Cửa hẹp cho trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

Trong quá khứ, các trường tư phát triển được là nhờ chênh lệch cung cầu khi khả năng đáp ứng của hệ thống các trường ĐH, CĐ thấp hơn nhu cầu học của xã hội. Đến nay, khi cung cầu đã cân bằng thì cơ chế khắc nghiệt này phát huy sức mạnh mang tính hủy diệt…

Các trường tư đang hoạt động trong một cơ chế khắc nghiệt

Các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) công lập - ngoài học phí thu từ sinh viên còn được ngân sách nhà nước cấp kinh phí. Khi hai hệ thống trường công và trường tư cùng hoạt động, thách thức lớn các trường tư phải đối mặt là: nếu thu học phí như mức thu của trường công thì phải chấp nhận chất lượng đào tạo thấp hơn, do trường công nhờ “bù giá” cho nên suất đầu tư/sinh viên cao hơn - còn nếu chất lượng đào tạo đạt mức như trường công thì phải đảm bảo suất đầu tư/sinh viên như trường công, và do không được ngân sách nhà nước cấp tiền nên học phí sẽ cao hơn.

Các trường tư đang hoạt động trong một cơ chế khắc nghiệt: “cùng giá thì chất tồi hơn, cùng chất thì giá cao hơn”. Cơ chế này nếu áp dụng cho các lĩnh vực kinh tế khác thì chắc không có ngành kinh tế tư nhân nào sống nổi. Trong quá khứ, các trường tư vẫn sống và phát triển được là nhờ chênh lệch cung cầu khi khả năng đáp ứng của hệ thống các trường ĐH-CĐ thấp hơn nhu cầu học của xã hội. Đến nay, khi cung cầu đã cân bằng - thậm chí cung vượt cầu, thì cơ chế khắc nghiệt này phát huy sức mạnh mang tính hủy diệt.

Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập vẫn đang bị gán cho tiếng xấu là chất lượng tồi. Cũng đúng thôi, khi ngoài việc không được “bù giá” như trường công, nhiều trường tư trong một thời gian dài hoạt động như cái bóng của trường công, khi chương trình và cách thức đào tạo sao chép từ trường công, giảng viên đa số là từ trường công chuyển sang hoặc thỉnh giảng, và lãnh đạo trường tư cũng đa phần là cán bộ quản lý trường công nghỉ hưu.

Hiện nay các trường công đang đào tạo 86% sinh viên, và do chiếm tỷ lệ sinh viên áp đảo - chất lượng giáo dục đại học Việt Nam do chính hệ thống các trường công quyết định. Nhưng “con sâu làm rầu nồi canh” - các trường tư được xã hội và ban ngành phong làm “tôi đồ”cho sự yếu kém của giáo dục đại học Việt Nam - không công bằng nhưng cũng có lý.

Năm 2012, Bộ GD-ĐT cho phép các trường được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Chỉ cần lấy số liệu chỉ tiêu đào tạo ĐH-CĐ chính quy của tất cả các trường công cộng lại (trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012) thì sẽ có một con số ấn tượng: trên nửa triệu chỉ tiêu chính quy 2012 là thuộc về các trường công lập - chính xác là 504.074 chỉ tiêu.

Với con số chỉ tiêu trường công như vậy - không có gì ngạc nhiên khi không chỉ trường tư bị chi phối bởi “quy luật khắc nghiệt” và mang tiếng “chất lượng kém” khó tuyển sinh - mà ngay cả một số trường công “chiếu dưới” cũng đang thiếu đầu vào.

Trong khi các trường công không phải nộp thuế, thì các trường tư phải đảm bảo 55m2 đất/sinh viên, tức có 1ha đất chỉ được dạy tối đa 200 sinh viên, thì mới được nộp thuế ưu đãi. Các trường công vô tư hoạt động với diện tích đất chật chội - đặc biệt các trường trong nội thành Hà Nội và TPHCM.

Khi các trường tư ra đời, để được phép giảng dạy thì phải làm thủ tục mở ngành với các quy định mang tính “đánh đố” - đặc biệt là yêu cầu là phải có sẵn số giảng viên cơ hữu đã ký hợp đồng, trả lương, nộp bảo hiểm trước khi giảng dạy vài năm (Bộ GD-ĐT quy định khi nộp hồ sơ xin mở ngành - thường là trước khi tuyển sinh 1 năm - trường phải có đủ số giảng viên cơ hữu dạy ít nhất 70% chương trình, mỗi giảng viên cơ hữu chỉ được dạy một môn, do vậy nhiều giảng viên sẽ phải được tuyển dụng và nhận lương để 3-4 năm nữa mới đến môn mình dạy!).

Hệ thống đào tạo ĐH-CĐ công lập 10 năm qua đã được phát triển nhanh chóng đáp ứng toàn bộ nhu cầu học tập sau phổ thông. Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, năm học 2001-2002 mới có 168 trường ĐH-CĐ công lập, dạy tổng cộng 873 ngàn sinh viên, thì con số này năm học 2011-2012 tăng lên thành 337 trường ĐH-CĐ công và đang dạy 1,873 triệu sinh viên.

Tương lai “chắc chắn chết” của các trường tư đã được vạch rõ. Hoặc chết do không có sinh viên, không đủ sức đầu tư, hoặc sẽ trở thành một dạng trường công phục vụ xã hội khi tài sản chung không thuộc nhà đầu tư trong trường tư cứ to dần hàng năm.

Theo Dantri

 

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Trường ngoài công lập: Kiểm định và công khai hóa chất lượng để \"tự cứu\"

    Tại cuộc họp bàn về công tác tuyển sinh ĐH ngoài công lập miền Bắc và miền Trung ngày 19-12, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho biết nhiều trường được giao chỉ tiêu nhưng không tuyển nổi SV, đang đứng trước nguy cơ “tự chết” nếu không được Bộ GD-ĐT tiếp sức.

  • Trường ngoài công lập chịu thiệt vì bị \"kìm kẹp\"

    Trước tình cảnh “thê thảm” trong tuyển sinh năm 2012, ngày 19/12 tại Hà Nội, Hiệp hội các trường ngoài công lập đã có cuộc họp nội bộ để nghiên cứu các giải pháp kiến nghị lên Bộ GD-ĐT. Trong ngày hôm nay, Hiệp hội này tiếp tục làm việc với các trường phía Nam.

  • Tuyển sinh 2013: Trường đại học ngoài công lập \"đòi\" quyền tự chủ

    Mùa tuyển sinh 2012 đã là mùa tuyển sinh thứ 3 và là mùa thất bát nghiêm trọng nhất, đứng trước nguy cơ sống còn của các trường… Hai hội thảo với đại diện của hơn 80 trường ngoài công lập (NCL) trong cả nước đã diễn ra vào 19-20.12 được xem như “hội nghị Diên Hồng” của khối trường này với mục tiêu cấp bách: Phải quyết liệt tìm mọi cách cứu vãn tình hình.

  • Danh sách trường công bố đề án tuyển sinh 2025 - Mới nhất

    Danh sách trường công bố thông tin tuyển sinh bao gồm phương án tuyển sinh năm 2025, tổ hợp xét tuyển mới của các trường Đại học được 2K7 và phụ huynh vô cùng quan tâm. Đến ngày 27/1 đã có 66 trường công bố phương thức tuyển sinh 2025. Xem chi tiết thông tin các trường phía dưới để có định hướng học tập cho thời gian tới.

  • Đại học Xây dựng Hà Nội công bố thông tin tuyển sinh 2025

    Năm 2025, trường Đại học Hà Nội dự kiến tuyển sinh 4.700 chỉ tiêu dựa trên 4 phương thức xét tuyển khác nhau. Cụ thể như sau: