Cụm thi Đại học Vinh sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2015

Tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015, cụm thi Đại học Vinh tổ chức thi cho những thí sinh tại tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với 2 mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH. Theo đó, trường sẽ bố trí thi tại 64 điểm thi.

            Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có những đổi mới về công tác tuyển sinh các bậc học, đặc biệt là triển khai Kỳ thi THPT quốc gia. Đây là năm đầu tiên, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức với 2 mục đích để các học sinh lớp 12 THPT tham gia lấy kết quả xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Trường Đại học Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chủ trì tổ chức cụm thi số 25 cho học sinh của các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Đến thời điểm hiện tại, theo số liệu thông báo của Ban Tổ chức, cụm thi số 25 do Trường Đại học Vinh chủ trì có 37.178 thí sinh dự thi.

 Trường Đại học Vinh đã bố trí 64 điểm thi với 1.213 phòng thi tại thành phố Vinh, các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.

Cụm thi Vinh đã huy động 2.676 cán bộ coi thi cùng với hàng trăm cán bộ làm công tác chỉ đạo, bảo vệ, giám sát, phục vụ thi. Trong thời gian này, tại Trường Đại học vinh đã diễn ra các đợt tập huấn nghiệp vụ, học quy chế cho cán bộ coi thi. Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để in sao đề, tổ chức các điểm thi, các phương án phối hợp về an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp sức mùa thi, kinh phí tổ chức cũng đang được khẩn trương triển khai

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC COI THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 

            * Nhiệm vụ từng buổi thi:

1- BUỔI TẬP TRUNG THÍ SINH (Sáng 30/6/2015)

 * Từ 7h00-8h00: Họp cán bộ coi thi tại điểm thi.

* Từ 8h00: Tập trung thí sinh tại các phòng thi để triển khai các công việc cụ thể:

- Ghi số báo danh (SBD) vào chỗ ngồi của thí sinh.

            - Gọi thí sinh vào phòng thi, nhận diện thí sinh qua danh sách ảnh, kiểm tra giấy chứng minh nhân dân, đánh dấu X vào bên phải SBD có mặt theo danh sách thí sinh.

            - Phát thẻ dự thi.

- Hướng dẫn thí sinh đính chính sai sót (yêu cầu thí sinh tự ghi đúng nội dung trong hồ sơ đăng ký dự thi và ký tên vào danh sách đính chính sai sót).

           Lưu ý: cán bộ coi thi phải ghi đầy đủ các thông tin trên bản đính chính sai sót, ký và ghi rõ họ tên.

- Nhắc thí sinh giữ gìn, bảo quản THẺ DỰ THI để sử dụng cho các buổi thi.

- Trường hợp bị mất Thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để Trưởng điểm thi xem xét, xử lý.

- Phổ biến quy chế thi:

+ Đọc Tài liệu phổ biến tại phòng thi.

+ Nhấn mạnh một số điều về xử lý kỷ luật thi:

- Trong thời gian thi, thí sinh không được ra ngoài.

- Đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

- Chỉ được mang vào phòng thi: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính,  máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì); Các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác (Điểm b khoản 4 Điều 14 Quy chế Thi THPT quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015).

- Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi (Điểm c khoản 4 Điều 14 Quy chế Thi THPT quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015) .

- Thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa đều bị đình chỉ thi.

- Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng com pa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xóa.

- Không được  hút thuốc trong phòng thi.

- Ngồi đúng vị trí có ghi SBD của mình.

- Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ SBD (cả phần chữ và phần số) vào đề thi, giấy thi, phiếu TLTN, giấy nháp; gấp tờ giấy thi theo đúng quy định.

+ Cuối buổi tập trung thí sinh, cán bộ coi thi báo cáo tình hình phòng thi và nộp cho BCĐ điểm thi các hồ sơ nêu trên có ký xác nhận.

* Từ 10h00 – 11h00: Ban chỉ đạo (BCĐ) các điểm thi báo cáo nhanh tình hình tập trung thí sinh (theo mẫu )

2- CÁC BUỔI THI MÔN TỰ LUẬN (buổi sáng)

* Từ 7h00 – 7h30: Họp cán bộ coi thi tại các điểm thi, thực hiện các nội dung sau:

            BCĐ điểm thi điểm danh, nhắc những điều cần thiết, phổ biến quy định cách ghi số báo danh trong buổi thi,  cán bộ coi thi bốc thăm phòng thi, phát hồ sơ và  tài liệu cho mỗi phòng thi.

* Từ 7h30-7h45: Thực hiện những công việc sau:

            - Cán bộ coi thi đến phòng thi.

            - Ghi số báo danh của thí sinh theo quy định của Ban chỉ đạo điểm thi.

            - Khi có hiệu lệnh,  cán bộ coi thi thứ nhất gọi thí sinh vào phòng thi, cán bộ coi thi thứ hai sử dụng thẻ dự thi và danh sách ảnh thí sinh nhận diện thí sinh, kiểm tra và thu tài liệu, vật dụng đã bị cấm theo quy định.

            - Cán bộ coi thi thứ nhất tiếp tục phát thẻ dự thi và đính chính sai sót cho những thí sinh vắng mặt ở buổi tập trung thí sinh..

            - Cán bộ coi thi thứ hai ký và phát giấy thi, giấy nháp cho thí sinh (chỉ ký đủ mỗi thí sinh 01 tờ, sau đó lần lượt ký phát bổ sung khi thí sinh có yêu cầu, tuyệt đối không ký vào ô dành cho cán bộ chấm thi), nhắc lại những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi, hướng dẫn thí sinh ghi đầy đủ các nội dung vào tờ giấy thi, giấy nháp và cách gấp tờ giấy thi.

            Lưu ý: Nhắc thí sinh chỉ dự thi để dùng kết quả xét tuyển vào đại học và cao đẳng chỉ đến dự thi những buổi có môn thi mà mình đã đăng ký (theo lịch thi)

* Từ 7h45-7h55: Cán bộ coi thi thứ nhất nhận đề thi ở BCĐ điểm thi, cán bộ coi thi thứ hai  kiểm tra một lần nữa những vật dụng đã qui định cấm mang vào phòng thi.

* Từ 7h55-8h00:

Bóc bì đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh

Khi có hiệu lệnh phát đề, cán bộ coi thi thứ nhất  giơ cao phong bì đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu 2 thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong và tiến hành các bước tiếp theo như sau:

            + Mở bì đựng đề thi theo đường kẻ chấm và chỉ xé hết phần kẻ chấm.

            + Rút 1 đề thi ra khỏi bì khoảng 5 cm đủ để xem có đúng tên môn thi qui định tại buổi thi và trên bì đựng đề thi không. Nếu không đúng tên môn thi qui định tại buổi thi thì phải lập tức niêm phong, lập biên bản và bàn giao bì đề thi cho Trưởng điểm thi hay Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh.

            + Kiểm tra số lượng đề thi, nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề khác, cần báo ngay cho BCĐ điểm thi xử lý.

            + Phát đề thi cho từng thí sinh, nhắc thí sinh kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in, ghi số báo danh, họ tên, phòng thi vào tờ đề và bảo quản đề thi, lưu ý nếu để mất đề sẽ không được phát lại và bị xử lý kỷ luật theo quy chế.

            - Thời gian làm bài: từ 8h00 – 11h00

- Sau 15 phút làm bài, Thư ký điểm thi đến các phòng thi thu đề thi thừa đã được cán bộ coi thi niêm phong, nắm tình hình thí sinh các phòng thi đó.

            - Cán bộ coi thi thứ nhất tiếp tục đối chiếu ảnh trong thẻ dự thi với ảnh trong danh sách để nhận diện thí sinh một lần nữa, kiểm tra thí sinh đã ghi đủ các thông tin trên tờ giấy thi (Đặc biệt số báo danh phải ghi đủ cả phần chữ và số) ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi, giấy nháp của thí sinh. Tuyệt đối không ký vào ô dành cho cán bộ chấm thi.

Khi thí sinh làm bài, một cán bộ coi thi bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, một cán bộ coi thi bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng,  nếu có thí sinh vi phạm quy chế thi thì phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định.

Cán bộ coi thi không đứng gần thí sinh, không giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu thí sinh hỏi điều gì cán bộ coi thi chỉ được trả lời công khai trong phạm vi quy định.

Nếu có thí sinh bị đau ốm bất thường hoặc có nhu cầu chính đáng nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì cán bộ coi thi phải báo cho cán bộ giám sát (CBGS) để báo cáo BCĐ điểm thi giải quyết.

- 15 phút trước khi hết giờ làm bài, cán bộ coi thi thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết.

Trong trường hợp thí sinh bị đình chỉ thi thì sau khi lập biên bản, cán bộ coi thi phải báo ngay với BCĐ điểm thi để có kết luận chính thức. Khi BCĐ có kết luận đình chỉ thi, cán bộ coi thi thu lại bài thi, đề thi, giấy nháp và mời thí sinh về phòng BCĐ, hết 2/3 thời gian làm bài  mới cho thí sinh ra khỏi khu vực thi.

- Thu bài thi: 11h00

            + Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài,  cán bộ coi thi  yêu cầu thí sinh ngừng làm bài.

            + Cán bộ coi thi thứ hai bao quát phòng thi và nhắc  thí sinh giữ trật tự, cán bộ coi thi thứ nhất lần lượt gọi tên từng thí sinh theo thứ tự trong danh sách thí sinh dự thi, nhận bài thi, kiểm tra các nội dung  ghi trong tờ giấy thi, đếm số tờ giấy thi rồi yêu cầu thí sinh ghi số tờ và ký vào danh sách thu bài (Tuyệt đối không cho thí sinh ký vào danh sách trước khi thu bài thi của thí sinh ).

            + Sau khi thu bài xong, kiểm tra đủ số tờ, số bài của cả phòng thi mới cho thí sinh ra về. Hai cán bộ coi thi sắp xếp lại các bài thi theo thứ tự danh sách phòng thi, đếm số bài, số tờ giấy thi, ghi vào dòng cuối của cột tương ứng rồi ký và ghi rõ họ tên vào danh sách thu bài. Cho bài thi cùng với danh sách thu bài và biên bản kỷ luật (nếu có) vào túi đựng bài thi.

            + Ghi đầy đủ số liệu vào mặt trước túi bài thi, biên bản bàn giao bài thi và tình hình thi của buổi thi.

Sau đó 2 cán bộ coi thi cùng đến BCĐ điểm thi để nộp hồ sơ, bài thi  của buổi thi. Trên đường đưa bài thi về ban chỉ đạo, bài thi phải được bảo vệ cẩn thận, miệng túi bài thi luôn được giữ ở vị trí lên phía trên.

- Nộp bài thi và niêm phong túi bài thi

Sau khi BCĐ điểm thi kiểm tra và ký, nhận bài thi, biên bản xử lý kỷ luật (nếu có), cán bộ coi thi dán niêm phong tại chỗ và ký giáp lai vào nhãn niêm phong túi đựng bài thi dưới sự chứng kiến của cán bộ trong BCĐ điểm thi trực tiếp thu bài, cán bộ giám sát (chỉ dán 3 nhãn niêm phong vào chính giữa 3 mép dán của túi đựng bài thi).

3- CÁC BUỔI THI MÔN TRẮC NGHIỆM (buổi chiều)

Từ 13h30 – 13h50: Họp cán bộ coi thi tại các điểm thi, thực hiện các việc sau:

            - BCĐ điểm thi điểm danh, nhắc những điều cần thiết, vẽ sơ đồ cách ghi số báo danh và phổ biến quy định cách ghi số báo danh trong từng buổi thi.  

            - Cán bộ coi thi bốc thăm phòng thi.

* Từ 13h50 – 14h05 (buổi chiều), thực hiện những công việc sau:

            - Cán bộ coi thi nhận túi phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và túi hồ sơ.

            - Cả hai cán bộ coi thi về phòng thi, ghi số báo danh lên bàn thí sinh (sơ đồ đánh SBD do BCĐ điểm thi qui định).

            - Mở túi phiếu TLTN, cán bộ coi thi thứ hai ký và ghi rõ họ tên vào ô cán bộ coi thi trên phiếu với số lượng bằng số thí sinh trong phòng thi (không kí thừa)

            - Gọi thí sinh vào phòng thi và nhận diện thí sinh theo hướng dẫn chung.

* Từ 14h05-14h15: Thực hiện những công việc sau:

            - Cán bộ coi thi thứ nhất nhận đề thi tại BCĐ điểm thi.

            - Cán bộ coi thi thứ hai phát cho mỗi thí sinh 01 tờ phiếu TLTN, giấy nháp có chữ kí của cán bộ coi thi thứ hai và  hư­ớng dẫn thí sinh cách ghi vào phiếu TLTN:

+ Dùng bút mực hoặc bút bi (không dùng bút màu đỏ) điền đầy đủ bằng chữ vào các mục từ 1-8, ghi SBD với đầy đủ các chữ số vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung SBD (mục 9). Lưu ý: hàng đơn vị nằm ở ô cuối cùng bên phải, nếu các ô phía trước còn trống thì thêm số 0 vào sao cho lấp kín 6 ô. Sau đó dùng bút chì lần lư­ợt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột

            - Nhắc thí sinh bảo quản phiếu TLTN: không để nhàu nát, rách, quăn mép...

* Đối với môn thi Ngoại ngữ đề thi gồm 2 phần: Phần thi trắc nghiệm và phần thi viết, do đó ngoài Phiếu TLTN, cán bộ coi thi phát thêm giấy thi cho thí sinh và hướng dẫn thí sinh ghi đầy đủ các mục như thi tự luận.

* Từ 14h15 – 14h30: Bóc bì đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh

Khi có hiệu lệnh phát đề thi, Cán bộ coi thi thứ nhất kiểm tra niêm phong bì đề thi, giơ cao bì đựng đề thi để thí sinh thấy còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu 2 thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong; mở bì đề thi và phát đề thi cho thí sinh và thực hiện các thao tác như cách mở túi đề thi các môn tự luận, giữ nguyên thứ tự và phát cho mỗi thí sinh 01 đề sao cho 2 thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang và hàng dọc không cùng một mã đề thi, khi phát đề thi cán bộ coi thi úp sấp đề thi xuống mặt bàn và yêu cầu thí sinh bỏ đề thi dư­ới phiếu TLTN, thí sinh chư­a được xem đề thi.

- Khi thí sinh cuối cùng nhận đư­ợc đề thi mới cho phép thí sinh lật đề thi lên và yêu cầu thí sinh:

+ Kiểm tra đề thi có đủ số l­ượng câu trắc nghiệm, nội dung đề in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét, các trang đề thi có ghi cùng mã đề thi không. Nếu có bất th­ường, thí sinh báo ngay cho cán bộ coi thi chậm nhất 15 phút sau khi phát đề để xử lý: Tìm đề thi có mã tư­ơng ứng hoặc mã đề thi khác không trùng với mã đề thi của thí sinh bên cạnh (kể cả hàng dọc và ngang) để đổi cho thí sinh và lập biên bản ghi nhận, bảo đảm mỗi thí sinh chỉ được phát 01 đề thi có mã khác với mã đề thi của những thí sinh ngồi cạnh.

+ Ghi mã đề thi vào mục 10 (cách ghi và tô mã đề thi như­ cách ghi và tô SBD).

+ Ghi họ tên và SBD vào đề thi.

Thời gian làm bài từ 14h30 đến 16h00

- Cán bộ coi thi thứ hai bao quát phòng thi, cán bộ coi thi thứ nhất lần lư­ợt đến từng thí sinh để kiểm tra một lần nữa thí sinh ngồi cạnh nhau có trùng mã đề thi không (nếu trùng chuyển ngay 1 trong 2 thí sinh sang chỗ khác cùng hàng và không trùng với mã đề thi của thí sinh cạnh đó, lập biên bản ghi nhận); cho thí sinh ghi mã đề thi của mình vào 2 danh sách thí sinh nộp bài và kiểm tra thí sinh đã ghi mã đề thi của mình vào phiếu TLTN chưa, đồng thời ký và ghi rõ họ tên vào ô cán bộ coi thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Đối với môn thi Ngoại ngữ kiểm tra thí sinh đã ghi đầy đủ các thông tin trên tờ giấy thi và ký vào ô quy định tờ giấy thi.

Lư­u ý: lúc này thí sinh ch­ưa nộp bài, tuyệt đối không đ­ược cho thí sinh kí tên vào danh sách nộp bài.

- Cán bộ coi thi phải ở đúng vị trí qui định, tuyệt đối không đư­ợc xem nội dung đề thi và thực hiện như qui định trong qui chế coi thi chung.   

- Bảo vệ số đề thi và số phiếu TLTN đã nhận bàn giao, không để thất lạc, lọt đề thi, phiếu TLTN ra khỏi phòng thi, phiếu TLTN bị hỏng cũng thu lại để bàn giao cho BCĐ.

- Không cho thí sinh ra ngoài trong thời gian thi, trư­ờng hợp đau ốm cần thiết phải báo cho CBGS và BCĐ xử lý. Nếu thí sinh nhất thiết phải ra ngoài khi được phép của BCĐ thì cán bộ coi thi phải thu lại đề thi, phiếu TLTN, giấy thi, giấy nháp rồi mới cho thí sinh ra theo sự hướng dẫn của BCĐ.

* 14h45: Bàn giao đề thi và phiếu TLTN còn dư (sau khi đã niêm phong) tại các phòng thi cho Ban thư ký điểm thi.

* 15h45 cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài, kiểm tra các thông tin trên bài thi.

* 16h00: Thu bài thi (phiếu TLTN), đối với môn thi Ngoại ngữ thu bài thi (phiếu TLTN) và bài thi tự luận.

- Thu bài:

            + Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, yêu cầu thí sinh ngồi tại chỗ, đặt bút xuống, úp sấp phiếu TLTN xuống mặt bàn rồi tiến hành thu phiếu TLTN, cách thu như thu bài thi tự luận, yêu cầu thí sinh ký tên vào hai danh sách nộp bài.

            + Không thu đề thi của thí sinh.

            + Đối với môn Ngoại ngữ có 2 loại phiếu thu bài thi: Hai phiếu thu bài thi phần trắc nghiệm và một phiếu thu phần viết (Bài thi kèm theo Phiếu thu bài bỏ vào 2 túi khác nhau). Đối với phần thi viết yêu cầu thí sinh ghi rõ số tờ giấy thi của mình, ký xác nhận vào Phiếu thu bài.

Lưu ý: Thu bài là khâu trọng yếu, tuyệt đối phải giữ trật tự phòng thi, thu bài cẩn thận đúng qui trình, không đ­ược để mất bài (phiếu TLTN) của thí sinh, không cho bất kỳ thí sinh nào ra khỏi phòng thi  trong lúc thu bài, tuyệt đối không thu bài khi chưa hết giờ làm bài trong các buổi thi trắc nghiệm.

+ Cán bộ coi thi xếp bài thi theo thứ tự trong danh sách thí sinh dự thi.

+ Toàn bộ phiếu TLTN và một bản danh sách nộp bài (đã ghi mã đề thi và có chữ kí của thí sinh) bỏ vào túi đựng bài thi. Bản danh sách còn lại bàn giao cho BCĐ. Phiếu thu bài phần thi viết môn Ngoại ngữ bỏ vào túi cùng với bài thi và bàn giao riêng cho BCĐ điểm thi.

+ Cả 2 cán bộ coi thi cùng về phòng BCĐ để bàn giao hồ sơ, bản danh sách nộp bài (bản 2), túi đựng bài thi sau khi đã kiểm tra niêm phong và kí giáp lai.

            * Nhiệm vụ của thí sinh:

- Thực hiện đúng các thao tác, nội dung theo qui định và h­ướng dẫn của cán bộ coi thi và các qui định tại Khoản 5 Điều 14 Quy chế thi THPT quốc gia năm 2015.

- Điền đầy đủ các mục trên phiếu TLTN: dùng bút mực hoặc bút bi (không dùng bút màu đỏ) điền vào các mục từ 1-8 và các ô vuông của mục 9 (SBD) và 10 (mã đề thi). Dùng bút chì đen mềm (B2-B6) tô các ô SBD, mã đề thi theo từng cột và các ô trả lời trên phiếu TLTN. Lư­u ý tô đậm và lấp kín các ô, không gạch chéo và đánh dấu vào ô, ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ đư­ợc tô một ô trả lời. Trường hợp tô sai hoặc đổi phương án trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy sạch ô đã tô và tô lại ô cần chọn.

- Giữ phiếu TLTN sạch sẽ, không làm rách, quăn mép, không có nếp gấp.

- Không đư­ợc viết hoặc đánh dấu riêng trên phiếu TLTN.

- Không đư­ợc nộp phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài, không làm đư­ợc bài cũng phải nộp phiếu TLTN. 

NHỮNG ĐIỂM LƯU THÊM ĐỐI VỚI TRƯỞNG ĐIỂM THI VÀ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC COI THI TẠI CÁC ĐIỂM THI

1. Trưởng điểm thi phải làm tốt việc tập huấn lại nghiệp vụ công tác coi thi tại các điểm thi. Lưu ý cán bộ coi thi những điểm cần đặc biệt chú ý của các khâu: gọi thí sinh vào phòng thi và nhận diện thí sinh; ký giấy thi, giấy nháp; mở và phát đề thi; theo dõi thí sinh làm bài; xử lý kỷ luật thí sinh; thu bài...

2. Trưởng điểm thi phải phân công cán bộ coi thi thứ nhất, cán bộ coi thi thứ hai. Ngoài cán bộ ra, có thể lấy sinh viên khóa 52 là sinh viên đã tốt nghiệp làm cán bộ coi thi thứ nhất); Tổ chức bốc thăm để phân công CBCT; Quy định cách đánh số báo danh (SBD); Quy định vị trí làm nhiệm vụ cụ thể của CBGS (Mỗi cán bộ giám sát không giám sát hơn 10 phòng thi), công an, trật tự viên ở từng buổi thi.

3. Tất cả cán bộ làm công tác coi thi phải có tác phong mô phạm, ăn mặc chân phương, đeo phù hiệu, không được mang điện thoại di động trong khi làm nhiệm vụ ở các buổi thi, không được làm nhiệm vụ nơi có người thân dự thi (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột). Nếu có thì phải báo với BCĐ điểm thi để xử lý. Ở những điểm không có điện thoại cố định, Trưởng điểm được sử dụng điện thoại di động (bật loa ngoài) tại phòng làm việc của BCĐ để báo cáo tình hình các buổi thi hoặc liên lạc với cụm thi.

4. Cán bộ coi thi kiểm soát chặt chẽ các vật dụng, tài liệu tại cửa phòng thi, ngay khi gọi thí sinh vào phòng; kiểm tra thẻ dự thi để nhận diện thí sinh. Đặc biệt lưu ý đối với thí sinh mang vào phòng thi các thiết bị được phép mang vào phòng thi (máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác).

5. Cán bộ coi thi phải thực hiện đúng quy trình ký và phát giấy thi, giấy nháp, đề thi, xem kỹ mẫu giấy thi, giấy nháp để ký đúng chỗ quy định, không được ký nhầm vào ô cán bộ chấm thi. Chỉ ký số lượng tờ giấy thi, giấy nháp vừa đủ phát cho thí sinh. Cán bộ coi thi phải kiểm tra các thông tin thí sinh ghi trên tờ giấy thi, giấy nháp trước khi ký.

6. Cán bộ coi thi phải thực hiện đúng quy trình bóc và phát đề thi.

Sau 15 phút làm bài, trưởng điểm phân công thư ký đến các phòng thi nhận đề thừa đã được cán bộ coi thi niêm phong tại phòng thi.

Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

7. Đối với các môn tự luận, chỉ cho thí sinh rời phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi. Ngoài việc thu bài thi có ký xác nhận của thí sinh, đồng thời thu lại đề thi, giấy nháp, tạm giữ lại các thiết bị và trả lại cho thí sinh khi hết giờ làm bài. Việc này thực hiện đối với tất cả thí sinh rời phòng thi sớm, trước khi kết thúc môn thi. Những trường hợp thí sinh ốm đau bất thường, cán bộ coi thi báo cho CBGS phòng thi để yêu cầu cán bộ y tế chăm sóc, theo dõi.

8. Đối với các môn thi trắc nghiệmtuyệt đối không cho thí sinh ra khỏi phòng thi khi chưa hết giờ làm bài. Trong thời gian thí sinh làm bài, cán bộ coi thi chuyển 02 phiếu thu bài cho từng thí sinh điền chính xác mã đề thi nhưng không cho thí sinh ký vào phiếu thu bài. Chỉ thu phiếu TLTN và cho thí sinh ký vào 02 phiếu thu bài khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài. Cán bộ coi thi bỏ vào túi bài thi 01 phiếu, phiếu còn lại để ngoài nộp cho thư ký điểm thi để bàn giao cho BCĐ thi của cụm.

Riêng môn thi Ngoại ngữ có 2 loại phiếu thu bài và bỏ vào 2 túi khác nhau cùng với bài thi.

Khi thu bài, cán bộ coi thi thứ nhất phải trực tiếp nhận bài thi và phiếu TLTN, cán bộ coi thi thứ hai phải giữ trật tự phòng thi. Khi nhận bài thi từ cán bộ coi thi, thư ký phải kiểm tra xem các bài thi đã có đầy đủ 2 chữ ký của cán bộ coi thi chưa; túi đựng bài thi đã ghi đủ các thông tin quy định chưa.

9. CBGS phải thường xuyên giám sát các phòng thi được phân công để theo dõi tình hình thi của thí sinh và việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ coi thi. Khi hết giờ làm bài phải kiểm soát trật tự, kỷ luật ở các phòng thi cho đến khi cán bộ coi thi ở các phòng thi thu bài xong và rời khỏi phòng thi, sau đó về BCĐ thi để theo dõi khâu bàn giao bài thi.

10. Khi có tình huống bất thường xẩy ra, cán bộ coi thi phải báo ngay cho điểm trưởng, tuyệt đối không được tự ý xử lý. Nếu tình huống bất thường đó không thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của điểm trưởng thì điểm trưởng phải báo cáo ngay về BCĐ cụm để xin ý kiến. Điểm trưởng cũng không được tự ý xử lý.

 Tuyensinh247.com - Theo ĐH Vinh

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Huế công bố 12 điểm thi tại cụm địa phương 2015

    Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế đã sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, dự kiến có 33 điểm thi được tổ chức trên địa bàn tỉnh, trong đó có 12 điểm thi tại cụm địa phương.

  • Đại học Cần Thơ mở thêm 7 ngành và 1 trường mới 2025

    Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?