Ai đã từng là sinh viên ở trọ thì cũng từng nếm trải cảnh đi tìm nhà, đi thuê nhà. Ít người may mắn thuê được nhà tốt, tìm được nhà dễ dàng. Số đông sinh viên, đặc biệt vào mùa nhập trường, đang phải đối mặt với \"cuộc chiến\" tìm nhà trọ rất khốc liệt.
Tiếng khóc từ sự cả tin
Hà Nội những ngày này, sinh viên kéo lên nhập học ùn ùn. Những khu quanh trường đại học, tập trung đông sinh viên, luôn có cảnh tấp nập người cho thuê phòng trọ và người đi tìm phòng. Thậm chí, ở bến xe Giáp Bát, ngay khi xe khách vừa dừng lại, cánh "cò" nhà cùng những dân xe ôm đã xông vào co kéo khách: "Em ơi đi xe ôm không?"; "Em ơi tìm phòng trọ không?"... Tôi đang nghĩ cách nào để hòa nhập vào dòng người ấy thì có một bà chạy huỳnh huỵch ra, kéo tay: "Em ơi tìm phòng à? Nhà chị có 60 phòng, xóm trọ đẹp mát mà giá lại rẻ. Em học Bách khoa phải không, nhà chị ở ngay Bạch Mai, quá tiện!". Nghe trả lời: "Em có phòng rồi" thì chị ta chuyển hướng, tiếp cận ngay mấy bạn khác.
Tôi theo chân mấy bạn tân sinh viên đi vào làng Đại Từ (Hoàng Mai). Ở đây, nhà cửa san sát, có đình làng, hồ nước, cây đa… và lúc nào cũng đông đúc, tấp nập vì có một cái chợ to ở giữa làng. Rao vặt "cho thuê phòng trọ" gắn chi chít trên gốc cây, dán trên cột điện và viết cả trên những bờ tường.
Thấy một bạn khoác ba lô nặng trĩu, đang nước mắt ngắn nước mắt dài, tất tưởi đi từ ngõ 94 ra, tôi làm quen, hỏi chuyện và được bạn chia sẻ: "Mình là tân sinh viên đi tìm nhà trọ. Dù chủ nhà đã nhận tiền đặt cọc của mình từ nửa tháng trước nhưng mới lên muộn một ngày mà họ bảo là đã cho người khác thuê rồi và không trả lại tiền… Ở đây, mình không có người quen. Quê mình tận Vinh, mình chẳng biết kêu ai bây giờ!".
Môi giới "luộc" sinh viên
Những mẩu tin đăng kiểu như: "Cho thuê chung cư mini giá rẻ", "Phòng trọ giá rẻ" có thể bắt gặp nhan nhản ở hầu hết các cổng trường đại học và trên các trang web như: nhatro.net, xomtrosv.net, thuephongtro.com... Theo địa chỉ trên một trang web cho thuê phòng trọ trên mạng, tôi đi tìm số nhà trên đường Nguyễn Tuân (Thanh Xuân, Hà Nội). Đây là một trung tâm môi giới nhà đất, loáng thoáng cũng thấy vài người đi ra đi vào tìm nhà trọ nhưng hầu như đều vác khuôn mặt buồn thiu ra về. "Làm gì có phòng chung cư giá 1,2 triệu đồng, em nằm mơ à? Đấy chỉ là tin đăng trên mạng thôi, em thích thì cũng có phòng nhưng phải trả cho bọn chị 100.000 đồng tiền dẫn đường, chị sẽ cho em đi xem đến khi nào tìm được phòng ưng ý thì thôi, bây giờ tìm phòng đâu có dễ", một nữ nhân viên nói.
Tôi cùng hai bạn nữa trả cho anh nhân viên môi giới 150.000 đồng tiền công dẫn đi xem nhà trọ, rồi theo chân anh bước vào hành trình. Ban đầu, anh dắt chúng tôi đến đường Trường Chinh. Đi sâu vào một con ngõ hun hút rồi anh dừng xe: "Vào xem đi, ưng thì thuê mà không thì đi tiếp". Ba chúng tôi ngó vào trong, thấy mấy anh dáng chừng "đàn anh, đàn chị", người xăm trổ rồng rắn. Họ chỉ lên tầng trên, tôi thấy có một phòng đang trống nhưng đồ đạc vẫn còn bừa bộn, chưa ai thu dọn. Phòng chỉ độ 10m2, có vệ sinh khép kín nhưng không ai mở cửa cho chúng tôi có thể xem được kỹ lưỡng. Hai phòng bên cạnh là những đôi nam nữ cười nói lơi lả. Cả ba chúng tôi yêu cầu anh nhân viên môi giới dẫn đi xem tiếp...
Phòng trọ thứ hai anh này giới thiệu thì nhỏ đến mức người ta không tin nổi đây là một căn phòng. Và dù nhỏ như thế nhưng mức giá là 1,4 triệu đồng khiến chúng tôi đành phải chào thua. Anh môi giới lại dắt chúng tôi tiếp tục đi xem phòng ở đường Trung Hòa (Nhân Chính). Đi mãi, đi mãi, chúng tôi vào một cái ngõ âm u, tối tăm, mưa tạnh mấy ngày rồi mà đường vẫn chưa hết ngập. Ngó vào trong, chỉ thấy một gian nhà ngói rộng khoảng 12m2, mới quét vôi, nhà vệ sinh hoen rỉ, cũ kỹ, cửa ngõ vẫn còn tuềnh toàng. Thế mà ông chủ thản nhiên: "Dưới 1,5 triệu đồng thì không cho thuê!". Ba đứa tôi nhìn nhau mặt tiu ngỉu rồi lại đi tiếp.
Điểm đến tiếp theo ở Ngã Tư Sở, vẫn là một căn phòng không khả dĩ. Chúng tôi dần nhận ra một điều: Người môi giới sẽ chỉ luôn đưa chúng tôi đến những phòng trọ không thể thuê được, để rồi sau đó, "nuốt trọn" khoản tiền chi phí 150.000 đồng. Anh môi giới thay đổi thái độ. Anh nói rằng, nếu thế, bây giờ nếu muốn đi tiếp thì phải trả thêm 100.000 nữa, anh ta lại sẽ dẫn đi...
SVVN
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!