Tuyển sinh 2013: Trường đại học ngoài công lập \"đòi\" quyền tự chủMùa tuyển sinh 2012 đã là mùa tuyển sinh thứ 3 và là mùa thất bát nghiêm trọng nhất, đứng trước nguy cơ sống còn của các trường… Hai hội thảo với đại diện của hơn 80 trường ngoài công lập (NCL) trong cả nước đã diễn ra vào 19-20.12 được xem như “hội nghị Diên Hồng” của khối trường này với mục tiêu cấp bách: Phải quyết liệt tìm mọi cách cứu vãn tình hình.
Chủ trương tuyển sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ HSSV (ảnh minh họa). Ảnh: Thanh Uyên
“Chết” vì bộ quản chặt, trường công “tham lam”
GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các Trường ĐH-CĐ NCL - đưa ra ý kiến: Tình hình thực tế trong tuyển sinh năm nay hầu hết các trường NCL, kể cả những trường mạnh, gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của việc này do việc xác định điểm sàn của Bộ GDĐT không hợp lý, kéo đến tình trạng điểm sàn không phù hợp. Hay cũng cùng quan điểm này, nhưng “nói” một cách mạnh miệng hơn, là “Chết vì bộ quản chặt còn các trường công lập (CL) lại “tham lam” - đại diện - các trường NCL đều than thở. Cụ thể, ông Phan Trọng Phước - Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam - nhìn nhận: “Nguyên nhân cơ bản của việc không tuyển sinh được là số lượng trường cả CL và NCL đều tăng, trong khi số lượng thí sinh (TS) đạt điểm sàn chỉ có thế. Trường CL vớt đến tận “con tép”, nên chả có SV nào vào NCL”. Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Bắc Hà cũng bày tỏ bức xúc khi cho rằng các trường công “tham lam”, chỉ tiêu nhiều mà vẫn tuyển tràn lan đủ các hệ đào tạo, “tranh” TS của NCL. Ý kiến này cũng được sự đồng tình của Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân khi trường này nhận xét các trường CL có quá nhiều lợi thế, thủ thuật để tuyển hết TS. Ông Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng Trường ĐHDL Hải Phòng - cho rằng: “Bộ có những cải tiến, nhưng thực chất là cải lùi. Bộ cho kéo dài thời gian không hạn chế tuyển sinh, các trường CL hạ xuống sàn, vậy thì em nào chịu vào NCL khi học phí cách xa nhau? Các trường CL nếu không đủ SV vào đại học thì xin bộ cho xuống cao đẳng, không chỉ 13 mà 10 điểm, vậy còn TS nào cho NCL?”. Hay như cách nói vui nhưng cũng là một thực tế “đau lòng” của ông Trần Hữu Nghị, thì: “Trong tình hình hiện nay ở VN, ai điên mới cho con vào học NCL”. Ông Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng Trường ĐH Phương Đông - “ủng hộ” và phân tích cái sự điên ở đây: Với mức điểm tuyển vào cùng bằng điểm sàn, vào CL học phí lại thấp hơn, lại “có tiếng” hơn thì ai có điều kiện vào CL là vào hết. Ông Dụ cũng làm phép tính nhanh: “Hiện nay 85% số lượng SV là CL, 15% NCL. Chỉ cần trong mùa tuyển sinh các trường CL họ gọi TS đến xét tuyển với hệ số an toàn là 10% thì đã hết luôn phần của NCL. NCL không thiếu mới lạ”. Ông Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH của Hiệp hội các Trường ĐH - CĐ NCL - chia sẻ: “19 năm làm vụ phó vụ đại học, mọi thủ thuật tuyển sinh tôi đều biết hết. Vài ba năm nữa, các trường NCL sẽ tự chết nếu vẫn tuyển sinh như bây giờ”. Làm sao để… sống? Mong muốn chung của các trường NCL là được chủ động trong công tác tuyển sinh – không “3 chung”, không điểm sàn. Tuy nhiên, các ý kiến thực tế hơn thì cho rằng đó là việc sau này, còn cần kíp hơn, trước mắt là kỳ tuyển sinh năm 2013, thì phải có các phương án khác. Bà Trần Kim Phương - Chủ tịch HĐQT Trường CĐ ASEAN: “Cùng một sân chơi nhưng CL thì có tất cả, còn NCL không có gì. Tôi đề nghị cho một cơ chế cho các trường NCL. Trước mắt, năm 2013, nếu vẫn “3 chung” thì hãy dành những cái chung đó cho CL, còn hãy để cho các trường NCL được tự chủ”. Nhưng ông Phan Trọng Phước - Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam - nhận định, nếu vẫn duy trì cách thức tuyển sinh này thì việc tuyển sinh năm 2013 đối với các trường NCL sẽ còn tệ hơn, thậm chí là khủng hoảng. Vì vậy, ông Phước cho rằng các trường phải tính đến cả phương án nếu vẫn không có TS thì sẽ phải làm thế nào? “Theo tôi, phương án thứ nhất là việc bỏ “3 chung”. Tuy nhiên bộ đã đưa ra lộ trình đến năm 2016 mới có một vài trường trọng điểm làm thí điểm tuyển sinh riêng, đến 2020 mới bỏ hoàn toàn. Vì vậy phương án này không khả thi. Phương án 2 là cho các trường được lấy dự bị đại học đối với những TS dưới điểm sàn. Nếu được thì quá tốt, nhưng vấn đề này không đơn giản vì còn các trường CL nữa. Vì vậy phương án này cũng khó khả thi. Chỉ còn phương án 3 là ra đề thi có phổ điểm tốt, nâng cao đầu vào. Đề thi mà phổ điểm 3 môn đa số rơi vào 7 như hiện nay thì không phải đề thi tốt, trong khi đó lại lấy điểm sàn tới 13 điểm. Bộ nên tổng kết đánh giá việc ra đề. Nếu ra đề sao cho số lượng TS được 13 điểm không phải 400.000 em mà là 700.000 em thì các trường NCL mới có đầu vào” – ông Phước đề xuất. Thay cho lời “than thở”, đại diện ĐH Văn Lang đưa ra kiến nghị cụ thể: “Năm tới các trường NCL chắc chắn vẫn phải chấp nhận việc thi “3 chung”, nhưng bộ nên công khai phổ điểm của TS. Và căn cứ vào điểm này để quyết định điểm sàn cho trường NCL. Không cần hạ điểm sàn so với các trường CL - đó là lòng tự trọng của các trường NCL. Ông Phan Trọng Phước - Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam - “tổng kết”: “Lâu nay các kiến nghị của hiệp hội về điểm sàn đều không được xem xét. Vì vậy, hiệp hội cần phải tăng cường tiếng nói tới các cấp cao hơn”. Còn bà Nguyễn Thị Hà - Trường ĐH Thành Đông - khẩn thiết: “Hơn 80 trường NCL với hơn 50.000 sinh viên và 3.000 cán bộ giảng viên đang lo lắng trước nguy cơ của sẽ bị thu hẹp quy mô hay giải thể. Hiệp hội các trường ĐH-CĐ NCL cần đăng ký đối thoại với Ban Tuyên giáo, Bộ Chính trị... để được trình bày cho hết”.
Theo Lao Dong
DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Trước thực trạng nhiều đại học ngoài công lập có nguy cơ đóng cửa vì bị các trường công lập \"hớt\" hết thí sinh, nguyên Thứ trưởng Giáo dục cho rằng, \"Bộ đang vô cảm với các trường ngoài công lập dù đã đẻ ra nó\".
Tại cuộc họp bàn về công tác tuyển sinh ĐH ngoài công lập miền Bắc và miền Trung ngày 19-12, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho biết nhiều trường được giao chỉ tiêu nhưng không tuyển nổi SV, đang đứng trước nguy cơ “tự chết” nếu không được Bộ GD-ĐT tiếp sức.
Vấn đề tuyển sinh đại học, cao đẳng trong những năm qua vốn đã khó khăn với các trường ngoài công lập, trong khi đó các trường công lập thì vẫn luôn được hưởng các chính sách \"ưu ái\". GS Đặng Hữu - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương đã có những chia sẻ hết sức sâu sắc xung quanh vấn đề trên.
Những kỳ thi ĐGNL được tổ chức trong năm 2025 tiếp tục gia tăng cơ hội xét tuyển vào các trường đại học bên cạnh việc xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Lịch thi ĐGNL, đánh giá tư duy 2025 sẽ vào tháng mấy? Bao giờ thì có thể đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025? Thời gian thi đánh giá năng lực 2025 được cập nhật mới nhất dưới đây.
Kỳ thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐHQG TPHCM, Đại học Bách Khoa, Đại học Sư Phạm Hà Nội, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An và các trường đại học tổ chức thi V-SAT năm 2025 sẽ được tổ chức ở đâu? Các đợt thi sẽ có những điểm thi nào?