Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hóa năm 2014 - THPT Phan Đăng LưuĐề thi học kì 2 lớp 12 môn Hóa học năm học 2013 - 2014 trường THPT Phan Đăng Lưu - TPHCM có đáp án ngày 16/4/2014. Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 12 năm 2014 - Phan Đăng LưuCho nguyên tử khối Na = 23 ; K = 39 ; Rb = 85; Cs = 133 ; Al = 27 ; Be = 9 ; Mg = 24 ; Ca = 40 ; Sr = 88 ; Ba = 137 ; Fe = 56 ; Cr = 52 ; Zn = 65 ; Cu = 64; Ag = 108 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; O = 16 ; N = 14 ; C = 12 ; H = 1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng : Al + HNO3 (lõang ) → Al(NO3)3 + N2 + H2O Tổng hệ số sau cân bằng : A. 57 B. 67 C. 77 D. 47 Câu 2: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là: A. Loại bỏ ion SO42- trong nước B. Loại bỏ ion Ca2+ và ion Mg2+ trong nước C. Khử ion Ca2+ và ion Mg2+ trong nước D. Loại bỏ ion HCO3- trong nước Câu 3: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32gam. Giá trị của V là A. 0,448 B. 0,560 C. 0,112 D. 0,224 Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom? A. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước. B. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol. D. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom. Câu 5: Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hóa chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường? A. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả. B. Thay đổi công nghệ sản xuất, sữ dụng nhiên liệu sạch. C. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn. D. Có hệ thống xử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông , hồ, biển. Câu 6: M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne = M biểu diễn: A. Sự khử của kim loại. B. Nguyên tắc điều chế kim loại. C. Tính chất hoá học chung của kim loại. D. Sự oxi hoá ion kim loại. Câu 7: 10,2 gam Al2O3 tác dụng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,8M. A. 250 ml. B. 300 ml. C. 600 ml. D. 700 ml. Câu 8: Cho phản ứng : 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là : A. H2SO4 và FeSO4. B. K2Cr2O7 và FeSO4. C. K2Cr2O7 và H2SO4. D. FeSO4 và K2Cr2O7. Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là : A. 8,98 B. 10,27 C. 9,52 D. 7,25 Câu 10: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2→ (2) CuSO4 + Ba(NO3)2→ (3) Na2SO4 + BaCl2→ (4) H2SO4 + BaSO3→ (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2→ (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là: A. (2), (3), (4), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (3), (6). D. (1), (3), (5), (6). Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau : (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4. (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4. (3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3. (4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2. (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là : A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 12: Trong các phản ứng hoá học, vai trò của kim loại và ion kim loại là: A. Kim loại là chất oxi hoá, ion kim loại là chất khử. B. Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử. C. Đều là chất khử. D. Kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hoá. Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là A. MgSO4 và Fe2(SO4)3 B. MgSO4 C. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4 D. MgSO4 và FeSO4 Câu 14: Tính khử của kim loại kiềm tăng dần theo chiều sau : A. Cs , Rb , K , Na , Li B. Li , Na , K , Rb , Cs C. K , Na , Li , Rb , Cs D. Li , Na , K , Cs , Rb Câu 15: Phản ứng nào sau đây minh hoạ tính khử của FeSO4 : (1). FeSO4 + Mg (2). FeSO4 +AgNO3 (3). FeSO4 + Ba(OH)2 (4). FeSO4 +O2 +H2O (5). FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 (6). FeSO4 + Na2S (7). FeSO4 + H2SO4 đặc nóng. A. Phản ứng (2), (4), (5) B. Phản ứng (6) và (7) C. Phản ứng (1) và (4) D. Phản ứng (2), (4), (5), (7) Câu 16: Khi cho FeO tác dụng với chất H2, HCl , H2SO4 đặc, HNO3 thì phản ứng nào chứng tỏ FeO là oxit bazơ. A. FeO + H2SO4 đặc B. FeO + H2 C. FeO + HNO3 D. FeO + HCl Câu 17: Những nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường? A. Năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời. B. Năng lượng than đá, dầu mỏ, năng lượng thuỷ lực. C. Năng lượng thuỷ lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. D. Năng lượng than đá, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân. Câu 18: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5M. Khối lượng kết tủa tạo ra là : A. 154,75g. B. 147,75g. C. 145,75g. D. 146,25g. Câu 19: Cho 2,81 gam hỗn hợp A (gồm 3 oxit: Fe2O3, MgO, ZnO) tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là: A. 3,8g B. 4,81g C. 5,21g D. 4,8g Câu 20: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là A. AgNO3 và Mg(NO3)2. B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2. C. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3. Câu 21: Khi đốt cháy hỗn hợp Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí thu được chất rắn X. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều thu được khí H2 (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy hỗn hợp X gồm các chất nào sau đây 1. Al 2. Al2O3 3. Fe3O4 4. FeO 5. Fe2O3 6. Fe A. 2, 3, 6 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 6 Câu 22: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư) sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất , ở đktc). Khí X là A. NO B. NO2 C. N2 D. N2O Câu 23: Câu nào đúng trong các câu sau đây ? Trong ăn mòn điện hoá học, xảy ra : A. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm. B. sự oxi hóa ở cực dương. C. Sự khử ở cực âm. D. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương. Câu 24: Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là: A. Fe2+, Ag+, Fe3+ B. Ag+, Fe2+, Fe3+ C. Ag+, Fe3+, Fe2+ D. Fe2+, Fe3+, Ag+ Câu 25: Điện phân ( điện cực trơ có vách ngăn) một dung dịch có chứa ion Fe 2+, Fe3+, Cu2+. Thứ tự xẩy ra ở catốt lần lượt là: A. Fe 3+, Cu2+, Fe2+ B. Fe 2+, Cu2+, Fe3+ C. Cu2+, Fe3+, Fe2+ D. Fe 2+, Fe3+, Cu2+ Câu 26: Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 27: Cho 6,2 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với nước thấy có 1,12 lít H2 ( đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là : A. 7,9 g. B. 8,0 g. C. 7,1 g. D. 15,2 g. Câu 28: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là : A. PbO, K2O, SnO. B. FeO, MgO, CuO. C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2O3. Câu 29: Hỗn hợp chứa 5,6 gam Fe và 4,8 gam Mg. Cho hỗn hợp tác dụng với axit HCl dư thì thể tích khí (đktc) thu được là: A. 6,72 lit B. 11,2 lit C. 4,48 lit D. 8,96 lit Câu 30: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thou tự: A. Ag < Cu < Al. B. Al < Cu < Ag C. Al < Ag < Cu D. Cu < Al < Ag Câu 31: Cho 3,08 g Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là : A. 11,88g. B. 17,96g. C. 18,20g. D. 16,20g. Câu 32: Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì lượng kết tủa cuối cùng thu được là bao nhiêu gam? A. 8,6. B. 17,2. C. 10,3. D. 20,6. II. PHẦN RIÊNG Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40 ) Câu 33: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27) A. 1,2. B. 2. C. 2,4. D. 1,8. Câu 34: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 1,120 B. 0,448 C. 0,896 D. 0,224 Câu 35: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là A. 8,88 gam. B. 6,52 gam. C. 13,32 gam. D. 13,92 gam. Câu 36: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các phản ứng của lưu huỳnh với kim loại đều cần đun nóng. B. Ca(OH)2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước. C. CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit. D. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng đolomit. Câu 38: Nhôm thể hiện tính chất nào sau đây 1. Là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, nhiệt độ nóng chảy ở 660oC 2. Dễ dát mỏng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt 3. Là kim loại nhẹ, không màu, không tan trong nước A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 2, 3 D. 1, 3 Câu 39: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch A. BaCl2. B. KNO3. C. HCl. D. NaOH. Câu 40: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là A. Li B. K C. Rb D. Na B. Theo chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48 ) Câu 41: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 1,0. B. 1,6. C. 1,4. D. 1,2. Câu 42: Một tấm kim loại bằng Au bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất trên bề mặt bằng dung dịch nào sau đây: A. Dung dịch FeCl2 dư. B. Dung dịch ZnCl2 dư. C. Dung dịch CuCl2 dư. D. Dung dịch FeCl3 dư. Câu 43: Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+, . . .Dùng chất nào sau đây để sử lí sơ bộ chất thải trên? A. Nước vôi trong dư. B. Etanol. C. Giấm ăn. D. HNO3. Câu 44: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 50 ml. B. 57 ml. C. 75 ml. D. 90 ml. Câu 45: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là A. 0,03 mol và 0,04 mol. B. 0,015 mol và 0,04 mol. C. 0,03 mol và 0,08 mol. D. 0,015 mol và 0,08 mol. Câu 46: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được hỗn hơp rắn gồm ba kim loại là A. Fe , Cu , Ag B. Al , Cu , Ag C. Al , Fe , Cu D. Al , Fe , Ag Câu 47: Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2,0 ? A. 43,75ml. B. 36,54ml. C. 27,75ml. D. 40,75ml. Câu 48: Cho các dung dịch có cùng nồng độ : Na2CO3 (1), H2SO4 (2) , HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (3), (4), (1) C. (3), (2), (4), (1) D. (4), (1), (2), (3) Đáp án đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 12 năm 2014 - Phan Đăng Lưu
Tuyensinh247.com sẽ tiếp tục cập nhật các phần tiếp theo đề thi kì 2 lớp 12 môn Hóa của các trường THPT các em nhớ lưu lại link và thường xuyên theo dõi nhé! Tuyensinh247 Tổng hợp DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Đề thi học kì 2 lớp 12
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đề thi học kì 2 lớp 12 hệ THPT môn Văn tỉnh Tây Ninh có đáp án năm 2014 được cập nhật thứ ba ngày 15/4/2014.
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12 có đáp án của sở GD&ĐT Tây Ninh năm học 2013 - 2014 được cập nhật thứ ba ngày 15/4/2014.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hải Dương) năm học 2024 - 2025 gồm có 03 trang, xem chi tiết dưới đây.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025 môn Ngữ Văn khối 12 trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên được Tuyensinh247 đăng tải dưới đây.
Đề kiểm tra, đánh giá giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn năm học 2024 - 2025 Phòng GD&ĐT Yên Thế gồm 02 phần Đọc hiểu và Làm văn nội dung như sau: