Hiện nay, giới trẻ chưa mặn mà với việc học nghề, vì cho rằng: học nghề thì con đường tiến thân không rõ, suốt đời làm “lính”, ra trường khó xin việc làm và thu nhập không cao... Thế nhưng trong thực tế, số người học nghề có thu nhập ổn định, trở thành ông chủ không phải là con số hiếm.
>> Học nghề: Hướng đi khác phía sau cánh cửa đại học
Chu Thành Lâm tại công ty Indigo JSC. |
Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1991), nhà nghèo ở quận 11 (TPHCM), bố bị bệnh thận rất nặng. Học đến lớp 6, Thành phải nghỉ học, ở nhà phụ gia đình. Nghỉ học phổ thông Thành chuyển sang đi học nghề photocopy, rồi quay qua làm tài xế xe tải.
Bố Thành bị bệnh thận ngày càng nặng hơn, gia đình phải bán căn nhà ở Q.11 và chuyển về xã Vĩnh Lộc (Bình Chánh). Thành vừa hành nghề lái xe vừa bươn chải đủ thứ nghề. Năm 2011 là bước ngoặt lớn của Thành: Anh được giới thiệu đi học khóa “Khởi nghiệp Bartender 2011” do Công ty Pernod Ricard Việt Nam tài trợ. Sau khi tốt nghiệp Thành làm việc pha chế tại quán café RFC ở Q.1. “Lúc đầu nghe nói nghề pha chế, em cũng chả biết đó là nghề gì và pha chế thứ gì. Nhưng em vẫn quyết định đi học với hy vọng chọn được nghề kiếm sống khá hơn để lo cho gia đình. Nhưng càng ngày em càng thích nghề này và em quyết định đeo bám”, Thành nhớ lại.
Hiện Thành đã có quán cà phê của riêng mình tại phường Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân. Quán của Thành hiện nay dù nhỏ nhưng khá ấm cúng. Thành gọi thêm đứa em ruột đang học lớp 10 đến ở, vừa học vừa phụ việc. Ngoài ra, còn thuê thêm một nhân viên chạy bàn và rửa ly, chén. “Quán giờ còn nhỏ, nhưng em dự định sau một thời gian làm ăn có uy tín, có vốn, em sẽ thuê mặt bằng lớn hơn và mở rộng quy mô ”, Thành tự tin nói.
Chu Thành Lâm (sinh năm 1985, quê Ninh Bình) vừa tốt nghiệp loại xuất sắc hệ CĐ nghề ngành Quản trị mạng của Trường CĐ nghề Công nghệ Thông tin Ispace. Hiện Lâm đang làm việc tại công ty Indigo JSC. Sau khi tốt nghiệp THPT, Lâm vào TPHCM làm công nhân trong hai năm. “Mình làm công nhân thu nhập cũng khoảng hơn 3 triệu đồng/ tháng. Nhưng đi làm mới biết hết cái khổ của người không có nghề, không có bằng cấp”, Lâm nói. Chính vì thế, Lâm đăng ký học ngành Quản trị mạng hệ trung cấp nghề của trường CĐ nghề Công nghệ Thông tin Ispace. Để có tiền lo cho việc học, Lâm đầu tư mở tiệm Internet ở Q.9. “Đến học kỳ 3 mình đi thực tập ở Công ty Indigo JSC, sau khóa thực tập mình được công ty tuyển dụng vào làm việc chính thức, tiếp tục vừa làm vừa học liên thông lên CĐ nghề cùng ngành. Mới tháng rồi, mình đã hoàn thành tốt nghiệp và đạt loại xuất sắc”, Lâm khoe. Hiện Lâm đang làm việc tại công ty với mức thu nhập 9 triệu đồng/tháng. “Mình nghĩ, điều quan trọng nhất đối với giới trẻ hiện nay là các bạn có dám chọn học nghề hay không? Nếu bạn chọn cho mình một nghề phù hợp và quyết tâm theo đuổi thì nghề sẽ không phụ mình”, Lâm nói. Lâm đang tìm trường ĐH để tiếp tục học ĐH.
Còn nhiều câu chuyện khác liên quan đến những người học nghề thành đạt từ các trường nghề với đủ chức danh như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, chủ tiệm… Như anh Hồ Minh Chính (quê Bình Định). Tốt nghiệp THPT năm 1990, vào TPHCM học nghề sửa chữa xe gắn máy tại Trung tâm dạy nghề Bách Khoa. Sau khi tốt nghiệp hệ nghề, anh vừa làm vừa học lên trung cấp rồi đại học và chính nghề đó đã nuôi anh trưởng thành.
Quang Phương (TP)
Theo thethaohangngay
Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển hệ đại học chính quy trường Đại học Tiền Giang năm 2024 đã được công bố, chi tiết được đăng tải phía dưới đây.
Điểm chuẩn vào Khoa Quốc Tế - ĐH Thái Nguyên năm 2019 được lấy từ 13,5 đến 14 điểm tùy từng ngành. Các em xem điểm chi tiết theo từng ngành phía dưới.
Bộ GD-ĐT vừa công bố toàn cảnh thông tin tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp năm 2016.
Trường Đại học Quảng Nam thông báo kế hoạch tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp năm 2015, hệ vừa làm vừa học. Kế hoạch tuyển sinh cụ thể như sau: