Chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2023 tăng so với năm trước, chỉ tiêu tối thiểu là 45%.
Tăng cường xét tuyển tổng hợp
Theo kế hoạch hoạt động trọng tâm về đào tạo năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tăng cường triển khai các phương thức xét tuyển do đại học này xây dựng chung và tổ chức thực hiện.
Đáng chú ý, tỉ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức đánh giá năng lực tối thiểu đạt 45%; mở rộng quy mô và địa điểm thi đánh giá năng lực. Đồng thời, sẽ đánh giá và tiếp tục triển khai phương thức xét tuyển dựa trên tổ hợp nhiều tiêu chí (theo cách của Trường đại học Bách khoa đã thực hiện trong kỳ tuyển sinh năm 2022).
PGS.TS Trần Thiên Phúc - phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho hay từ năm 2023, trường này đề xuất tiếp tục đổi mới phương thức tuyển sinh với các trọng tâm: triển khai và phát triển kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM để trở thành một kỳ thi quan trọng trong công tác tuyển sinh tại trường này nói riêng, ở các đơn vị thuộc hệ thống đại học này nói chung và rộng hơn cho cả nước.
Tiếp tục triển khai và tăng cường công tác xét tuyển theo hướng tổng hợp nhiều tiêu chí nhằm tuyển đúng thí sinh giỏi, có năng lực và thái độ phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành/nghề.
Chất lượng thí sinh xét tuyển tổng hợp rất cao
Theo Đại học Quốc gia TP.HCM, số lượng thí sinh nhập học bằng phương thức xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực năm 2022 đạt 35,39% so với chỉ tiêu đề ra là 40%.
Mục tiêu này tuy chưa đạt được nhưng là một tỉ lệ khá tốt so với năm 2021 (chưa tới 20%). Trong khi phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT dưới 40% tổng chỉ tiêu, đã đạt mục tiêu đại học này đề ra.
Riêng Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), năm 2022 đã dành khoảng 70-90% tổng chỉ tiêu trong 5.000 chỉ tiêu đại học chính quy cho phương thức tổng hợp. Có 13.922 nguyện vọng đăng ký theo phương thức tổng hợp cho khoảng 3.500 chỉ tiêu, đạt tỉ lệ khoảng 400%.
PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết: "Phân tích dữ liệu thí sinh đã trúng tuyển bằng phương thức tổng hợp cho thấy có 43,2% thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực từ 800 điểm, thuộc top 6% thí sinh có điểm thi năng lực năm 2022 cao nhất, và có 43% có điểm thi THPT (theo tổ hợp đăng ký xét tuyển) từ 26 điểm (66,7% có điểm từ 25 điểm).
Điều này cho thấy, mặc dù đây là năm đầu tiên trường áp dụng phương thức tổng hợp này, nhưng thí sinh đã trúng tuyển vào trường đều có học lực rất tốt".
Theo Báo Tuổi Trẻ
Thi đánh giá năng lực 2025 là thi môn gì, gồm mấy môn, đánh giá năng lực thi những môn nào là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh 2K7 - lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các em tham khảo ngay dưới đây để có định hướng học và ôn tập nhé.
Đề án tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (HCMUT) công bố vào ngày nào? Điều kiện xét tuyển của một số phương thức là gì? Thí sinh thi ĐGNL Hà Nội sẽ được sử dụng ra sao trong công tác tuyển sinh của Trường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về tuyển sinh Đại học Bách khoa HCM
Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?
Thi đánh giá năng lực ĐHQGHCM năm 2025 có tổ hợp môn không? Thí sinh có được lựa chọn môn thi trong phần 3 ĐGNL HCM không? Xem chi tiết các môn thi trong bài thi ĐGNL ĐHQGHCM 2025 phía dưới.