Đề án tuyển sinh 2015 Đại học kinh tế Nghệ An

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An được thành lập theo quyết định số 205/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế dự kiến chỉ tiêu 2500 cho năm 2015

 ĐỀ ÁN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN

 

 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An được thành lập  theo quyết định số 205/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An. Trường  là cơ sở giáo dục Đại học công lập, trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An; chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  Chức năng của trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực Kinh tế, Nông – Lâm nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An hiện tại đào tạo 06 ngành bậc Đại học, 07 ngành bậc Cao đẳng, 10 ngành Trung cấp chủ yếu là các ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế, Nông, Lâm nghiệp và Quản lý tài nguyên, môi trường.  Đây là các ngành hết sức cần thiết đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khu vực và đất nước.

 THÔNG TIN TUYỂN SINH

ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

Tên trường,

Ngành học

Ký hiệu trường

Mã Ngành

Môn thi

Dự kiến chỉ tiêu

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ NGHỆ AN

CEA

   

2500

- Phương thức TS: Trường tuyển sinh theo 2 phương thức sau:

+ Phương thức 1: Xét tuyển các thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia ở các cụm thi do trường đại học chủ trì có kết quả đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định

+ Phương thức 2: Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập THPT có tổng điểm 3 môn theo khối xét tuyển>=18,0 đối với hệ đại học; 16,5 đối với hệ cao đẳng

- Vùng tuyển sinh: tuyển sinh trong cả nước

Số 51, Lý Tự Trọng, Phường Hà Huy Tập, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An

Website: dhktna.edu.vn

ĐT: 0383.831768

         

Các ngành đào tạo đại học:

     

2000

 

Quản trị kinh doanh

 

D340101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

   

Kế toán

 

D340301

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

   

Kinh tế

 

D310101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

   

Quản lý

đất đai

 

D850103

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

   

Khoa học cây trồng

 

D620110

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

   

Lâm nghiệp

 

D620201

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

   

Thú y

 

D640101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

   

Các ngành đào tạo cao đẳng:

     

500

 

Kế toán

 

C340301

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

   

Tài chính ngân hàng

 

C340201

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

   

Quản trị kinh doanh

 

C340101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

   

Quản lý đất đai

 

C850103

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

   

Khoa học cây trồng

 

C620110

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

   

Lâm nghiệp

 

C620201

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

   

Chăn nuôi

 

C620105

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

   

 

1.2.3. Cách xác định điểm xét tuyển

 

a. Điểm xét  tuyển:

 

Điểm xét tuyển = Điểm TBC môn 1 + Điểm TBC môn 2 + Điểm TBC môn 3 + Điểm ưu tiên

 

Trong đó:

 

- Điểm TBC môn học: Là điểm bình quân cộng của môn học đó ở 3 kỳ

 

(kỳ 1, kỳ 2 năm lớp 11 và kỳ 1 năm lớp 12)

 

- Điểm ưu tiên: Theo quy định trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành

 

b. Nguyên tắc xét tuyển: Lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của các ngành.  

 

1.2.4. Quy trình xét tuyển:

 

a. Hồ sơ xét tuyển gồm:

 

     - Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của trường Đại học Kinh tế Nghệ An).

 

     - Học bạ THPT (phô tô công chứng).

 

     - Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công  chứng).

 

     - Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có).

 

     - 02 Phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ của người nhận.

 

b. Thời gian, địa điểm và phương thức nhận hồ sơ, xét tuyển

 

     * Thời gian: Từ 20/3/2015 đến 30/9/2015, chia thành nhiều đợt xét tuyển. Thời gian xét tuyển lần 1 từ ngày 01/7/2015 đến 10/7/2015

 

     Đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT sẽ nộp bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng) trước ngày 01/7/2015.

 

     * Địa điểm: Phòng Đào tạo – Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Số 51, Đường Lý Tự Trọng, Phường Hà Huy Tập, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Điện thoại: (038) 3831768 hoặc (038) 3522859

 

     * Phương thức:

 

     - Nộp hồ sơ xét tuyển theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

     - Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo – Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Số 51, Đường Lý Tự Trọng, Phường Hà Huy Tập, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Điện thoại: (038) 3831768 hoặc (038) 3522859

PHỤ LỤC 3

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG NĂM 2015

Năm 2015, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An sẽ tuyển sinh các ngành Đại học, Cao đẳng chính quy, vừa làm vừa học như sau:

TT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Khối tuyển

Môn theo khối tuyển

A

Hệ Đại học

 

 

 

1

Quản trị kinh doanh

D340101

A,A1,D

- Khối A: Toán, Lý, Hóa

- Khối A1: Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Khối B: Toán, Hóa, Sinh

- Khối D: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

2

Tài chính - Ngân hàng

D340201

A,A1,D

 

3

Kế toán

D340301

A,A1,D

 

4

Kinh tế

D310101

A,A1,D

 

5

Quản lý đất đai

D850103

A,A1,B

 

6

Khoa học cây trồng

D620110

A,A1,B

 

7

Lâm nghiệp

D620201

A,A1,B

 

8

Thú y

D640101

A,A1,B

 

B

Hệ Cao đẳng

 

 

 

1

Kế toán

C340301

A,A1,D

- Khối A: Toán, Lý, Hóa

- Khối A1: Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Khối B: Toán, Hóa, Sinh

- Khối D: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

2

Tài chính ngân hàng

C340201

A,A1,D

 

3

Quản trị kinh doanh

C340101

A,A1,D

 

4

Quản lý đất đai

C850103

A,A1,B

 

5

Khoa học cây trồng

C620110

A,A1,B

 

6

Lâm nghiệp

C620201

A,A1,B

 

7

Chăn nuôi

C620105

A,A1,B

 

PHỤ LỤC 4

 

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án

- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Căn cứ Luật Giáo dục Đại học năm 2012;

- Căn cứ Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”;

- Căn cứ Quyết định số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Căn cứ Thông tư 06/2014/TT-BGDĐT ngày 11  tháng 3  năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Căn cứ Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Căn cứ Công văn số 4004/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ GD & ĐT về việc xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh năm 2015;

- Căn cứ Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Căn cứ Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19 tháng 9 năm 2014 V/v tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015.

2. Mục đích

- Góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

- Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển dần sang phương thức tuyển sinh riêng theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục Đại học.

- Chủ động tuyển chọn thí sinh đáp ứng yêu cầu về trình độ văn hóa, đạo đức, sức khỏe phù hợp với các ngành, chuyên ngành và nội dung chương trình đào tạo của Trường được phép đào tạo;

- Đảm bảo chất lượng, phù hợp ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương và nhu cầu nhân lực của xã hội cần.

- Khai thác có hiệu quả năng lực toàn diện của Trường, trên cơ sở ổn định và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

3. Nguyên tắc

Đề án tự chủ tuyển sinh của Trường được xây dựng trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Tuân thủ triệt để những quy định của Luật giáo dục đại học cũng như những mục tiêu định hướng mang tính nguyên tắc về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước;

- Đảm bảo lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh và tuân thủ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thực hiện nghiêm túc những nội dung trong Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Xây dựng phương thức tuyển sinh vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng thí sinh trúng tuyển; vừa tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu số lượng phù hợp với các ngành đào tạo;

- Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

II. Phương án tuyển sinh

 1. Phương thức tuyển sinh

Năm 2015, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đăng ký thực hiện tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng theo 2 phương thức:

- Xét tuyển căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (các cụm thi do các trường ĐH chủ trì) của 03 môn thi thuộc khối xét tuyển của Trường.

- Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập THPT được ghi trong học bạ của 03 môn học thuộc khối xét tuyển của Trường.

1.1. Xét tuyển căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (các cụm thi do các trường ĐH chủ trì) của 03 môn thi thuộc khối xét tuyển của Trường

1.1.1. Tiêu chí xét tuyển:

 Việc xét tuyển dựa vào các tiêu chí sau:

    a) Thí sinh thi Kỳ thi THPT quốc gia do các trường đại học chủ trì đã đủ điều kiện tốt nghiệp.

    b) Kết quả thi của tổ hợp các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia từ mức điểm tối thiểu do trường lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng của Bộ GD&ĐT ứng với từng bậc đại học, cao đẳng.

   c) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh được thực hiện theo quy định hiện hành.

   d) Thí sinh nộp hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định của Quy chế  tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả thi của thí sinh và chính  sách ưu tiên, Trường xét điểm trúng tuyển theo từng ngành đào tạo của trường.

1.1.2. Chỉ tiêu và  ngành thi, xét tuyển:

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An dự kiến dành 70% chỉ tiêu chỉ tiêu đại học và 70% chỉ tiêu cao đẳng để xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi THPT quốc gia với tổ hợp các môn thi đạt ngưỡng tối thiểu do Bộ công bố gồm các ngành sau:

Ngành học

Mã Ngành

Môn xét tuyển

Dự kiến chỉ tiêu

Các ngành đào tạo đại học:

   

70%

Quản trị kinh doanh

D340101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Kế toán

D340301

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Kinh tế

D310101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Quản lý đất đai

D850103

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Khoa học cây trồng

D620110

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Lâm nghiệp

D620201

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Thú y

D640101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Các ngành đào tạo cao đẳng:

   

70%

Kế toán

C340301

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Tài chính ngân hàng

C340201

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Quản trị kinh doanh

C340101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Quản lý đất đai

C850103

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Khoa học cây trồng

C620110

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Lâm nghiệp

C620201

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Chăn nuôi

C620105

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

1.1.3. Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển:

      a) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì có kết quả thi của các môn thi trong tổ hợp các môn thi đạt ngưỡng tối thiểu do Bộ GDĐT công bố.

      b) Điểm trúng tuyển không nhân hệ số.

      c) Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào trường với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định.

      d)  Nguyên tắc xét tuyển: Lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của các  ngành.

1.1.4. Lịch tuyển sinh, phương thức đăng ký tuyển sinh, chính sách ưu tiên  tuyển sinh và lệ phí tuyển sinh:

    Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

1.2. Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông

1.2.1. Tiêu chí xét tuyển:

- Tốt nghiệp Trung học phổ thông.

- Thí sinh có điểm bình quân 3 môn của khối xét tuyển ở lớp lớp 11 và kỳ 1 ở lớp 12 (3 kỳ) đạt từ 6,0 điểm trở lên (cho Đại học) và 5,5 điểm trở lên (cho Cao đẳng) đủ điều kiện xét tuyển.

- Hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên

1.2.2. Chỉ tiêu và ngành xét tuyển:

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An dự kiến dành 30% chỉ tiêu đại học và 30% chỉ tiêu cao đẳng để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT và kết quả học tập bậc trung học phổ thông với các ngành sau:

Ngành học

Mã Ngành

Môn xét tuyển

Dự kiến chỉ tiêu

Các ngành đào tạo đại học:

   

30%

Quản trị kinh doanh

D340101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Kế toán

D340301

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Kinh tế

D310101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Quản lý đất đai

D850103

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Khoa học cây trồng

D620110

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Lâm nghiệp

D620201

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Thú y

D640101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Các ngành đào tạo cao đẳng:

   

30%

Kế toán

C340301

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Tài chính ngân hàng

C340201

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Quản trị kinh doanh

C340101

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Văn Ngoại ngữ

 

Quản lý đất đai

C850103

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Khoa học cây trồng

C620110

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Lâm nghiệp

C620201

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

Chăn nuôi

C620105

- Toán, Lý, Hóa

- Toán, Lý, Ngoại ngữ

- Toán, Hóa, Sinh

 

 

1.2.3. Cách xác định điểm xét tuyển

a. Điểm xét  tuyển:

Điểm xét tuyển = Điểm TBC môn 1 + Điểm TBC môn 2 + Điểm TBC môn 3 + Điểm ưu tiên

Trong đó:

- Điểm TBC môn học: Là điểm bình quân cộng của môn học đó ở 3 kỳ

(kỳ 1, kỳ 2 năm lớp 11 và kỳ 1 năm lớp 12)

- Điểm ưu tiên: Theo quy định trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành

b. Nguyên tắc xét tuyển: Lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của các ngành.  

1.2.4. Quy trình xét tuyển:

a. Hồ sơ xét tuyển gồm:

     - Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của trường Đại học Kinh tế Nghệ An).

     - Học bạ THPT (phô tô công chứng).

     - Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công  chứng).

     - Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có).

     - 02 Phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ của người nhận.

b. Thời gian, địa điểm và phương thức nhận hồ sơ, xét tuyển

     * Thời gian: Từ 20/3/2015 đến 30/9/2015, chia thành nhiều đợt xét tuyển. Thời gian xét tuyển lần 1 từ ngày 01/7/2015 đến 10/7/2015

     Đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT sẽ nộp bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng) trước ngày 01/7/2015.

     * Địa điểm: Phòng Đào tạo – Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Số 51, Đường Lý Tự Trọng, Phường Hà Huy Tập, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Điện thoại: (038) 3831768 hoặc (038) 3522859

     * Phương thức:

     - Nộp hồ sơ xét tuyển theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     - Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo – Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Số 51, Đường Lý Tự Trọng, Phường Hà Huy Tập, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Điện thoại: (038) 3831768 hoặc (038) 3522859

1.2.5. Chính sách ưu tiên và lệ phí xét tuyển:

     - Chính sách ưu tiên: thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo mức điểm được hưởng vào tổng điểm chung để xét tuyển.

     - Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh:

Việc tổ chức xét tuyển như đề xuất trong phương án tuyển sinh cho phép trường lựa chọn được các thí sinh có đủ điều kiện về kiến thức, văn hóa, thông qua ngưỡng xét tuyển tối thiểu hoặc mức điểm bình quân về kết quả học tập. Tạo sự linh hoạt trong các hình thức tuyển sinh mà vẫn đảm bảo phù hợp với các quy chế tuyển sinh đào tạo hiện hành.

2.1. Ưu điểm của phương án:

      - Giảm việc gây áp lực trong thi  và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng cho thí sinh.

      - Đáp ứng  nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.

      - Việc sử dụng đồng thời 2 phương thức tuyển sinh là cơ hội để trường phân tích, so  sánh hiệu quả của hai phương thức tuyển sinh làm cơ sở có những điều chỉnh cho năm sau tiến tới tự chủ tuyển sinh vào năm 2016 và năm 2017.

      - Khai thác tốt tiềm năng về đội ngũ và cơ sở vật chất của Nhà trường trong công tác đào tạo và tuyển sinh.

      - Tiết kiệm chi phí cho gia đình thí sinh và nhà trường trong công tác tuyển  sinh.

2.2.Nhược điểm của phương án:

Thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh ở các trường khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển, dẫn đến tồn tại số thí sinh ảo khi xét tuyển

2.3. Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề xuất:

- Việc sử dụng tiêu chí dựa trên kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (giao cho các trường đại học chủ trì) sẽ đảm bảo được chất lượng của kỳ thi, vì vậy sử dụng kết quả kỳ thi là có độ tin cậy tốt, công bằng cho các thí sinh trong toàn quốc.

- Việc xét tuyển còn sử dụng kết quả học tập của cả quá trình học tập ở trường phổ thông thay cho kết quả một kì thi tuyển sinh, cho phép đánh giá năng lực toàn diện của thí sinh phát huy được năng lực học tập của mình ở trường đại học, tạo ra sự công bằng, khách quan cho tất cả các thí sinh, hạn chế được sự may rủi trong các kì thi tuyển sinh.

2.4.  Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, của học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh.

a) Thuận lợi:

- Giảm áp lực trong thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho thí sinh và xã hội.

- Khai thác tốt tiềm năng về đội ngũ và cơ sở vật chất của nhà trường trong công tác tuyển sinh.

- Được sự giúp đỡ của UBND tỉnh, sự phối hợp của các ban ngành liên quan trong tỉnh để triển khai thực hiện phương án tuyển sinh

- Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.

b) Khó khăn:

Do lượng thí sinh ảo nhiều, nên việc xác định số lượng trúng tuyển để gọi thí sinh đến nhập học cho vừa chỉ tiêu của năm (không thiếu hoặc thừa) sẽ gặp khó khăn.

2.5  Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án  tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực.

- Trong các tiêu chí xét tuyển có tiêu chí lấy kết quả của 3 kỳ học THPT, do đó có thể xảy ra tình trạng thay học bạ, bảng điểm đối với những em có kết quả thấp.

- Vì xét tuyển, nên có thể lợi dụng quan hệ với người thân trong trường hoặc nhờ cán bộ làm công tác tuyển sinh.

Để ngăn chặn, khắc phục những hiện tượng trên, nhà trường sẽ sử dụng các biện pháp:

- Kiểm tra chặt chẽ bản chính học bạ THPT.

- Xác minh Học bạ của các trường hợp nghi ngờ có tiêu cực.

- Công khai rộng rãi Đề án tuyển sinh của nhà trường để mọi người biết cùng tham gia giám sát quá trình xét tuyển.

- Xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm qui chế tuyển sinh và có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những trường  hợp phát hiện các hiện tượng tiêu cực.

- Phối hợp với PA83 Công an tỉnh Nghệ An trong công tác xét tuyển và hậu kiểm tuyển sinh.

3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

3.1. Về nhân lực: Đội ngũ giảng viên cơ hữu đến ngày 31/8/2014

Học hàm, học vị

Phó giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Số lượng

-

7

93

68

    

 

3.2. Cơ sở vật chất: đến ngày 31/8/2014

Hạng mục

Diện tích sàn xây dựng (m2)

a) Hội trường, giảng đường, phòng học các loại

13.386

b) Thư viện, trung tâm học liệu

438

c) Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập

2190

Tổng

16.014 m2

     Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công tác chuẩn bị tuyển sinh

- Căn cứ quy định của Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD & ĐT về công tác tuyển sinh, Trường ban hành Quy chế tuyển sinh của Trường năm 2015 và ra quyết định thành lập Hội đồng  tuyển sinh:

+ Hội đồng tuyển sinh của Nhà trường do Hiệu trưởng làm chủ tịch Hội đồng và Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm Phó chủ tịch Hội đồng, trưởng phòng Đào tạo làm Ủy viên thường trực. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

+ Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc, bao gồm: Ban thư ký, Ban xét tuyển, Ban thanh tra, Ban cơ sở vật chất.

- Trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh. Thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: Tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối xét tuyển, ngành xét tuyển, thời gian xét tuyển và các thông tin liên quan.

- Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển, các Ban giúp việc cho Hội đồng; các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu đăng ký xét tuyển. Những công việc trên do phòng Đào tạo chịu trách nhiệm và phối hợp thực hiện.

2. Tổ chức tuyển sinh

- Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng tuyển sinh, các Ban thư ký, xét tuyển, thanh tra, ban cơ sở vật chất sẽ thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của mình như Quy chế tuyển sinh mà trường đã quy định.

- Sau khi Ban thư ký tập hợp, thống kê và nhập dữ liệu đầy đủ các hồ sơ của các thí sinh tham gia xét tuyển, sẽ báo cáo Hội đồng xét tuyển để tổ chức xét tuyển. Việc xét tuyển được tiến hành như sau:

+ Căn cứ vào dữ liệu điểm thi THPT Quốc gia, hoặc két quả điểm học tập THPT, Ban thư ký nhập vào máy tính, những thí sinh nào có các môn thi cùng khối xét tuyển đạt ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu thì được dự xét vào trường theo ngành đăng ký.

+ Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 của Trường, nhà trường sẽ chia thành nhiều đợt xét tuyển đến khi đủ chỉ tiêu thì kết thúc kỳ tuyển sinh của năm 2015 hoặc không chậm hơn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Tổng hợp thông tin và công bố kết quả xét tuyển cho thí sinh, như lịch đã thông báo.

- Ban Thanh tra tuyển sinh sẽ thường xuyên giám sát quá trình thu nhận hồ sơ, thống kê, nhập dữ liệu hồ sơ, cũng như công tác xét tuyển để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực, gian lận (nếu có).

- Nhà trường sẽ phối hợp với lực lượng công an tham gia giám sát quá trình tuyển sinh, đặc biệt là thời gian xét tuyển, để công tác tuyển sinh được an toàn, bảo mật và tăng tính khách quan.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín đối với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh do trưởng phòng Thanh tra chịu trách nhiệm thực hiện theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường.

Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.

4. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan:

- Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng và các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh:

+ Hội đồng tuyển sinh của Trường.

+ Ban thanh tra công tác tuyển sinh.

+ Hòm thư góp ý của Trường.

- Trách nhiệm của người tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải có bằng chứng cụ thể và được xác minh về tính chính xác.

- Các cá nhân và tổ chức tiếp nhận thông tin tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng và xác minh tính chân thực của bằng chứng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo với Hội đồng tuyển sinh để có biện pháp xử lí thích hợp.

5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định

Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai đoạn triển khai nội dung đề án tuyển sinh 2015. Kết thúc kỳ tuyển sinh, Nhà trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ GD & ĐT.

6. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh

- Nhà trường sẽ báo cáo với UBND tỉnh Nghệ An để nhận được sự quan tâm hỗ trợ và giúp đỡ.

- Đồng thời trong các kỳ tuyển sinh, Nhà trường luôn nhận được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, Công An tỉnh Nghệ An, Tỉnh Đoàn Nghệ An, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh cũng như các đơn vị truyền thông khác.

 

IV. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

1  Lộ trình thực hiện:

- Sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép công bố Đề án tuyển sinh  để  lấy ý kiến góp ý trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định, trường sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án và nếu được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án tuyển sinh riêng của trường đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Nhà trường sẽ  thực hiện từ năm 2015.

- Sau kỳ tuyển sinh năm 2015, trường sẽ tổ chức phân tích, rút kinh nghiệm và sẽ có các điều chỉnh thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh theo hướng tăng mức độ tự chủ trong tuyển sinh theo lộ trình, định hướng của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Từ năm 2016, trường dự kiến xây dựng và thực hiện tuyển sinh trên cơ sở đánh giá thí sinh toàn diện hơn, trong đó vẫn sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và kết quả học tập THPT, đại học

2 Cam kết của trường.

- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục & Đào tạo và UBND tỉnh Nghệ An.

- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường được công bố rộng rãi, công khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2015, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Xử lí nghiêm các hiện tượng tiêu cực, vi phạm Quy chế theo quy định.

Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học và thi cử, ... Trường Đại học Kinh tế Nghệ An kính trình Bộ Giáo dục và Đào tạo Đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 và mong Bộ xem xét cho phép để tổ chức thực hiện.

Nghê An, ngày 30  tháng 09  năm 2014

HIỆU TRƯỞNG



TS. Dương Xuân Thao

PHỤ LỤC 1

Phụ lục 1:Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường; các văn bản hướng dẫn

- Việc tổ chức xét tuyển theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cũng như xử lý các vi phạm của quy chế tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Tổ chức xét tuyển riêng sử dụng kết quả học tập ở THPT và kết quả kỳ thi THPT quốc gia tuân thủ theo các quy định tại phần nội dung của đề án.

- Sau khi đề án được xác nhận phù hợp, Trường sẽ tiếp tục ban hành các văn bản để hướng dẫn cán bộ, người học nắm vững và tổ chức thực hiện, đồng thời cập nhật lên website của nhà trường tại địa chỉ http://dhktna.edu.vn

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ TUYỂN SINH CỦA NHÀ TRƯỜNG

NĂM TUYỂN SINH

HỆ ĐẠI HỌC

   

HỆ CAO ĐẲNG

   
 

Tổng số chỉ tiêu được giao

Tổng số thí sinh trúng tuyển đã nhập học

Đạt tỷ lệ (%)

Tổng số chỉ tiêu được giao

Tổng số thí sinh trúng tuyển đã nhập học

Đạt tỷ lệ (%)

2009

-

   

1450

1.680

115.86

2010

-

   

1600

1.861

116.31

2011

-

   

1800

1.900

105.56

2012

-

   

2000

1.900

95.00

2013

-

   

2000

1250

62.50

2014

1100

Đang thực hiện tuyển sinh

 

1000

Đang thực hiện tuyển sinh

 




DANH MỤC CÁC NGUỒN LỰC

  1. Cơ sở vật chất

STT

Nội dung

Đv tính

Số lượng

I

Diện tích đất đai

ha

5,7 (CS1)

     

18 (CS2)

II

Diện tích sàn xây dựng

m2

24.626

1

Giảng đường

   
 

Số phòng

phòng

77

 

Tổng diện tích

m2

11.586

2

Phòng học máy tính

   
 

Số phòng

phòng

06

 

Tổng diện tích

m2

600

3

Phòng học ngoại ngữ

   
 

Số phòng

phòng

02

 

Tổng diện tích

m2

200

4

Thư viện

m2

438

5

Xưởng thực tập, thực hành

   
 

Số phòng

phòng

06

 

Diện tích

m2

540

 

Nhà lưới (vườn thực nghiệm)

m2

1000

6

Ký túc xá

   
 

Số phòng

phòng

64

 

Tổng diện tích

m2

2700

7

Diện tích nhà ăn, căn tin

m2

650

8

Khu phục vụ sinh hoạt thể thao

   
 

Nhà luyện tập đa năng

m2

650

 

Sân vận động

m2

6500

9

Diện tích hội trường

m2

450

 

2.  Đội ngũ giảng viên cơ hữu:

 

TT

Khoa đào tạo

Tổng số

Giảng viên cơ hữu

         
     

Giáo sư

P.Giáo sư

Tiến sỹ, TSKH

Thạc sỹ

Cử nhân

Khác

1

Kế toán – phân tích

36

   

1

20

15

 

2

Tài chính ngân hàng

19

     

9

10

 

3

Quản trị kinh doanh

26

   

2

14

10

 

4

Nông Lâm Ngư

28

   

3

15

10

 

5

Cơ sở cơ bản

42

     

23

19

 

6

Lý luận chính trị

17

   

1

12

4

 
 

Tổng

168

   

7

93

68

 
  • Những điểm mới kỳ thi THPT quốc gia 2015

    Nhằm giúp học sinh và phụ huynh dễ dàng nắm được điểm mới kỳ thi thpt quốc gia 2015. Tuyensinh247 xin tổng hợp giới thiệu điểm mới nhất kỳ thi này theo công bố mới nhất của bộ giáo dục và sẽ tiếp tục cập nhật liên tục. Mỗi thí sinh được nhận 4 giấy chứng nhận kết quả thi. Thời gian thi THPT Quốc gia tổ chức vào đầu tháng 7, nhiều trường xét tuyển học bạ...

  • Thời gian mở đăng ký thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025

    Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.

  • Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy - TSA 2025

    Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau:

  • Lịch thi đánh giá tư duy TSA 2025 ĐH Bách khoa Hà Nội

    Lịch thi TSA 2025 - đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức được công bố gồm 3 đợt thi. Theo đó, đợt 1 bắt đầu từ tháng 1/2025. Cụ thể 3 đợt thi như sau:

  • Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi ĐGNL, ĐGTD 2025

    Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.