Câu 1
(1.5điểm)
|
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ 1919 đến năm 1945, sự kiện nào được đánh giá là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam? Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó.
|
Điểm
|
|
- Trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945, sự kiện được đánh giá là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử VN : sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ( 3-2-1930)
|
0.25
|
|
* Ý nghĩa sự ra đời ĐCSVN
|
|
|
- Đảng CSVN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, sản phẩn của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Leenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN trong thời đại mới
|
0.25
|
|
- Việc thành lập ĐCSVN là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN
|
0.25
|
|
- Từ đây cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân VN được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN . Một chính Đảng có đường lói cách mạng đúng đắn, khoa học, sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung
|
0.25
|
|
- Từ đây, cách mạng VN thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
|
0.25
|
|
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của cách mạng VN.
|
0.25
|
Câu 2 (2.5điểm)
|
Vì sao năm 1953, Pháp- Mĩ đề ra kế hoạch Nava? Nêu và nhận xét nội dung của kế hoạch Nava.
|
|
|
* Năm 1953 Pháp –Mĩ đề ra kế hoạch Nava vì
- Qua 8 năm tiến hành chiến tranh( 1946-1953), thực dân P ngày càng suy yếu và gặp khó khăn về mọi mặt
+ Thiệt hại 39 vạn quân, tiêu tốn khoảng 2 nghìn tỉ fran
+ Vùng chiếm đóng bị thu hẹp
+ Mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung lực lượng
- Nhân dân P và nhân dân tiến bộ trên thế giới lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh Đông Dương
|
0.25
|
|
- Thông qua kế hoạch này Pháp muốn giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương và có một thắng lợi quân sự để ra khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự
|
0.25
|
|
Trước tình hình đó, Mĩ ra sức can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương, muốn kéo dài và rộng chiến tranh xâm lược Đông dương nhằm phục vụ cho kế hoạch bá chủ của Mĩ.
|
0.25
|
|
* Nội dung kế hoạch Nava
|
|
|
- 7-5-1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Sau khi sang Đông Dương, Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, thông qua kế hoạch này với hi vọng trong vòng 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
|
0.25
|
|
- Kế hoach Nava chia làm hai bước
Bước 1: từ thu-đông 1953- xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược để bình định trung Bộ và Nam Đông Dương, đồng thời mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
|
0.25
|
|
Bước 2: từ thu- đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng, nhằm kết thúc chiến tranh.
|
0.25
|
|
* Nhận xét
|
|
|
- Kế hoạch Na va thể hiện sự cấu kết chẽ của Ph- M. Đây là kế hoạch toàn diện, có quy mô lớn, nên nó sẽ làm cuộc kháng chiến của ta gặp nhiểu khó khăn mới. Trong đó trung tâm điểm của kế hoạch qs này là ĐBBB- Nơi tập trung binh lực lớn nhất nhằm tạo ra một quả đấm thép nhằm nghiền nát bộ đội chủ lực của ta.
|
0.25
|
|
- Tuy nhiên, ngay từ đầu kế hoạch này đã bộc lộ những nhược điểm không thể khắc phục được, đó là: mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán- đây là điểm yếu nhất của kế hoạch này; giữa thế và lực của quân Ph với mục tiêu chiến lược mà chúng đặt ra.
|
0.5
|
|
- Thông qua kế hoạch này , Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh Đông Dương và muốn mở rộng, kéo dài cuộc chiến tranh ĐD có lợi cho Mĩ.
|
0.25
|
Câu 3
(3.0điểm)
|
Điểm khác nhau cơ bản ( về nhiệm vụ chiến lược, vị trí, vai trò) của cách mạng hai miền Nam, Bắc được xác định trong nghị quyết đại hội lần thứ III của đảng lao động việt nam (9/1960).
|
|
|
*Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hai miền Nam, Bắc:
- Tháng 9/1960, đại đại hội lần thứ III của Đảng Lao động việt nam đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền...
|
0.5
|
|
- Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước...
|
0.25
|
|
- Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc mỹ và tay sai, giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc, thống nhất đất nước...
|
0.25
|
|
b. Điểm khác nhau cơ bản về nhiệm vụ chiến lược, vị trí, vai trò giữa cách mạng hai miền...
- cách mạng miền bắc thuộc chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa, là hậu phương có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng việt nam, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
|
0.5
|
|
- cách mạng miền nam thuộc chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước...
|
0.5
|
|
c. Sở dĩ có điểm khác nhau như vậy là vì:
- xuất phát từ đặc điểm tình hình và yêu cầu cách mạng của mỗi miền: miền bắc được hoàn toàn giải phóng, có điều kiện xây dựng cnxh; làm cho miền bắc ngày càng vững mạnh, chi viện sức người, sức của cho miền nam....; miền nam vẫn còn chịu ách thống trị của đế quốc mỹ và tay sai, phải tiến hành chiến tranh nhân dân, giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc...
|
0.75
|
|
- tuy mỗi miền thực hiện nhiệm vụ chiến lược khác nhau, song cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, nằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước...
|
0.25
|
Câu 4
( 1.5điểm)
|
trình bày những biến đổi của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt
|
|
|
- sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt(12/1989), liên xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại...tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp.
|
0.25
|
|
- trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành...
|
0.25
|
|
- các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế...
|
0.25
|
|
- Mỹ có lợi thế tạm thời..., ra sức thiết lập một trật tự thế giới đơn cực để làm bá chủ thế giới...
|
0.25
|
|
- hoà bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài...
|
0.25
|
|
- Cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 đặt các quốc gia dân tộc trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố, làm cho tình hình chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế thêm phức tạp.
- thời cơ phát triển thuận lợi cũng như những thách thức vô cùng gay gắt đang đặt ra đối với các quốc gia- dân tộc.
|
0.25
|
Câu 5( 1.5 điểm)
|
Dựa vào bảng dự liệu sau đây, hãy xác định những biến đổi to lớn về chính trị và kinh tế của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ II.
|
|
|
*Biến đổi về chính trị
- Trước CTTGCII đều Khu vực ĐBA đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Âu- Mĩ ( trừ NB)
- Sau CTTG II, ĐBA đã có chuyển biến sâu sắc
|
0.25
|
|
+ CMTQ thắng lợi: trước chiến tranh thế giới, TQ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Phương Tây, trong chiến tranh là thuộc đại của Nhật, sau chiến tranh TQ diễn ra cuộc nội chiến Quốc- Cộng, Đảng cộng sản giành thắng lợi đời nước CHND TH ( 1-10-1949), tuy nhiên một số vùng đất vẫn là thuộc địa của TBN,BĐN, phải đến cuối nhữnng năm 1990 mới trở về TQ: Hồng Kông (1997), Macao (1999)
|
0.5
|
|
+ Bán đảo TT bị chia cắt thành hai quốc gia do hậu quả của chiến tranh giữa hai phe XHCN và TBCN (ĐHDQ VÀ CHDCNDTT lấy vt 38 làm ranh giới). Những năm 50,60 quan hệ giữa hai nhà nước trong tình trạng căng thẳng, đối đầu. Từ những năm 70, đặc biệt từ 1990 hai bên chuyển dần sang hòa dịu đối thoại. Tuy vậy, thời gian gần đây sự căng thẳng giữa hai NN lại lên cao.
|
0.25
|
|
* Biến đổi về kinh tế
- Nửa sau tkXX, từ những nước nghèo nàn, lạc hậu, hoặc bị chiến tranh tàn phá, khu vực nàycó sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế
+ Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở ĐBA ( HQ, ĐL, HK) được đánh giá là những con rồng kinh tế - những nước NICS
|
0.25
|
|
+ Nhật Bản từ chỗ suy kiệt do chiến tranh, từ 1952 đến 1973 phát triển thành một nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.
+ Từ những năm 80,90( XX) nền kt TQ có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới. Đến cuối XX, TQ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư TG.
|
0.25
|