Nội dung

Số câu

Thứ tự câu

Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ

60

1 - 60

   1.1. Tiếng Việt

30

1 - 30

   1.2. Tiếng Anh

30

31 - 60

Phần 2: Toán học

30

61 - 90

Phần 3: Tư duy khoa học

30

91 - 120

   3.1. Logic, phân tích số liệu

12

91 - 102

   3.2. Suy luận khoa học

18

103 - 120

>> XEM THÊM ĐỀ MINH HỌA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA ĐHQG TPHCM 2025 TẠI ĐÂY

Các câu hỏi trong phần Tư duy khoa học được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, hoạch định thí nghiệm, kết quả thực nghiệm, thông qua đó yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và vận dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật. 

 Cấu trúc và nội dung đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM cho năm 2025 có nhiều nét tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như Scholastic Assessment Test (SAT) của Hoa Kỳ, Psychometric Entrance Test (PET) của Israel và General Aptitude Test (GAT) của Thái Lan… Nói cách khác, đề thi này nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực tổng quát của học sinh, giúp các trường đại học, cao đẳng tuyển được thí sinh phù hợp; đồng thời đảm bảo tính công bằng, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho tất cả thí sinh, ngay cả khi các em chọn những môn học khác nhau ở bậc THPT. Cách tiếp cận với đề thi này còn phù hợp với định hướng tuyển sinh theo phương thức kết hợp của các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM.

Điểm thi được quy đổi theo từng phần. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa từng thành phần của bài thi được thể hiện trên phiếu điểm gồm: Tiếng Việt là 300 điểm, Tiếng Anh là 300 điểm; Toán học là 300 điểm và Tư duy khoa học là 300 điểm.

>> XEM THÊM HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐGNL CỦA ĐHQG TPHCM 2025 TẠI ĐÂY

Theo TTHN