hiện khi bản thân có những suy nghĩ như là Mình có làm kịp hết đề không. - Mình có làm đúng không. - Mình thấy đề khó mà bạn mình thấy đề dễ. - Mình mà làm không tốt thì sẽ không học đại học được. Vân vân và mây mây. Áp lực phòng thi thì ai cũng có cả, làm cách nào để hạn chế việc hoảng loạn trong phòng thi. Để hạn chế, trên quan điểm của mình, thì các bạn có thể tham khảo cách này: khi hoảng sợ thì có thể uống một ngụm nước ( không uống nhiều nhé, để tránh trường hợp đi vệ sinh) và dành khoảng 1 phút để... thở, lấy lại bình tĩnh rồi tiếp tục làm bài. Trước ngày thi (1-2 ngày), không nên ôn lại bài nhé, vì trước đó, đầu óc cũng căng thẳng vì đã ôn luyện rất nhiều, vì vậy đầu óc cần nghỉ ngơi trước khi thi, để kẻo mở sách vở ra lại hoảng vì... "phần này mình chưa nhớ kỹ". _______________________________________ Những điều ở trên đa phần các bạn ai cũng có, chỉ là ít hay nhiều thôi đúng không, chúng ta không thể cải thiện liền ngay lập tức được, nhưng nếu kiên trì thì chắc chắn sẽ đạt thành tựu thôi. Cố lên các em nhé! DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào? Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi? Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện? Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Thi Đánh giá năng lực 2024
Thi đánh giá năng lực TPHCM
Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ 2025 - 2030 sẽ được giữ ổn định thi trên giấy, sau giai đoạn này Bộ GD sẽ thí điểm thi tốt nghiệp trên máy tính.
Các năm gần đây, nhiều trường Đại học công bố điểm chuẩn xét theo học bạ, ĐGNL, thi riêng trước khi kết thúc năm học. Tuy nhiên, từ năm 2025 các trường sẽ không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5.