Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh thạc sĩ đợt 1 năm 2014

Trường Đại học Kinh Tế - ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh cao học, đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2014 đợt 1 được tổ chức thi vào ngày 12/4 và 13/4/2014.

1. Các ngành và môn thi tuyển:

TT
Ngành/Chuyên ngành
Các môn thi tuyển

 

 

Ngoại ngữ

 

 

Môn cơ bản

 

 

Môn cơ sở

1
Kinh tế quốc tế
Tiếng Anh
Toán kinh tế
Kinh tế học
2
Tài chính - Ngân hàng
Tiếng Anh
Toán kinh tế
Kinh tế học
3
Quản trị kinh doanh
Tiếng Anh
Toán kinh tế
Quản trị học
4
Quản lý kinh tế
Tiếng Anh
Kinh tế chính trị
Quản trị học
5
Kinh tế chính trị
Tiếng Anh
Triết học Mác - Lênin
Lịch sử các học thuyết kinh tế
6

Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp

Tiếng Anh
Đánh giá năng lực
Phỏng vấn

2. Thời gian thi tuyển:
- Đối với thí sinh dự thi thạc sĩ: Ngày 12 và 13 tháng 4 năm 2014

- Đối với thí sinh dự thi tiến sĩ: Môn Tiếng Anh (ngày 13/4/2014); tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn từ ngày 14/04 đến 29/04/2014

3. Điều kiện dự thi:

3.1  Điều kiện về văn bằng
* Đối với chuyên ngành Kinh tế quốc tế

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế quốc tế hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế quốc tế.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy nhóm ngành Kinh tế học, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản lý và Kinh doanh không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế quốc tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ):

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Kinh tế quốc tế
3
4
Thương mại quốc tế
3
5
Đầu tư quốc tế
3
 
Tổng cộng:
 
15

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy nhóm ngành Kinh tế học, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản lý và Kinh doanh không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế quốc tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ):

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Kinh tế quốc tế
3
4
Thương mại quốc tế
3
5
Đầu tư quốc tế
3
6
Tài chính quốc tế
3
7
Kinh doanh quốc tế
3
8
Kinh tế tiền tệ-ngân hàng
3
9
Kinh tế công cộng
3
 
Tổng cộng:
 
27
 
Đối với chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Tài chính - ngân hàng hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính - Ngân hàng.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy nhóm ngành Kế toán - Kiểm toán, Kinh tế học, Bảo hiểm, Quản lý và Kinh doanh không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính - Ngân hàng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ):

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Kinh tế tiền tệ - ngân hàng
3
4
Quản trị ngân hàng thương mại
3
5
Tài chính doanh nghiệp 1
3
 
Tổng cộng:
 
15

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy nhóm ngành Kế toán - Kiểm toán, Kinh tế học, Bảo hiểm, Quản lý và Kinh doanh không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính - Ngân hàng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ).

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Kinh tế tiền tệ - ngân hàng
3
4
Quản trị ngân hàng thương mại
3
5
Tài chính doanh nghiệp 1
3
6
Đầu tư tài chính
3
7
Nguyên lý kế toán
3
8
Nguyên lý marketing
3
9
Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
3
 
 
 
Tổng cộng:
 
 
27
 
* Đối với ngành Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh)

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy nhóm ngành Kinh doanh, Kinh tế học, Quản lý, Kế toán - Kiểm toán và Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ).

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Quản trị học   
3
4
Nguyên lý Quản trị Kinh doanh
3
5
Nguyên lý Marketing
3
 
Tổng cộng: 
15

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy nhóm ngành Kinh doanh, Kinh tế học, Quản lý, Kế toán - Kiểm toán và Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ).

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Quản trị học   
3
4
Nguyên lý Quản trị Kinh doanh
3
5
Nguyên lý Marketing
3
6
Nguyên lý Kế toán
3
7
Quản trị tài chính       
3
8
Quản trị Nguồn nhân lực
3
9
Quản trị chiến lược
3
 
Tổng cộng:
 
27

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành: Toán, Toán Tin, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng, Quốc tế học, Luật học, Du lịch, Khoa học chính trị, Giáo dục chính trị, Tiếng Anh và các ngành xã hội, kĩ thuật được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 12 môn (34 tín chỉ):

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Quản trị học   
3
4
Nguyên lý Quản trị Kinh doanh
3
5
Nguyên lý Marketing
3
6
Nguyên lý Kế toán
3
7
Quản trị tài chính       
3
8
Quản trị Nguồn nhân lực
3
9
Quản trị chiến lược
3
10
Quản trị sản xuất và tác nghiệp
2
11
Quản trị chất lượng    
2
12
Kinh tế tiền tệ - ngân hàng
3
 
 
Tổng cộng:
34
 
Đối với chuyên ngành Quản lý kinh tế

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế chuyên ngành Quản lý kinh tế

- Có bằng tốt nghiệp đại học nhóm Kinh tế học nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản lý kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ).

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Quản trị học
3
4
Quản lý nhà nước về kinh tế
3
5
Kinh tế tiền tệ - ngân hàng
3
 
Tổng cộng:
15

- Có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản lý và Kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ).

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Quản trị học   
3
4
Quản lý nhà nước về kinh tế 
3
5
Kinh tế tiền tệ - ngân hàng    
3
6
Khoa học quản lý
3
7
Kinh tế quốc tế          
3
 
Tổng cộng:
 
21

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình 09 môn (27 tín chỉ).

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Quản trị học   
3
4
Quản lý nhà nước về kinh tế 
3
5
Kinh tế tiền tệ - ngân hàng    
3
6
Khoa học quản lý
3
7
Kinh tế quốc tế          
3
8
Marketing       
3
9
Kế toán
3
 
Tổng cộng:
 
27
 
Đối với chuyên ngành Kinh tế chính trị

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế chính trị hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế chính trị.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy nhóm ngành Kinh tế học, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Quản lý và Kinh doanh không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế chính trị được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ):

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Lịch sử các học thuyết kinh tế
3
4
Kinh tế phát triển       
3
5
Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi
3
 
Tổng cộng: 
15

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy nhóm ngành Kinh tế học, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Quản lý và Kinh doanh không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế chính trị được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ):

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Lịch sử các học thuyết kinh tế
3
4
Kinh tế phát triển      
3
5
Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi
3
6
Kinh tế quốc tế          
3
7
Kinh tế tiền tệ-ngân hàng
3
 
Tổng cộng:
21

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác và có bằng lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân chính trị được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ):

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế vi mô
3
2
Kinh tế vĩ mô
3
3
Lịch sử các học thuyết kinh tế
3
4
Kinh tế học phát triển
3
5
Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi
3
6
Kinh tế quốc tế         
3
7
Kinh tế tiền tệ-ngân hàng
3
8
Kinh tế công cộng
3
9
Kinh tế môi trường
3
 
Tổng cộng:
27
 
Đối với chuyên ngành Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp:

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, thương mại, luật, được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình 5 môn (15 tín chỉ).

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Đại cương về quản trị công nghệ
3
2
Thiết kế và công nghệ
3
3
Đại cương về phát triển doanh nghiệp
3
4
Nhập môn khoa học quản trị
3
5
Hệ thống pháp luật Việt Nam về công nghệ và doanh nghiệp
3
 
Tổng cộng:
 
15

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật và khoa học tự nhiên, được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình 5 môn (15 tín chỉ):

TT
Môn học
Số tín chỉ
1
Kinh tế học vĩ mô      
3
2
Kinh tế học vi mô
3
3
Đại cương về phát triển doanh nghiệp
3
4
Nhập môn khoa học quản trị
3
5
Hệ thống pháp luật Việt Nam về công nghệ và doanh nghiệp
3
 
Tổng cộng:
 
15
  
3.2. Điều kiện về thâm niên công tác:

- Những người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên và không thuộc diện phải học bổ sung kiến thức được dự thi ngay.

- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) 

- Riêng đối tượng dự thi thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh có bằng tốt nghiệp đại học chính quy (kể cả loại khá trở lên) các ngành: Toán, Toán Tin, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng, Quốc tế học, Luật học, Du lịch, Khoa học chính trị, Giáo dục chính trị, Tiếng Anh thương mại và các ngành Kĩ thuật phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh lên (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi).

- Riêng đối tượng dự thi thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản lý kinh tế, kể cả người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi) tại một trong những vị trí, lĩnh vực công tác sau đây:

  •  Lãnh đạo, chuyên viên, nghiên cứu viên các đơn vị có chức năng nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hoặc của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.
  • Giảng viên giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
  •  Lãnh đạo từ cấp phó phòng hoặc tương đương trở lên tại các tập đoàn kinh tế, các tổ chức kinh tế nhà nước và tư nhân.

- Riêng đối tượng dự thi thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị: có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác và có bằng lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân chính trị phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kinh tế chính trị

- Riêng đối tượng dự thi thạc sĩ chuyên ngành Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp: phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý khoa học và công nghệ, quản trị kinh doanh (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi), đã đảm nhiệm một trong những vị trí công tác sau đây:

  • Cán bộ, công chức, viên chức đang trực tiếp thực hiện công tác quản lý về khoa học và công nghệ ở các cấp từ trung ương tới địa phương.
  • Cán bộ, công chức, viên chức đang trực tiếp thực hiện công tác quản lý về kinh tế và kinh doanh ở các cấp từ trung ương tới địa phương.
  • Nhân viên quản lý các cấp tại các doanh nghiệp nhà nước, văn phòng đại diện, ngoanh nghiệp có vốn FDI (kể cả nhân viên quản lý người nước ngoài), doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
  • Các giảng viên cao đẳng, giảng viên đại học khối kỹ thuật, kinh tế và quản trị kinh doanh muốn nâng cao trình độ để giảng dạy bộ môn quản trị công nghệ, phát triển doanh nghiệp hoặc các bộ môn khoa học liên ngành.

4. Thời gian đào tạo: 

Đối với đào tạo thạc sĩ:  2 năm. 

 Thời gian kéo dài: được phép là 1 năm cho đào tạo thạc sĩ 

5. Yêu cầu về môn thi Tiếng Anh: 

Năm 2014, ĐHQGHN không tổ chức thi riêng môn ngoại ngữ để cấp Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN. Tuy nhiên, các thí sinh có Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN còn thời hạn sử dụng theo quy định vẫn được công nhận đủ điều kiện ngoại ngữ trong kì thi tuyển sinh sau đại học năm 2014. 

6. Chính sách ưu tiên: 

6.1. Người dự thi thuộc một trong những đối tượng sau được ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo sau đại học:

a. Có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo theo quy định của Chính phủ;

b. Th­ương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hư­ởng chính sách như­ thương binh;

c. Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;

d. Ng­ười dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

6.2. Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệtheo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng ký dự thi. Các đối tượng đ­ược ­ưu tiên theo điểm a, Mục 6.1 phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của chính quyền địa phương nơi công tác.

6.3. Thí sinh dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ và 1 điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng một lần ưu tiên.

7. Hồ sơ dự thi: Theo mẫu phát hành tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

8. Lịch học bổ túc kiến thức: thí sinh xem lịch đăng ký và học bổ túc kiến thức dự thi sau đại học của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chi tiết tại địa chỉ:

- http://ueb.vnu.edu.vn/newsdetail/hbao/9981/truong-%C4%91hkt-to-chuc-cac-lop-hoc-bo-tuc-kien-thuc-nam-2014.htm
 
9. Thời gian nhận hồ sơ: Từ 25/02/2014 đến 15/03/2014

10. Lệ phí đăng ký hồ sơ dự thi:   

- Lệ phí đăng ký hồ sơ dự thi: 60.000 đồng/thí sinh

- Lệ phí dự thi: 360.000 đồng/thí sinh (300.000 đồng/thí sinh đối với thí sinh được bảo lưu kết quả môn Tiếng Anh).

  11. Địa điểm liên hệ: Phòng Đào tạo (Phòng 504, nhà E4), Trường Đại học Kinh tế, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội; Website: www.ueb.vnu.edu.vn;

 Điện thoại:  04.37547506 (máy lẻ 504, 514, 524, 554)

Theo Thethaohangngay