Cánh cửa đào tạo liên thông: Mở rồi lại khép

Khi đưa ra hình thức liên thông từ bậc CĐ, TCCN lên ĐH, Bộ GD-ĐT coi đây như cánh cửa mở đối với những người có nhu cầu tiếp tục học cao hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT lại khẳng định không khuyến khích mở rộng liên thông với việc đưa ra hàng loạt quy định mới.


“Quá đà” liên thông dẫn tới mất cân đối nguồn nhân lực. Ảnh minh họa

Quy định khiếm khuyết, người dạy biến tướng

Giải thích về việc ban hành quy định mới đối với đào tạo liên thông, gây “sốc” cho phần lớn sinh viên đang phải đi đường vòng để có được tấm bằng cử nhân với khởi điểm thấp hơn từ bậc CĐ, TCCN hay hệ đào tạo nghề, ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho rằng, đang có sự hiểu nhầm với hệ đào tạo này: “Thông tư mới để các trường tồn tại đúng sứ mạng, không phải là con đường để lên đại học. Các bạn phải xác định khi chọn học CĐ, TC… mỗi hệ đào tạo có mục tiêu riêng, chuẩn đầu ra riêng, cung cấp lao động riêng cho thị trường nhân lực. Còn nếu đi học nghề lại chỉ để vào ĐH, CĐ thì có cần tồn tại những trường trung cấp nghề không? Liên thông không phải là đào tạo đại học 2 giai đoạn”. 

Với quy định trước đó, quy chế đào tạo liên thông năm 2008 giao tự chủ cho hiệu trưởng các trường có thẩm quyền đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ và từ CĐ lên ĐH. Điều này đem lại sự phấn khởi cho cả trường CĐ, TC lẫn học viên trước “hứa hẹn” về tương lai vẫn được học ĐH. Với việc đưa ra quy định mới, ông Bùi Anh Tuấn cho biết, văn bản đầu tiên quy định về liên thông còn nhiều khiếm khuyết, chưa đủ để bao quát thực tiễn. Qua thực tế khảo sát, Bộ GD-ĐT còn phát hiện nhiều biến tướng của các trường như đào tạo ngoài nhà trường, liên kết tràn lan, chương trình đào tạo bị cắt xén dẫn đến chất lượng đào tạo thấp… Theo quy định từ TC liên thông lên ĐH phải được Bộ cho phép nhưng nhiều trường không thực hiện, đào tạo chui đến mức Bộ chưa thể cung cấp số liệu chính thức về những sai phạm trong hệ đào tạo này. Hệ quả là chính các cơ quan, doanh nghiệp gần đây đã thẳng thừng từ chối người có bằng liên thông. 

Không muốn tiếp tục đào tạo “ăn xổi”

Bắt đầu từ tháng 2 năm 2013, quy định mới về đào tạo liên thông chính thức có hiệu lực. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới những sinh viên “đầu tư” gần 3 năm CĐ, TCCN để tìm kiếm cơ hội liên thông. PGS.TS Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Mỏ - Địa chất cho rằng, quy định mới này gần như khép lại hình thức đào tạo liên thông. Còn GS. Nguyễn Quang Dong - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng tỏ ra lo ngại về quy định 3 năm kinh nghiệm mới cho thí sinh thi. “Nếu để 3 năm mới cho các em thi, tôi nghĩ các em sẽ quên nhiều kiến thức và khó thi đỗ” - GS. Dong chia sẻ.

Trước thắc mắc về quyền lợi của những sinh viên này khi phải thi như những sinh viên hệ chính quy, ông Bùi Anh Tuấn lý giải: “Mặc dù phải thi “3 chung” nhưng các em không phải học lại từ đầu mà sẽ được miễn giảm những học phần đã học. Các em thi như chính quy, học như chính quy, ra trường tấm bằng như nhau. Các bạn sợ học kém thi không đạt, đó là điều đúng. Chính quy phải có chuẩn đầu ra. Nếu đủ nghị lực, quyết tâm thì ôn tập và thi ngay. Không thì đi làm rồi quay lại thi”. Cũng theo ông Tuấn, “tất cả những gì thông tư đưa ra chỉ là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người học. Các cơ sở sử dụng lao động cũng đánh giá phân biệt chất lượng chính quy và liên thông. Thực hiện thông tư mới cả người học chính quy và liên thông đều được đảm bảo về chất lượng đào tạo, dần dần lấy lại uy tín cho người lao động, cho cả nhà trường, chấm dứt tình trạng “ăn xổi” vẫn tồn tại với hệ đào tạo này”.

Khẳng định Bộ GD-ĐT không khuyến khích mở rộng liên thông, ông Bùi Anh Tuấn đưa ra lời khuyên với những sinh viên có nhu cầu học lên cao có thể đi vào con đường vừa làm vừa học. “Các trường đủ điều kiện đều được phép mở cả liên thông chính quy và liên thông theo hệ vừa làm vừa học. Theo tôi, liên thông vừa làm vừa học phù hợp hơn với tinh thần học tập suốt đời”.

Chưa công bằng

Chúng tôi sau mấy năm học cao đẳng đã được trang bị lượng kiến thức chuyên môn, chuyên ngành rồi, vậy sao khi thi liên thông cao hơn không thực hiện thi tuyển bằng kiến thức chuyên môn mà lại trở về với những kiến thức cơ bản? Yêu cầu 3 năm kinh nghiệm mới được thi hay thi cùng với học sinh phổ thông như vậy rất không công bằng. Tổ chức kỳ thi như thế có lãng phí? Tôi nghĩ cần xem lại các nội dung cụ thể trong quy đinh này để hợp lý hơn, nếu áp dụng thì nên áp dụng từ kỳ thi tuyển sinh năm nay để đảm bảo công bằng. Cứ như thế này sinh viên cao đẳng như tôi thấy hoang mang lắm. Đâu phải trường nào cũng vi phạm đâu, mà không thể đổ hết lên đầu sinh viên được.

Chị Đặng Thùy Trang (Sinh viên trường Cao đẳng Y Thái Nguyên) 

Chỉ làm sinh viên thêm khổ

Trên khắp diễn đàn mạng xã hội, các thành viên vẫn không ngừng chia sẻ, bình luận ý kiến bày tỏ sự phản đối, tâm tư đối với quy định đào tạo liên thông mới của Bộ Giáo dục, Tôi cảm thông khi đọc 2 bức “tâm thư” của những nữ sinh đang học hệ Cao đẳng tỏ ra lo lắng khi quy định mới về đào tạo liên thông có hiệu lực. Giờ đâu đâu cũng đòi có bằng đại học với kinh nghiệm làm việc, không xin được việc thì lấy đâu ra kinh nghiệm, mà không có bằng đại học thì lấy đâu ra xin được việc, cái vòng luẩn quẩn này chỉ làm sinh viên thêm khổ thôi.

Chị Trần Diệu Hoa (30 tuổi, Khâm Thiên, Hà Nội)
 


Theo thethaohangngay

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



  • Quy định mới về đào tạo liên thông: Siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh

    Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư mới quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ. Đáng chú ý, thông tư quy định chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm của cơ sở giáo dục ĐH. Thông tư mới này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 7/2/2013

  • Siết chặt đào tạo liên thông: Cửa nào cho sinh viên?

    Nhiều người cho rằng thông tư quy định về đào tạo liên thông CĐ, ĐH được Bộ GD-ĐT vừa ban hành còn nhiều điều bất hợp lý; đổng thời nhiều SVHS lo việc này làm mất cơ hội học tập của họ.

  • Quy định mới về đào tạo liên thông: Siết chặt hay \"Khai tử\"?

    Sau hơn 10 năm triển khai “thí điểm” rồi “đại trà”, hình thức đào tạo liên thông đã có những ưu - nhược nhất định, nhưng điều đáng quan tâm chính là đã bị một số trường “lợi dụng”. Để siết chặt quản lý ở mảng hoạt động này, Bộ GDĐT đã đưa ra những chủ trương mới, chính thức có hiệu lực từ 7.2.2013. Chủ trương này đã, đang gây nên làn sóng dư luận đa chiều…

  • Quy định mới về đào tạo liên thông: Bộ GD&ĐT lên tiếng giải tỏa \"bức xúc\"

    “Quyết định liên thông trước đây chưa đủ để bao quát thực tiễn. Bộ GD-ĐT đưa ra quy định mới nhằm làm đúng bản chất, trả lại đúng giá trị cho người học” - ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT khẳng định.

  • Đại học Thủ đô Hà Nội tuyển sinh liên thông 2018

    Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thông báo kế hoạch thi tuyển sinh liên thông cao đẳng, đại học năm 2018 như sau: