Cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành quản trịSinh viên học chuyên ngành quản trị ra trường sẽ làm những công việc gì? Ngành quản trị doanh nghiệp ra trường có khả năng thành lập và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có khả năng làm việc theo những quy trình chuẩn mực quốc tế. Hiện nay em đang học ngành quản trị kinh doanh năm thứ 2 ở Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech), học kỳ sắp tới em sẽ phải chọn chuyên ngành nhưng hiện giờ em chỉ biết được chút ít liên quan đến những chuyên ngành mà trường có đào tạo, vì thế em cần tư vấn thêm về các chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp; Quản trị ngoại thương; Quản trị marketing; Quản trị tài chính ngân hàng. Em không rõ những chuyên ngành trên thực chất là gì, học xong ra làm gì, cơ hội nghề nghiệp như thế nào và yêu cầu cơ bản (tố chất, tư chất) của ngành là gì? Mong ban tư vấn hãy giúp đỡ em làm rõ. Sinh viên học ngành quản trị băn khoăn không biết ra trường sẽ làm gì (Ảnh minh họa) - Trả lời: Theo mong muốn của bạn, chúng tôi lần lượt chuyển tải thông tin của các ngành trên đến với bạn như sau: 1. Ngành quản trị doanh nghiệp: Truyền đạt cho bạn những phương pháp cũng như kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển công ty và chiến lược kinh doanh có tính cạnh tranh cao trên các lĩnh vực kinh doanh được lựa chọn. Đây là lĩnh vực kết hợp các hoạt động chức năng lại với nhau nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển và chiến lược kinh doanh. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ được xây dựng kỹ năng nền tảng để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh cơ bản. Ngoài ra, họ còn nắm vững các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, sinh viên còn được xây dựng kỹ năng tự học hỏi và rèn luyện tác phong, cá tính và kiến thức đáp ứng được những nhu cầu luôn thay đổi theo sự phát triển không ngừng của thị trường. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải có trình độ tiếng Anh căn bản với kỹ năng nghe nói trôi chảy và sử dụng thành thạo công cụ tin học trong công tác chuyên môn. Ngành này mang lại cho bạn cơ hội trở thành một nhân viên kinh doanh, marketing với kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn cũng có khả năng thành lập và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có khả năng làm việc theo những quy trình chuẩn mực quốc tế. 2. Quản trị ngoại thương Theo học ngành này, bạn sẽ gặt hái được lượng kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, thêm những hiểu biết về kinh doanh quốc tế như xuất - nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, thanh toán quốc tế, kỹ năng đàm phán và giao tiếp, nhận biết những cơ hội và thách thức trong kinh doanh quốc tế, lập kế hoạch tiếp thị, chọn thị trường. Những ai muốn làm việc trong lĩnh vực này phải có trình độ tiếng Anh ở mức độ thành thạo để giao tiếp xã hội và trong kinh doanh như đàm phán, soạn thảo văn bản, diễn thuyết… Ngoài ra, bạn cũng cần có ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp. Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp. Ngành quản trị ngoại thương sẽ cho bạn cơ hội trở thành người thực hiện trực tiếp điều hành, quản lý một doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh. 3. Quản trị Marketing Ngành dạy cho bạn các kỹ năng: phân tích môi trường kinh doanh, nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược, chương trình marketing, tổ chức nghiệp vụ bán hàng, giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh, chăm sóc khách hàng, soạn thảo văn bản, chương trình và lập kế hoạch marketing... Người làm ở lĩnh vực này cần có ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy cơ quan, có tinh thần cầu tiến, làm việc nhóm, tập thể, luôn tư duy sáng tạo để tìm ra những ý tưởng mới cho sản phẩm của công ty. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận các công việc trong phòng marketing, phòng quan hệ công chúng, quảng cáo tiếp thị… 4. Quản trị tài chính ngân hàng Là chuyên ngành xây dựng cho bạn những kiến thức kinh tế - tài chính hiện đại và các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Nếu tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm với các vị trí: chuyên viên phân tích và tư vấn đầu tư, chuyên viên khai thác bảo hiểm, chuyên viên phân tích rủi ro, chuyên viên định giá tài sản… Thông thường, đối với những vị trí này, nhà tuyển dụng thường đòi hỏi ứng viên phải có một kinh nghiệm nhất định bởi đây là một công việc rất cần sự chính xác, tỉ mỉ mà chỉ những ứng viên đã trải qua quá trình công tác mới có thể đảm đương tốt. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không có cơ hội cho những ứng viên mới tốt nghiệp. Để có một công việc tốt, điều đầu tiên bạn nên làm là xác định cho mình một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, có thời gian xác định và lộ trình rõ ràng. Như vậy, bạn sẽ dễ tìm hướng đi cho mình. Theo Thethaohangngay |
Câu hỏi mà các bạn học sinh, sinh viên quan tâm nhất có lẽ là \"học ngành gì dễ kiếm tiền nhất\" vậy cùng tìm hiểu thống kê dưới đây nhé!
Bạn đang chán chường với công việc hiện tại, bạn muốn thay đổi nghề mới. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì để có thể thay đổi nghề thành công, cùng tham khảo dưới đây nhé!
Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở thích và năng lực, yếu tố tính cách cũng rất quan trọng.
Có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Học ngành nào để ra trường dễ kiếm việc làm không bị thất nghiệp là câu hỏi mà rất nhiều các bạn đứng trước ngưỡng cửa đại học phân vân khi mà thực trạng hiện nay sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ thất nghiệp quá nhiều.