Môn Hóa với đặc thù khá khác biệt môn khác là đề thi có thể rơi vào bất kỳ phần nào và thay đổi qua từng năm. Do vậy rất nhiều học sinh và phụ huynh thắc mắc liên quan cấu trúc đề thi thpt Môn Hóa năm 2015 sẽ như thế nào.
- Sự phân chia chỉ rõ ràng giữa Hữu cơ và Vô cơ, còn lại, nhìn chung các kiến thức đều có tính liên thông chặt chẽ với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh. Rất khó để bỏ đi phần kiến thức nào trong quá trình ôn tập.
- Mọi kiến thức đều có thể được đưa vào trong đề thi, từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất trong sách giáo khoa như cấu tạo, ứng dụng, … và bao gồm cả kiến thức của lớp 10 và 11 (chứ không chỉ tập trung trong chương trình lớp 12 như các môn khác).
- Sự phân hóa :Câu hỏi khó của đề thi có thể rơi vào bất cứ phần nào và thay đổi qua từng năm.
Phạm vi đề thi đại học môn Hóa học có 5 phần kiến thức thường xuyên xuất hiện câu hỏi khó là:
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất (4-6 câu).
- Bài tập Fe, Cu và tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông (7-11 câu).
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic (3-7 câu).
- Amin, amino axit, protein (4-5 câu).
- Tổng hợp nội dung kiến thức Hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông (4-7 câu).
Các em có thể tham gia học Video bài giảng Môn Hóa bám sát kỳ thi THPT quốc gia và luyện đề thi THPT quốc gia tại đây: http://tuyensinh247.com/bai-giang-mien-phi.html?teacher_id=8&cat_id=49
PHÂN BỔ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC TỪ 2010 - 2014 |
|||||
Năm |
Loại câu hỏi |
Mức độ câu hỏi |
|||
Lý thuyết |
Bài tập |
Dễ |
Trung bình |
Khó |
|
2010 |
26 |
24 |
21 |
20 |
9 |
2011 |
23 |
27 |
21 |
18 |
11 |
2012 |
27 |
23 |
20 |
18 |
12 |
2013 |
26 |
24 |
24 |
12 |
14 |
2014 |
25 |
25 |
20 |
21 |
9 |
PHÂN BỔ 15 NỘI DUNG KIẾN THỨC TRONG ĐỀ THI HÓA HỌC TỪ 2010 -2014 |
||||||
Chuyên đề |
Số câu hỏi trong đề thi |
Phân tích, đánh giá |
||||
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
||
1. Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết |
2 |
2 |
3 |
2 |
2 |
Trong đề thi đại học 5 năm gần đây, Các chuyên đề Nguyên tử, Bảng tuần hoàn, Liên kết hóa học chiếm ổn định 2 câu trong đề thi. 2 câu này thường ở mức độ dễ và trung bìnhtrong đề thi. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức trong SGK là có thể làm tốt chuyên đề này. |
2. Phản ứng oxi hóa - khử, Tốc độ phản ứng, Cân bằng phản ứng hóa học |
2 |
3 |
2 |
3 |
3 |
Trong đề thi đại học 5 năm gần đây, nhóm chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử, Tốc độ phản ứng, Cân bằng phản ứng hóa họcchiếm từ 2 - 3 câu hỏi trong đề thi với mức độ dao động từ dễ đến trung bình. |
3. Sự điện li |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
|
4. Phi kim |
3 |
2 |
1 |
3 |
3 |
Chuyên đề Phi kim chiếm khoảng 2 - 3 câu hỏi trong đề thi. Các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình. |
5. Đại cương về kim loại |
3 |
3 |
4 |
3 |
2 |
Chuyên đề Đại cương về kim loại chiếm khoảng 3 - 4 câu trong đề thi đại học 5 năm gần đây. Trong đó thường có một câu hỏi mức độ khó, yêu cầu học sịnh nắm vững kiến thức căn bản, tư duy vận dụng cao. |
6. Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm và các hợp chất |
6 |
4 |
6 |
4 |
4 |
Chuyên đề Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm và các hợp chất chiếm khoảng 4 - 6 câu trong đề thi và thường được ra dưới dạng bài tập. Các câu hỏi ở chuyên đề này ở cả 3 mức độ dễ, trung bình, khó. Trong đó, mức độ khó chiếm nhiều hơn. |
7. Bài tập Fe, Cu và tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học vô cơ thuộc chương trình phổ thông |
9 |
10 |
7 |
5 |
11 |
Đây là nhóm chuyên đề chiếm số lượng câu hỏi nhiều nhất (năm 2014 là 11 câu) trong đề thi. |
8. Đại cương hóa học hữu cơ, Hidrocacbon |
4 |
3 |
4 |
4 |
2 |
Các chuyên đề Đại cương hóa học hữu cơ,Hidrocacbon chiếm khoảng 3 - 4 câu, các câu hỏi thường ở mức độ trung bình. Học sinh cần nắm vững lý thuyết và phải nắm vững một số dạng bài tập cơ bản mới có thể làm được các bài tập thuộc chuyên đề này. |
9. Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol |
3 |
1 |
3 |
2 |
2 |
Các chuyên đề Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol chiếm khoảng 1 - 3 câu trong đề thi đại học, thường ở mức độ dễ và trung bình. |
10. Andehit, Xeton, Axit Cacbonxylic |
4 |
7 |
3 |
5 |
6 |
Các chuyên đề Andehit, Xeton, Axit Cacbonxylic chiếm số lượng lớn câu hỏi trong đề thi (từ 3 đến 7 câu), chủ yếu được ra dưới dạng bài tập ở cả ba mức độ dễ, trung bình và khó. |
11. Este, Lipit |
2 |
1 |
2 |
2 |
2 |
Các chuyên đề Este, Lipit thường chiếm 1 - 2 câu trong đề thi đại học ở mức độ dễ đến trung bình. |
13. Cacbonhidrat |
2 |
1 |
1 |
2 |
1 |
Cacbonhidrat chiếm 1 - 2 câu trong đề thi đại học, thường ở mức độ dễ. |
14. Polime, Vật liệu Polime |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Chuyên đề Polime, Vật liệu Polime chiếm 1 câu trong đề thi đại hoc, câu hỏi này ở mức độdễ. |
15. Tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học hữu cơ thuộc chương tình phổ thông |
4 |
6 |
7 |
4 |
4 |
Chuyên đề Tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học hữu cơ chiếm từ 4 - 7 câu hỏi trong đề thi được ra chủ yếu dưới dạng câu hỏi lý thuyết. Các câu hỏi thuộc chuyên đề này bao quát cả 3 mức độ dễ, trung bình, khó. |
Tham khảo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2015, để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho mình để bước vào kỳ thi THPT Quốc gia thật vững vàng.
Với việc Bộ giáo dục thay đổivtrong năm đầu tiên 2015 làm không ít học sinh cũng như bậc phụ huynh băn khoắn cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Toán năm 2015 sẽ như thế nào
(Tuyensinh247) Cấu trúc đề thi thpt quốc gia môn Vật Lý năm 2015 sẽ như thế nào?, đó là câu hỏi tất cả học sinh cũng như các bậc phụ huynh rất trăn trở và lo âu nhất là năm 2015 có rất nhiều thay đổi nhất là khi nâng thang điểm 10 lên thang 20.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.