\"Cơm có thịt\" và tâm thư gửi Bộ trưởngNhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, \"bất đắc dĩ\" qua báo chí gửi thư đến Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nhờ ông Bộ trưởng đôn đốc sớm ra thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ (đã có hiệu lực trước đó 14 tháng trước) để duy trì bữa ăn trưa cho trẻ em vùng cao. Nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, sau khi rời cương vị mà ông có rất nhiều đóng góp lớn cho truyền hình quốc gia, tiếp tục là một ngọn cờ đầu trong công tác khác: từ thiện. Ông là người khởi xướng chương trình “Cơm có thịt” cho trẻ em vùng cao, là nguồn cổ vũ để chúng tôi thực hiện các Hành trình Bữa cơm có thịt...
Mới đây, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã phải - như ông nói - "bất đắc dĩ" qua báo chí gửi thư đến Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nhờ ông Bộ trưởng đôn đốc sớm ra thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ (đã có hiệu lực trước đó 14 tháng trước!) để duy trì bữa ăn trưa cho trẻ em vùng cao. Sự kiện đang rất được dư luận quan tâm, xin đăng tải lại bức thư này.
Thưa Bộ trưởng, ngày 26/10/2011 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 60/2011/QĐ-Ttg. Một trong các nội dung của Quyết định là trẻ Mầm Non 3,4 tuổi tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn…được hỗ trợ 120.000đ/tháng để duy trì bữa ăn trưa tại trường. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2011. Trong Quyết định có ghi rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục-Đào tạo là chủ trì, phối hợp với các Bộ để “hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội dung của quyết định này”. Cho đến hôm nay, theo như tôi biết, tiền chi cho mục tiêu này ở nhiều địa phương đã có từ lâu. Nhưng tiền đang đợi... Thông tư hướng dẫn thực hiện việc chi. Sau 14 tháng kể từ ngày quyết định 60 có hiệu lực, Thông tư liên bộ để hướng dẫn thực hiện chưa có.
Phải nói rằng các địa phương, nhất là các Cô giáo mầm non, hết sức sốt ruột. Thực tế là chưa có Thông tư hướng dẫn nhưng nhiều nơi không nỡ để cảnh “Tiền treo, trẻ nhịn đói’ như vậy nên đã chi trước. Trong một tỉnh cũng có cảnh huyện này dám chi, huyện kia sợ, vẫn đợi hướng dẫn. Chúng tôi biết có nơi “liều” chi 1,2 tháng, rồi sợ, lại ngưng để đợi. Chỉ cần nhấc điện thoại lên hỏi, Bộ trưởng có thể biết ở một tỉnh là Lào Cai, huyện Mường Khương đã phát tiền cho các trường, còn huyện Bát Xát thì... chưa “dám”.
Trong phát biểu gần đây, Thứ trưởng Trần Quang Quý thừa nhận việc chậm thực hiện các chế độ hỗ trợ tiền ăn cho học sinh nghèo khiến cho mục tiêu của chính sách hỗ trợ năm học 2011-2012 không đạt được (mà số tiền ngân sách chi ra cho mục tiêu này không nhỏ), nhưng năm học này tình hình đã tốt lên. Tôi e rằng với trẻ mầm non, năm học này mục tiêu cũng sẽ không đạt được. Vì chỉ còn ba tháng nữa là năm học đã kết thúc. Giả sử sắp tới các trường có nhận tiền truy lĩnh từ tháng 12/2011, thì điều này có giúp gì cho việc nuôi dưỡng các bé tốt hơn trong thời gian qua? Thứ trưởng cũng thừa nhận cần thay đổi cách phát tiền sang phát theo tháng. Thế nhưng vấn đề là thực hiện, mà năm học chẳng còn bao lâu nữa sẽ kết thúc.
Thưa Bộ trưởng, nếu vấn đề là thiếu nguồn tài chính thì còn phần nào hiểu được. Nhưng nếu là vấn đề Thông tư Liên bộ chậm thì thật khó hiểu. Và cũng xin nói thật với Bộ trưởng nội dung hướng dẫn của Thông tư đó chắc chắn cũng chẳng có gì quá khó khăn đến mức phải nghiên cứu cả năm. Tôi không nghĩ, nhưng giả dụ nếu có chuyện vì thiếu nguồn tài chính mà chủ ý chậm ban hành thông tư, thì thưa Bộ trưởng, chúng ta liệu có thể nhìn vào mắt trẻ con mà không thấy ngượng? Tôi hiểu rằng Bộ Giáo dục Đào tạo còn phải thực hiện hàng trăm quyết định, chính sách khác, và những quyết sách đó đều quan trọng, không chỉ có việc lo bữa ăn trưa cho trẻ Mầm Non. Ở tầm lớn hơn Chính phủ cũng có hàng ngàn quyết định khác, và từ các kết quả thực hiện những quyết định khác ấy mới đẩy kinh tế phát triển và có nguồn lực lo cho người nghèo, trẻ em nghèo. Nhưng điều đó không có nghĩa một chính sách của Nhà nước đã ra hơn một năm trước mà một văn bản hướng dẫn còn chưa có cho địa phương thực hiện, ngay cả khi tiền đã được ngân sách rót về. Về sự chậm trễ này, cá nhân tôi đã nói tới vài lần trên báo chí, và việc nhắc lại như thế này thực sự là bất đắc dĩ. Tôi không loại trừ có thể bị hiểu là không có tầm nhìn bao quát, không hiểu các khó khăn của những “người làm”. Nhưng thay mặt nhiều người đang tự nguyện đóng góp tiền để gửi lên cho trẻ 3,4 tuổi ăn trưa (chỉ giúp được một số nơi), trong đó có cả những bà già lương hưu hai triệu/tháng nhưng mỗi lần gửi cho trẻ cả triệu đồng, những sinh viên mới ra trường chỉ có thể gửi mỗi tháng 50 ngàn đồng, có người thất nghiệp hẹn khi nào có việc sẽ gửi ngay tiền giúp các bé, và cả người trước khi mất dặn con cháu mang tiền ủng hộ bữa ăn cho học sinh vùng cao... tôi muốn đề nghị Bộ trưởng bỏ ra một chút thời gian đôn đốc để Thông tư hướng dẫn ra sớm nhất có thể. Vì như tôi đã nói ở trên, lại một năm học nữa sắp hết rồi. |
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: “Thật đau đớn! Bộ GD & ĐT “đẻ” ra “đứa con” là các trường ngoài công lập nhưng lại quyết định dừng tuyển sinh rồi đình chỉ. Đó là không hợp lý, là làm ngược với thế giới. Không cho tuyển sinh, các trường đang dần “chết”. Vậy, cái chết này thuộc về ai?”.
Cho rằng, bệnh thành tích rất nặng nề, làm sai lệch, méo mó cái đích thực của giáo dục, PGS Văn Như Cương khẳng định, phải chống được căn bệnh này thì mới mong đổi mới giáo dục toàn diện.
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.