Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội 2015

Trường Đại học khoa học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội công bố chỉ tiêu và phương thức xét tuyển chính thức năm 2015 cụ thể nhứ sau:

1. Chỉ tiêu xét tuyển

STT Mã ngành Ngành Chỉ tiêu
 1 D320101 Báo chí 100
2 D310201 Chính trị học 80
3 D760101 Công tác xã hội 60
4 D220213 Đông phương học 130
5 D220104 Hán Nôm 30
6 D340401 Khoa học quản lý 100
7 D220310 Lịch sử 90
8 D320303 Lưu trữ học 50
9 D220320 Ngôn ngữ học 70
10 D310302 Nhân học 60
11 D360708 Quan hệ công chúng 50
12 D340103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 80
13 D340107 Quản trị khách sạn (*) 70
14 D340406 Quản trị văn phòng 50
15 D220212 Quốc tế học 90
16 D310401 Tâm lý học 100
17 D320201 Thông tin học 50
18 D220301 Triết học 70
19 D220330 Văn học 90
20 D220113 Việt Nam học 60
21 D310301 Xã hội học 70
Tổng cộng: 1.550

Ghi chú: (*) là ngành bắt đầu tuyển sinh từ năm 2015

2. Phương thức xét tuyển

2.1. Xét tuyển trên cơ sở kết quả thi đánh giá năng lực của thí sinh do ĐHQGHN tổ chức trong năm 2015.

2.2. Xét tuyển vào tháng 06/2015 theo lịch trình chung của ĐHQGHN. Công bố danh sách thí sinh trúng tuyển trước ngày 30/06/2015. Khi đó, thí sinh đã được công nhận trúng tuyển chỉ cần thi và được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) vào kỳ thi tháng 07/2015 là đủ điều kiện nhập học. Với thí sinh là đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương từ năm 2014 trở về trước thì đã đủ điều kiện nhập học.

2.3. Sau đợt xét tuyển vào tháng 06/2015, nếu ngành nào còn chỉ tiêu sẽ xét tuyển bổ sung vào tháng 08/2015.

2.4. Điểm trúng tuyển xác định theo ngành học. Danh sách thí sinh trúng tuyển của từng ngành được xét theo tổng điểm thi đánh giá năng lực và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu. Trường hợp thí sinh bằng điểm nhau thì lần lượt xét đến các tiêu chí sau:

– Điểm phần thi tư duy định tính (Ngữ văn);

– Điểm phần thi tư duy định lượng (Toán học);

– Điểm phần thi tự chọn.

2.5. Đăng ký xét tuyển (ĐKXT)

– Thí sinh được ĐKXT tối đa 3 ngành học của Trường theo thứ tự ưu tiên. Hội đồng tuyển sinh sẽ xét nguyện vọng 1, sau đó sẽ xét đến nguyện vọng 2 rồi mới đến nguyện vọng 3 của tất cả thí sinh ở tất cả các ngành.

– Trong thời gian quy định nhận hồ sơ ĐKXT, thí sinh được phép một lần rút hồ sơ để nộp vào ngành khác của Trường hoặc đơn vị đào tạo khác trong ĐHQGHN.

– Thí sinh không được nộp ĐKXT cùng lúc ở 2 trường thành viên trong ĐHQGHN

2.6. Điều kiện trúng tuyển

– Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

– Đã dự thi đánh giá năng lực và đạt điểm trúng tuyển do trường quy định cho từng đối tượng, theo từng khu vực.

Nguồn Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội

  • Thông tin tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015

    Tổng hợp tất cả các thông tin tuyển sinh trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015: phương án tuyển sinh, lịch thi, địa điểm thi, cấu trúc đề thi, hướng dẫn đăng ký dự thi, hướng dẫn làm bài thi đánh giá năng lực, bài thi ngoại ngữ vào trường ĐHQGHN cụ thể như sau:

  • Đại học Sư phạm TPHCM công bố đề án tuyển sinh 2024

    Năm 2024, trường Đại học Sư phạm TPHCM sử dụng 07 phương thức tuyển sinh sau: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển kết quả học tập THPT; Xét tuyển kết quả học tập THPT kết hợp thi đánh giá năng lực chuyên biệt; Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu;...

  • Gần 200 nghìn thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

    Đã có khoảng 20% thí sinh đang học lớp 12 đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tính đến 17h ngày 2/5.

  • Phương án tuyển sinh Đại học Hải Dương năm 2024

    Các phương thức tuyển sinh năm 2024 của trường Đại học Hải Dương như sau: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển căn cứ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển căn cứ kết quả học tập THPT và Xét tuyển kết hợp.

  • Đề án tuyển sinh Đại học Hoa Lư năm 2024

    Năm 2024, trường Đại học Hoa Lư sử dụng 06 phương thức tuyển sinh như sau: Xét tuyển thẳng, Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, Xét học bạ, Xét kết hợp, Xét kết quả thi ĐGNL Hà Nội.