Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia: Cần Thơ chọn phương án 1

Trong ba phương án tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ GD&ĐT đưa ra, các cán bộ quản lý ngành GD&ĐT TP Cần Thơ chọn phương án 1.

Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trọng Khiếm cho rằng, thực hiện phương án 1 trong năm học 2014-2015 “mang tính khả thi, ít gây xáo trộn”. Ông phân tích, với phương án này, giáo viên và học sinh, không bị áp lực lớn phải thay đổi như hai phương án còn lại. 

Tổ chức thi 8 môn trong 4 ngày nhưng mỗi học sinh thi tốt nghiệp chỉ cần tham gia 4 môn, nếu muốn theo định hướng nghề nghiệp thì có thể đăng ký thi thêm một số môn khác để được xét tuyển vào đại học và cao đẳng.

 

Thí sinh tham dự kì thi đại học 

Như thế, học sinh rộng đường lựa chọn cho tương lai mà thi cử nhẹ nhàng. “Về lâu dài, từ năm 2016, có thể xét tốt nghiệp vì tỷ lệ thi đậu tốt nghiệp THPT đã rất cao. Còn các trường đại học và cao đẳng tự tổ chức thi tuyển riêng để chọn học sinh giỏi, nếu thấy cần thiết”, ông Khiếm nói. 

Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, ông Dương Thái Công, cũng chọn phương án 1 vì lý do “khả thi, ít xáo trộn”. Ông Công đề cập vấn đề dư luận băn khoăn là phương án 1 sẽ dẫn đến tình trạng học sinh học lệch nhưng “khi đã nhận ra vấn đề thì cũng có giải pháp khắc phục”. 

Đó là, quy định học sinh muốn tham dự kỳ thi quốc gia, phải đạt điểm các môn học từ trung bình trở lên. Hai phương án khác, theo ông Công, “cũng khá hay nhưng chưa phù hợp với cách dạy và học hiện nay”.

Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, ông Võ Đức Chỉnh, ủng hộ phương án 1 và còn đề nghị: “Giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các tỉnh, thành tổ chức”. Theo ông Chỉnh, tổ chức cụm thi theo địa bàn tỉnh và chấm điểm thi theo vùng miền là phức tạp. “Đừng sợ các tỉnh, thành làm không tốt.

Quyền hạn gắn liền với trách nhiệm thì sẽ có chất lượng, các tỉnh thành sẽ tổ chức thi nghiêm túc. Còn tuyển sinh đại học và cao đẳng, các trường có thể tổ chức thi hoặc xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, giảm áp lực thi cử cho học sinh và qua đó, tự sàng lọc”.

Nguồn: Theo Tiền Phong


  • Tự chủ đại học, học phí sẽ tăng

    Sắp tới, các trường đại học đủ điều kiện sẽ được tự chủ toàn diện, trong đó có tự chủ cả tài chính thu và chi. Điều này đồng nghĩa với việc học phí tại các trường tự chủ sẽ tăng mạnh.

  • Nhiều ý kiến xung quanh kì thi chung quốc gia

    Đề nghị thực hiện phương án thi 1 vào năm 2015; đề nghị giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương, chỉ tổ chức thi đại học... đó là những ý kiến tiếp tục đưa ra góp ý về 3 phương án thi mà Bộ GD-ĐT đang trưng cầu ý kiến.

  • Phương án tuyển sinh Đại học Hải Dương năm 2024

    Các phương thức tuyển sinh năm 2024 của trường Đại học Hải Dương như sau: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển căn cứ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển căn cứ kết quả học tập THPT và Xét tuyển kết hợp.

  • Đề án tuyển sinh Đại học Hoa Lư năm 2024

    Năm 2024, trường Đại học Hoa Lư sử dụng 06 phương thức tuyển sinh như sau: Xét tuyển thẳng, Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, Xét học bạ, Xét kết hợp, Xét kết quả thi ĐGNL Hà Nội.

  • Điểm chuẩn học bạ Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 2024 đợt 1

    Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (mã trường KTD) chính thức công bố Điểm chuẩn và kết quả dự kiến trúng tuyển sớm Đại học chính quy theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ) Đợt 1 năm 2024.