Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2015 tỉnh Nghệ AnSở GD&ĐT tỉnh Nghệ An tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn văn vào sáng 9/6, dưới đây là đề thi môn ngữ văn. Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2015 tỉnh Nghệ An Câu 1. (3,0 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Chân phải bước tới cha a. Đoạn thơ trên được trich từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Hãy nên nội dung chính của đoạn thơ? c. Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp d. Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của bện pháp tu từ ấy? Để nhận Điểm thi vào lớp 10 năm 2015 tỉnh Nghệ An nhanh nhất !Soạn tin: THI NGHEAN SBD gửi 8712 Trong đó: SBD - Là số báo danh của bạn. Ví dụ: Bạn dự thi vào lớp 10 tại 1 trường THPT ở Nghệ An , và SBD là 4367 Soạn tin: THI NGHEAN 4367 gửi 8712 Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Nghệ An năm 2015 (Gợi ý giải đề theo admin Học văn lớp 9) Câu 1: a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương. b. Nội dung chính của đoạn thơ: Lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người - đó là gia đình và quê hương. c. Câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp: " Người đồng mình yêu lắm con ơi"' d. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu: + Điệp từ "bước tới", điệp cấu trúc. + Liệt kê "chân phải","chân trái","một bước","hai bước","tiếng nói","tiếng cười" - Tác dụng: gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều có sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ. Câu 2: * Đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( Cụ thể là nghị luận về một vấn đề đặt ra trong một tác phẩm văn học ) * Trong phần thân bài, các em cần phải đảm bảo được đầy đủ những ý sau: 1. Giải thích khái niệm "quê hương": có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu... 2. Phân tích ngắn gọn nội dung của hai câu thơ: "Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng": - Câu thơ nằm trong phần nhà thơ viết về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người - đó là gia đình và quê hương. - Quê hương với gia đình ấm áp yêu thương; với những con người tài hoa, có tâm hồn lãng mạn; cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình: "Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng". - Điệp từ "cho" mang nặng nghĩa tình. Quê hương đem đến cho con người những thứ cần để lớn, dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. => Bằng cách nhân hóa "rừng" và "con đường" qua điệp từ "cho", Y Phương đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người. Quê hương là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành. 3. Suy nghĩ của bản thân về vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người: - Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng. - Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm. tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng... - Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. (Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh) 4. Trách nhiệm của mỗi con người: - Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. - Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. - Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước. Câu 3: I. Mở bài: II. Thân bài: * Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý: * Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật: * Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm: 3. Nhận xét, đánh giá: III. Kết bài: khẳng định lại vấn đề. Tuyensinh247 tổng hợp DÀNH CHO 2K10 - LỘ TRÌNH ÔN THI VÀO LỚP 10 NĂM 2025!
Tham khảo Khoá học lớp 9 - Lộ trình UP10 tại Tuyensinh247: - Đa dạng hình thức học: Học live tương tác, học qua bài giảng quay sẵn - Ôn thi vào 10 - Luyện đề vào 10 - Bộ 10.000+ câu hỏi, 500+ bài giảng, 300+ đề thi bám sát sườn cấu trúc đề thi từng tỉnh Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn TP Cần Thơ năm học 2015 - 2016, tổ chức thi vào sáng thứ Ba ngày 9/6/2015.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu năm 2015, các em tham khảo dưới đây:
Đề minh họa vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 môn Lịch sử và Địa lý đã được Sở GD và ĐT Ninh Bình công bố. Đề minh họa gồm có 50 câu với 7 trang cụ thể như sau:
Tham khảo đề minh họa vào lớp 10 năm 2025 môn khoa học tự nhiên (Hóa, Sinh, Anh) của Sở GD và ĐT Ninh Bình được đăng tải dưới đây.
Đề minh họa vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của Sở GD và ĐT Ninh Bình đã được công bố. Đề thi gồm 5 phần tương ứng với 7 trang như sau: