Đáp án đề thi môn Văn khối C của Bộ GD&ĐT năm 2014

Đáp án đề thi đại học môn Văn khối C năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tuyensinh247 cập nhật thức năm ngày 10/7/2014.

Đề thi môn Văn khối C năm nay được ra theo hướng mở không yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng, mà đòi hỏi thí sinh phải có khả năng và kiến thức thực tiễn thì mới đạt điểm tối đa. 

Đề thi đại học môn Văn khối C năm 2014

Đáp án đề thi môn Văn khối C năm 2014 chính xác của Bộ GD&ĐT

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

 

Đọc đoạn thơ trong bài Đò Lèn của Nguyễn Duy và thực hiện các yêu cầu

2,0

 

Yêu cầu chung

 

 

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể thơ trữ tình để làm bài.

- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được tâm tình của tác giả, hiểu được vẻ đẹp của tiếng Việt, nhận ra được các phương thức biểu đạt được dùng trong đoạn trích.

 

 

Yêu cầu cụ thể

 

1.

Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm, tự sự, miêu tả.

0,5

2.

- Từ “lảo đảo”: khắc họa sống động hình ảnh cô đồng lúc hành lễ trong cái nhìn thích thú của cháu.

- Từ “thập thững”: khắc họa chân thực hình ảnh người bà bươn chải kiếm sống trong nỗi xót xa của cháu khi nhớ lại.

0,5

3.

- Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua hai thế giới khác nhau: cháu thì mải mê với những trò vui (câu cá, bắt chim, ăn trộm nhãn, xem lễ,…), bà thì vất vả kiếm sống ngày đêm (mò cua, xúc tép, gánh chè xanh).

- Qua những hồi ức về tuổi thơ vô tư, người cháu đã bày tỏ nỗi ân hận, day dứt của mình: chưa biết yêu thương, chia sẻ với bà.

1,0

II

 

Suy nghĩ từ ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòngích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình…

3,0

 

Yêu cầu chung

 

 

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải

huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày

tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và

căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân

thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp quốc tế.

 

 

Yêu cầu cụ thể

 

1.

Giải thích ý kiến

0,5

 

Ý kiến nêu lên quan niệm về kẻ mạnh; ý kiến này không nhìn nhận kẻ mạnh ở vị thế hay uy

lực mà ở tư cách, cụ thể là ở cách hành xử. Quan niệm được thể hiện triệt để bởi hai vế

tương hỗ. Vế phủ định: ức hiếp người khác để thỏa mãn lòng tham, lòng ích kỉ không phải

 kẻ mạnh. Vế khẳng định: sẵn sàng nâng đỡ, hỗ trợ người khác mới đúng là kẻ mạnh.

 

 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

 

2.

Bàn luận

2,0

 

Thí sinh có thể mở rộng sự bàn luận ra các hướng khác nhau; dưới đây là những ý tham khảo:

- Điều tạo nên sức mạnh chân chính của mỗi con người trong cuộc sống cũng như của một

quốc gia trên trường quốc tế không chỉ là ưu thế tự thân mà còn là cách hành xử. Với mỗi

cá nhân, đó là sự quan tâm, nâng đỡ, tương trợ để cùng chung sống xuất phát từ tình

thương, lòng vị tha; với một quốc gia, đó là hành động tôn trọng, hợp tác, hỗ trợ để cùng

tồn tại, phát triển xuất phát từ tinh thần quốc tế.

- Khẳng định tính đúng đắn của luận đề: tư cách mỗi con người cũng như một quốc gia bao

giờ cũng được nhìn nhận trong quan hệ với cộng đồng, tuân theo những chuẩn mực nhân

văn phổ quát. Ở đâu và thời nào, lòng ích kỉ và lối hành xử bạo lực cũng là phản nhân văn,

phi nhân đạo. Trong thời đại văn minh, khi các giá trị nhân văn, các quy ước quốc tế được

đề cao, thì càng phải cực lực lên án và loại bỏ những điều trái với đạo lí đó.

 

3.

Bài học nhận thức và hành động

0,5

 

Từ những suy nghĩ và liên hệ của mình, thí sinh có thể rút ra những bài học khác nhau;

dưới đây là những ý tham khảo:

- Trong quan hệ giữa người và người: xây dựng lối sống trọng tình người, hành vi ứng xử

có văn hóa; luôn có ý thức quan tâm, bảo vệ, nâng đỡ người khác; phê phán lối hành xử

bạo lực, ỷ thế ức hiếp, chà đạp người khác.

- Trong quan hệ giữa các quốc gia: đề cao sự tôn trọng, hợp tác, tương trợ; phê phán những

quốc gia ỷ thế là kẻ mạnh để gây hấn, áp đặt, xâm chiếm đối với các quốc gia khác.

 

III

 

Cảm nhận về hình tượng sông Hương và bình luận các ý kiến…

5,0

 

Yêu cầu chung

 

 

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy

động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng

cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách  khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có

căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

 

 

Yêu cầu cụ thể

 

1.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

0,5

 

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút kí, có văn phong giàu chất trí tuệ và tài hoa.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm xuất sắc thể hiện tình yêu của tác giả dành cho xứ Huế

và cũng là cho đất nước. Hình tượng sông Hương được khắc họa với nhiều vẻ đẹp khác nhau.

 

2.

Giải thích ý kiến

0,5

 

- Vẻ đẹp nổi bật là vẻ đẹp hiện trên bề nổi, gây ấn tượng vượt trội, dễ nhận thấy bằng trực cảm.

Ý kiến thứ nhất coi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ là vẻ đẹp nổi bật của sông Hương.

- Vẻ đẹp bề sâu là vẻ đẹp ẩn chìm, đòi hỏi phải có tri thức sâu rộng và chiêm nghiệm

công phu mới khám phá được. Ý kiến thứ hai coi những trầm tích văn hóa, lịch sử là vẻ

đẹp bề sâu của sông Hương.

 

 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

 

3.

Cảm nhận về hình tượng sông Hương

3,0

 

Thí sinh có thể cảm nhận về các vẻ đẹp khác của hình tượng sông Hương, nhưng cần bám

sát các ý kiến nêu trong đề. Dưới đây là những ý tham khảo:

- Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ: những cảnh trí, sắc màu của sông

nước, núi đồi, bãi biền, cây cỏ,... giàu chất thơ, đầy gợi cảm; những dáng nét của khúc

uốn, đường cong, điệu chảy, nhịp trôi,... gợi nhiều liên tưởng về mĩ nhân, về tình tự lứa

đôi đầy quyến rũ và say đắm.

- Vẻ đẹp của những trầm tích văn hóa, lịch sử: sông Hương là “người mẹ phù sa của

một vùng văn hóa xứ sở”, và bao đời nay vẫn được tô điểm bởi vô vàn công trình thi ca,

âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc; sông Hương gắn với biết bao võ công oanh liệt

qua các thời đại lịch sử.

- Nghệ thuật: phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất

trữ tình, chất triết luận.

 

4.

Bình luận về ý kiến

1,0

 

Thí sinh có thể đồng tình với một trong hai, hoặc với cả hai ý kiến trên; cũng có thể đưa ra

nhận định khác của riêng mình. Dưới đây là những ý tham khảo:

- Cả hai ý kiến đều có tính khái quát, sâu sắc, nhấn mạnh những vẻ đẹp khác nhau của hình

tượng sông Hương: cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ là vẻ đẹp nổi bật; những trầm tích

văn hóa, lịch sử là vẻ đẹp bề sâu.

- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn

nhận toàn diện và thống nhất về vẻ đẹp của sông Hương.

 

Lưu ý chung

1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các

phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý

ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Lưu ý: Để Xem Điểm thi đại học năm 2014, các em truy cập Diemthi.tuyensinh247.com

Theo Thethaohangngay

Xem thêm tại đây: Đáp án đề thi khối C