Chiều 2-7, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã chính thức công bố kết quả trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm ĐH chính quy năm 2024.
Điểm chuẩn trúng tuyển vào trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM hệ chính quy năm 2024 cụ thể như sau:
Phương thức 1A: Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (điều 8, khoản 2, Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT).
Phương thức 1B: Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng của các trường THPT toàn quốc theo quy định của ĐHQG-HCM. Đây là các thí sinh thuộc nhóm 05 học sinh giỏi có điểm trung bình cộng học lực 03 năm THPT cao nhất trường. Mỗi trường THPT chỉ được giới thiệu 01 học sinh vào một đơn vị của ĐHQG-HCM. Năm 2024, ngành đào tạo có điểm chuẩn cao nhất theo phương thức này là Marketing với 28.6 điểm (thang điểm 30).
Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG TP.HCM. Đây là các thí sinh đạt học lực giỏi 03 năm THPT hoặc là thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia, học tại 149 trường THPT theo quy định ĐHQG-HCM. Điểm xét tuyển của phương thức này là tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11, lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp môn xét tuyển do thí sinh đăng ký. Năm 2024, tất cả các ngành/chuyên ngành của UEL đều có điểm chuẩn từ 72.10 điểm trở lên (theo thang điểm 90). Điểm trúng tuyển bình quân của phương thức này là 81.66 (trung bình 9 điểm/môn).
05 trường THPT có số lượng hồ sơ nộp theo phương thức này nhiều nhất là: Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Kiên Giang), Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên), THPT Nguyễn Đình Chiểu (Tiền Giang), Trường THPT chuyên Chu Văn An (Bình Định), Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi).
Phương thức 4: Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM năm 2024. UEL sử dụng kết quả của cả 02 đợt thi (tháng 4 và tháng 6) để xét tuyển. Trúng tuyển theo phương thức này là những thí sinh thuộc Top 25% thí sinh có điểm CAO NHẤT Kỳ thi ĐGNL ĐHQG-HCM.
Điểm trung bình đủ điều kiện trúng tuyển năm 2024 là 874, trong đó, điểm trung bình các ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế là 863 điểm, lĩnh vực Kinh doanh là 890 điểm và lĩnh vực Luật là 849 điểm.
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL, ...) kết hợp kết quả học tập THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/chứng chỉ A-level. Đây là năm thứ 6 UEL sử dụng phương thức xét tuyển này và áp dụng cho tất cả ngành đào tạo. Điểm chứng chỉ quốc tế cao nhất ở phương thức này là chứng chỉ IELTS 8.5, SAT 1.560. Số hồ sơ có chứng chỉ IELTS 7,0 trở lên nộp vào Trường chiếm hơn 36% tổng số lượng hồ sơ xét tuyển.
Lưu ý:
Thí sinh chính thức trúng tuyển khi được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2024.
Thí sinh theo dõi thông báo hướng dẫn của Trường (được gửi qua tin nhắn SMS theo số điện thoại thí sinh đã đăng ký trong hồ sơ xét tuyển), thực hiện đăng ký và sắp xếp nguyện vọng đúng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để được công nhận trúng tuyển chính thức.
Nếu thí sinh nằm trong danh sách đủ điều kiện trúng tuyển và muốn nhập học ở phương thức nào thì đăng ký là “Nguyện vọng 1” trên cổng đăng ký xét tuyển đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo trúng tuyển vào UEL.
Thời gian thực hiện đăng ký xét tuyển nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo: từ ngày 18/7/2024 đến 17g00 ngày 30/7/2024.
Theo TTHN
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau:
Lịch thi TSA 2025 - đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức được công bố gồm 3 đợt thi. Theo đó, đợt 1 bắt đầu từ tháng 1/2025. Cụ thể 3 đợt thi như sau:
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.