Đề thi thử THPT quốc gia môn Sử - THPT Cẩm Giàng II năm 2015

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sử - THPT Cẩm Giàng II năm 2015, có đáp án, các em tham khảo dưới đây:

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG II

-----------*&*------------

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC: 2014- 2015

Môn: Lịch sử

( Thời gian làm bài: 180 phút )

 

 

Câu 1: ( 3.0 điểm)

          Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nội dung nào đã chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX?

Câu 2: ( 3.0 điểm)

          Từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Hãy chỉ ra tính đúng đắn, sáng tạo trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 3: ( 2.0 điểm)

          Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua những thời kì nào? Khái quát nội dung chính của thời kì lịch sử mà quân và dân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp.

Câu 4: ( 2.0 điểm)

          Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử và thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? Nội dung của kế hoạch đó.

 Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Sử - THPT Cẩm Giàng II năm 2015

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(3điểm)

* Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới sau năm 1945:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trật tự hai cực Ianta hình thành do Mĩ, Liên Xô đứng đầu mỗi cực, chi phối quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991.

0,5

- Chế độ XHCN vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới kéo dài từ châu Âu sang châu Á và khu vực Mĩ La tinh.

0,25

- Cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ  Latinh, đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.

0,25

- Hệ thống TBCN có nhiều chuyển biến lớn: Mĩ trở  thành  cường quốc kinh tế - tài chính số 1 của thế giới, Nhật Bản và Tây Âu sau một thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới cũng nhanh chóng vươn lên thành các trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

0,25

- Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn trước, song nổi bật nhất vẫn là sự đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ, dẫn tới chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỉ.

0,25

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật diến ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đạt được nhiều thành tựu kì diệu, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề lớn buộc các nước phải ứng phó và giải quyết.

0,25

- Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

0,25

 

* Nội dung đã chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là Trật tự thế giới “ hai cực” Ianta

0,5

 

Từ khi Trật tự  “ hai cực” Ianta hình thành ( 1945 – 1955), thế giới bị chia thành hai phe là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên.

0,25

Trật tự này đã làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu mà đỉnh cao là chiến tranh lạnh kéo dài đến năm 1989 mới chấm dứt. Năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Trật tự  “ hai cực” Ianta cũng không còn.

 

0,25

 

Câu 2

(3điểm)

 

* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam  ( 1920 – 1930):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Việc Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin (7– 1920), tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua ( 12-1920), bỏ phiếu tán thành đường lối của quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành  đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp.

0,25

Đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam: dẫn đến sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.

0,25

- Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy cho nhân dân Việt Nam, cũng như nhiều nước thuộc địa con đường cứu nước đúng đắn. Đó là đi theo con đường cách mạng vô sản.

0,25

- Những người yêu nước lớp trước và cùng thời với Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường phong kiến, hoặc tư sản đều không đưa cách mạng tới thắng lợi.

0,25

- Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lênin về nước và các nước thuộc địa, trải qua 4 thời kì hoạt động của Người: từ năm 1920 đến năm 1923 ở Pháp; từ giữa năm 1923 đến cuối năm 1924 ở Liên Xô; từ cuối năm 1924 đến giữa năm 1927 ở Quảng Châu ( Trung Quốc) và từ giữa năm 1927 đến đầu năm 1930 phần lớn ở Thái Lan, rồi Hương Cảng ( Trung Quốc).

0,25

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này đã góp phần truyền bá lí luận cách mạng về trong nước, thức tỉnh, giác ngộ quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh và là bước chuẩn bị tích cực về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam sau này.

0,25

- Nguyễn Ái Quốc là người triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội Nghị diễn ra từ ngày  6- 1- 1930 tại Hương Cảng ( Trung Quốc). 

0,25

- Đại hội đã thông qua “ Chính cương vắn tắt” và “ Sách lược vắn tắt”, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Văn kiện này đã vạch ra cho cách mạng Việt Nam một đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo.

0,25

 

* Tính đúng đắn, sáng tạo trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

 

- Tính khoa học, đúng đắn thể hiện ở chỗ: Những nội dung của chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo rất đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

0,25

- Ngay từ đầu, Đảng đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. Chính vì vậy đường lối này đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

0,25

- Tính sang tạo của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt thể hiện ở chỗ:  Những quan điểm của chủ nghĩa Mác  - Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, như:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm dân tộc và quan điểm giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng cốt lõi (do nước là nước thuộc địa nửa phong kiến)

0,25

+ Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội, chỉ rõ lực lượng đánh đổ đế quốc và phong kiến là công – nông đồng thời phải đoàn kết tiểu tư sản, trí thức, trung nông; liên minh có điều kện với giai cấp tư sản dân tộc, nêu lên khả năng phân hóa và lôi kéo một số bộ phận giai cấp địa chủ ( vừa và nhỏ) trong cách mạng giải phóng dân tộc.

0,25

Câu 3:

(2điểm)

* Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua 5 thời kì: 1919 -1930; 1930 -1945; 1945 – 1954; 1954 -1975; 1975- 2000.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khái quát nội dung chính của thời kì lịch sử kháng chiến chống Pháp:

 

- Sau cách mạng tháng tám năm 1945, tình hình đất nước gặp muôn vàn khó khăn.

0,25

- Nhân dân ta vừa xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn vừa đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nội phản và từ cuối năm 1946 chống thực dân Pháp mở rộng xâm lược.

0,25

- Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược  của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954) .

0,25

- Nhiệm vụ kháng chiến chiến lược đánh dấu bằng những chiến thắng tiêu biểu như Việt Bắc thu đông năm 1947, Biên gới năm 1950, Đông -  xuân 1953 – 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đạp tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của Pháp buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.

0,25

Câu 4:

(2điểm)

* Điều kiện và thời cơ để Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam:

 

- Cuối 1974 – đầu 1975, đặc biệt sau chiến thắng trong chiến dịch đường 14 (Phước Long) so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ, có lợi cho cách mạng.

0,25

+ Mĩ rút quân về nước

+ Quân Ngụy hoang mang rệu rã, bất lực.

0,25

+ Ta lớn mạnh, lực lượng phát triển khắp miền Nam.

0,25

- Đây là cơ sở để Bộ Chính trị, Trung ương Đảng hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam một cách kịp thời và chính xác. 

0,25

* Kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng:

- Giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.  Nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” chỉ rõ “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

0,5

 

- Với Phương châm: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, đánh nhanh, thắng nhanh, để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá…giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

0,5

Nguồn: THPT Cẩm Giang II - Hải Dương