Đại học Huế tuyển sinh cao học năm 2015Đại học Huế thông báo tuyển sinh Cao học lần 1 năm 2015 (thi vào đầu tháng 4 năm 2015) như sau: I. CÁC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH: A. Tuyển sinh tại Đại học Huế (TP Huế): Gồm 69 chuyên ngành vào các cơ sở giáo dục đại học thành viên và trực thuộc: 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC 1.1. Lý luận văn học (mã số: 60220120), 1.2. Văn học Việt Nam (mã số: 60220121), 1.3. Ngôn ngữ học (mã số: 60220240), 1.4. Triết học (mã số: 60220301), 1.5. Lịch sử thế giới (mã số: 60220311), 1.6. Lịch sử Việt Nam (mã số: 60220313), 1.7. Dân tộc học (mã số: 60310310), 1.8. Động vật học (mã số: 60420103), 1.9. Sinh học thực nghiệm (mã số: 60420114), 1.10. Sinh thái học (mã số: 60420120), 1.11. Công nghệ sinh học (mã số: 60420201), 1.12. Vật lý chất rắn (mã số: 60440104), 1.13. Quang học (mã số: 60440109), 1.14. Hoá vô cơ (mã số: 60440113), 1.15. Hoá hữu cơ (mã số: 60440114), 1.16. Hoá phân tích (mã số: 60440118), 1.17. Hoá lý thuyết và hoá lý (mã số: 60440119), 1.18. Địa chất học (mã số: 60440201), 1.19. Địa lý tài nguyên và môi trường (mã số: 60440220), 1.20. Khoa học môi trường (mã số:60440301), 1.21. Lý thuyết xác suất và thống kê toán học (mã số: 60460106), 1.22. Toán ứng dụng (mã số: 60460112), 1.23. Khoa học máy tính (mã số: 60480101), 1.24. Quản lý tài nguyên và môi trường (mã số: 60850101). 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 2.1. Kinh tế chính trị (mã số: 60310102), 2.2. Quản trị kinh doanh (mã số: 60340102), 2.3. Quản lý kinh tế (mã số: 60340410), 2.4. Kinh tế nông nghiệp (mã số: 60620115). 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 3.1. Kỹ thuật cơ khí (mã số: 60520103), 3.2. Công nghệ thực phẩm (mã số: 60540101), 3.3. Chăn nuôi (mã số: 60620105), 3.4. Khoa học cây trồng (mã số: 60620110), 3.5. Bảo vệ thực vật (mã số: 60620112), 3.6. Phát triển nông thôn (mã số: 60620116), 3.7. Lâm học (mã số: 60620201), 3.8. Nuôi trồng thuỷ sản (mã số: 60620301), 3.9. Thú y (mã số: 60640101), 3.10. Quản lý đất đai (mã số: 60850103). 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ 4.1. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh (mã số: 60140111), 4.2. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Pháp (mã số: 60140111), 4.3. Ngôn ngữ Pháp (mã số: 60220203), 4.4. Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu (mã số: 60220241). 5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 5.1. Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) (mã số: 60140101), 5.2. Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn - tiếng Việt (mã số: 60140111), 5.3. Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử (mã số: 60140111), 5.4. Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Địa lý (mã số: 60140111), 5.5. Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý (mã số: 60140111), 5.6. Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hoá học (mã số: 60140111), 5.7. Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học (mã số: 60140111), 5.8. Quản lý giáo dục (mã số: 60140114), 5.9. Lý luận văn học (mã số: 60220120), 5.10. Văn học Việt Nam (mã số: 6220121), 5.11. Văn học nước ngoài (mã số: 60220245) 5.12. Lịch sử thế giới (mã số: 60220311), 5.13. Lịch sử Việt Nam (mã số: 60220313), 5.14. Tâm lý học (mã số: 60310401), 5.15. Địa lý học (mã số: 60310501), 5.16. Động vật học (mã số: 60420103), 5.17. Thực vật học (mã số: 60420111), 5.18. Vật lý lý thuyết và vật lý toán (mã số: 60440103), 5.19. Hoá vô cơ (mã số: 60440113), 5.20. Hoá hữu cơ (mã số: 60440114), 5.21. Hoá phân tích (mã số: 60440118), 5.22. Hoá lý thuyết và hoá lý (mã số: 60440119), 5.23. Địa lý tự nhiên (mã số: 60440217), 5.24. Toán giải tích (mã số: 60460102), 5.25. Đại số và lý thuyết số (mã số: 60460104), 5.26. Hình học và tôpô (mã số: 60460105). 6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC 6.1. Y học chức năng (mã số: 60720106), 6.2. Ngoại khoa (mã số: 60720123), 6.3. Sản phụ khoa (mã số: 60720131), 6.4. Nhi khoa (mã số: 60720135), 6.5. Nội khoa (mã số: 60720140), 6.6. Huyết học và truyền máu (mã số: 60720151), 6.7. Tai Mũi Họng (mã số: 60720155), 6.8. Chẩn đoán hình ảnh (mã số: 60720166), 6.9. Y tế công cộng (mã số: 60720301). 7. KHOA LUẬT 7.1. Luật kinh tế (mã số: 60380107); chỉ tiêu tuyển sinh: tuyển 50 học viên. B. Tuyển sinh tại địa phương: Thí sinh dự thi một số chuyên ngành có thể chọn địa điểm dự thi tại địa phương. Các chuyên ngành cụ thể tổ chức thi tuyển sinh tại một số địa phương Đại học Huế sẽ thông báo sau. Đại học Huế sẽ chuyển thí sinh đăng ký dự thi tại một địa điểm địa phương về thi tại Huế nếu tại địa điểm thi đó có số lượng thí sinh đăng ký dự thi thấp. II. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO: 1. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo học chế tín chỉ. 2. Khoá học được tổ chức tập trung toàn bộ thời gian cho việc học tập nghiên cứu. 3. Đại học Huế tổ chức tuyển sinh chung cho cả hai chương trình đào tạo cao học: theo định hướng nghiên cứu và theo định hướng ứng dụng (tuỳ thuộc vào yêu cầu của cơ sở giáo dục và nhu cầu của người học) III. ĐIỀU KIỆN DỰ THI: 1. Về văn bằng: thí sinh dự thi phải có văn bằng đại học do cơ sở giáo dục đại học cấp. Đối với văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành. Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau đây (trừ các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ nêu ở mục 6 dưới đây có một số điều kiện riêng): a). Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi; b). Đã tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục chính quy hoặc tốt nghiệp đại học loại khá trở lên theo hình thức đào tạo giáo dục thường xuyên thuộc ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi và đã học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi. Nội dung, khối lượng (số tiết) các môn học bổ sung căn cứ vào quy định về tuyển sinh cao học của Đại học Huế. 2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn (trừ các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ thuộc lĩnh vực nêu ở mục 6 dưới đây có một số điều kiện riêng): a) Người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. b) Những trường hợp còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác chuyên môn kể từ ngày làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi. 3. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự. 4. Có đủ sức khoẻ để học tập. 5. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định tại các cơ sở giáo dục đại học thành viên và trực thuộc. 6. Điều kiện riêng về văn bằng, kinh nghiệm công tác chuyên môn và đối tượng dự thi đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành: 6.1. Quản lý giáo dục: - Về văn bằng: Người dự thi nếu có bằng tốt nghiệp đại học không phải ngành đúng với ngành đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi. - Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: Người dự thi phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi. - Về đối tượng dự thi: Người dự thi phải làm việc tại một trong các vị trí công tác sau đây: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường từ mầm non trở lên; trưởng khoa, phó trưởng khoa các trường Cao đẳng và Đại học; lãnh đạo và chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của tổ chức chính trị, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Sở/Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng/Ban Đào tạo - Giáo vụ của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. 6.2. Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học): - Về văn bằng: Người dự thi phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục Tiểu học. 6.3. Lý luận & PPDH bộ môn Tiếng Anh, Lý luận & PPDH bộ môn Tiếng Pháp, Ngôn ngữ Pháp: - Về văn bằng: Người dự thi phải có bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục chính quy đúng với chuyên ngành dự thi hoặc tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục chính quy song ngữ. Nếu người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục thường xuyên ngành đúng hoặc gần với ngành đăng ký dự thi thì phải có bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác. Người dự thi phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi trong trường hợp: tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục thường xuyên ngành gần với ngành đăng ký dự thi hoặc tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục chính quy song ngữ. 6.4. Quản lý tài nguyên và môi trường: Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện về văn bằng sau đây: a). Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi. Người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học, trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác chuyên môn tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi. b). Có bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục chính quy hoặc có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên theo hình thức đào tạo giáo dục thường xuyên thuộc các khối ngành Xã hội học, Công tác xã hội, Luật học, Lịch sử, Sinh học, Môi trường, Địa lý, Địa chất, Hoá học, Nông học, Chăn nuôi, Thuỷ sản, Khuyến nông và phát triển nông thôn, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Lâm nghiệp, Chế biến lâm sản, Quản lý đất đai, Sinh - kỹ thuật nông nghiệp và phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác chuyên môn tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi. c). Có bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục chính quy hoặc có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên theo hình thức đào tạo giáo dục thường xuyên không thuộc các khối ngành nêu trên (ở mục a và b) phải đang làm việc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường hoặc đang tham gia thực hiện các chương trình, dự án về quản lý tài nguyên và môi trường, phát triển bền vững vùng duyên hải của nhà nước Việt Nam hay do các cơ quan, tổ chức nước ngoài tài trợ và phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác chuyên môn tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi. Người dự thi đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường nếu có bằng tốt nghiệp đại học không phải ngành đúng với ngành đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi. 6.5. Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu: Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện về văn bằng sau đây: a). Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi gồm một trong các ngành: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật Bản, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Thái, Ngôn ngữ Lào, Việt Nam học (chuyên ngành Ngôn ngữ - Văn hoá và du lịch), Ngôn ngữ Việt Nam (đã có bằng đại học thứ 2 là đại học ngoại ngữ); b). Có bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức đào tạo giáo dục chính quy hoặc có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên theo hình thức đào tạo giáo dục thường xuyên thuộc ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi gồm một trong các ngành: Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Pháp, Sư phạm tiếng Nga, Sư phạm tiếng Trung, Sư phạm tiếng Nhật, Quốc tế học, Khu vực Thái Bình Dương học, Đông phương học, Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học và đã học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi. 6.6. Chẩn đoán hình ảnh: - Về văn bằng: Người dự thi phải có bằng tốt nghiệp bác sỹ đúng ngành hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành và chứng chỉ định hướng chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh với thời gian đào tạo là 9 tháng. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH: 1. Đối tượng: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a). Người có thời gian công tác liên tục từ hai năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành; b). Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh; c). Con liệt sĩ; d). Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; đ). Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ hai năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1; e). Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học. 2. Chính sách: a). Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng một điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn cơ bản và mười điểm vào kết quả thi môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện miễn thi ngoại ngữ; b). Người dự thi thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng. V. CÁC MÔN DỰ THI: 1. Thí sinh phải dự thi 03 môn: Môn cơ bản, môn cơ sở, môn ngoại ngữ Môn ngoại ngữ thi một trong các môn: Tiếng Anh, Tiếng Pháp. Riêng thí sinh dự thi đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành Lý luận & PPDH bộ môn Tiếng Anh, Lý luận & PPDH bộ môn Tiếng Pháp, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu phải thi môn ngoại ngữ thứ hai (Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp) không trùng với thứ tiếng của bằng đại học chính. 2. Thí sinh có năng lực ngoại ngữ tiếng Anh hoặc Pháp đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ: a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng; c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài; d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trong 5 trung tâm đào tạo ngoại ngữ khu vực đã được Bộ Giáo dục Đào tạo công nhận bao gồm Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái Nguyên (tiếng Anh), Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Riêng các thí sinh chưa có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu nêu trên và có nhu cầu sử dụng chứng chỉ của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế để xin xét miễn thi môn ngoại ngữ phải tham gia kỳ thi được tổ chức tại trường vào các ngày: 24/01/2015; 07/02/2015 và 28/02/2015. VI. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI: 1. Đơn xin dự thi theo mẫu của cơ sở giáo dục đại học, trong đó cần ghi rõ chuyên ngành, đối tượng dự thi (cán bộ công chức, doanh nhân, tự do....), nghề nghiệp và nơi làm việc, cam kết thực hiện quy chế sau khi trúng tuyển. 2. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp. 3. Sơ yếu lý lịch được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận. 4. Công văn giới thiệu đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhân sự đối với những người đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước. 5. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa. 6. Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn chờ tuyển dụng để chứng nhận thời gian kinh nghiệm công tác chuyên môn. 7. Văn bằng hoặc chứng chỉ của đối tượng xin miễn thi môn ngoại ngữ (nếu có); các giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có) được xác nhận của cấp: cơ quan trực thuộc Bộ, Sở, UBND huyện hoặc tương đương. Các giấy tờ này chỉ được bổ sung trước khi Hội đồng tuyển sinh sau đại học duyệt danh sách chính thức. 8. Các giấy tờ hồ sơ khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học và 4 ảnh (cỡ 3x4). Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ (cỡ 32 x 26 cm) có đề rõ họ tên và địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở ngoài. VII. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM: 1. Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày thông báo tuyển sinh đến hết ngày 06/3/2015 2. Lịch thi: - Buổi chiều ngày 04/4/2015: thi môn Cơ bản - Buổi sáng ngày 05/4/2015: thi môn Cơ sở - Buổi chiều ngày 05/4/2015: thi môn Ngoại ngữ 3. Địa điểm phát mẫu hồ sơ và thu nhận hồ sơ dự thi: Thí sinh dự thi liên hệ, gửi hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký dự thi cho các trường, khoa trực thuộc Đại học Huế theo địa chỉ: 3.1. Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Khoa học; 77 Nguyễn Huệ, Tp Huế; ĐT: 054.3837380. 3.2. Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kinh tế; 100 Phùng Hưng, Tp Huế; ĐT: 054.3529435. 3.3. Phòng Đào tạo Trường Đại học Ngoại ngữ; 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Tp Huế; ĐT: 054.3830678. 3.4. Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm; 102 Phùng Hưng, Tp Huế; ĐT: 054.3537757. 3.5. Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm; 32 Lê Lợi, Tp Huế; ĐT: 054.3824234, 054.3837306. 3.6. Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Dược; 06 Ngô Quyền, Tp Huế; ĐT: 054.3822653-1072. 3.7. Phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo Sau đại học Khoa Luật; Khu Quy hoạch Trường Bia, Phường An Tây, Tp Huế; ĐT: 0543935665. VIII. LỆ PHÍ TUYỂN SINH: 1. Lệ phí xử lý hồ sơ: 60.000đ /hồ sơ đăng ký dự thi (nộp tại trường, khoa trực thuộc Đại học Huế khi đăng ký dự thi) 2. Lệ phí thi: 450.000đ /thí sinh (Ban Kế hoạch - Tài chính Đại học Huế sẽ thu vào buổi tập trung trước khi thi) Mọi chi tiết xin liên hệ với các địa chỉ nêu trên hoặc Ban Đào tạo - Đại học Huế: ĐC: 04 Lê Lợi (tầng 3) - TP Huế; ĐT: 054.3833578; Fax: 0543825902; Website: http://hueuni.edu.vn/sdh Theo thethaohangngay CHÚ Ý! TUYENSINH247 KHUYẾN MÃI ĐỒNG GIÁ 399K - 499K
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Đại học Huế
Tuyển sinh Cao học
|
Trường học viện chính sách và phát triển tuyển sinh 50 chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2015 cụ thể như sau:
Trường Đại học Duy Tân thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2015 như sau:
Trường Đại học công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2017. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 18/9/2017, thời gian thi tuyển ngày 21 đến 22/10/2017.
Trường học viện tài chính tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2017 đợt 2 được tuyensinh247.com cập nhật chi tiết dưới đây
Năm 2017, Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục tuyển sinh các trình độ, loại hình đào tạo: Tiến sĩ, Thạc sĩ như sau