Học sinh THPT sau năm 2015 sẽ học những môn nào?

Sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 2 môn, bỏ kỳ thi đại học. Sau năm 2015, học sinh THPT cần học những môn nào là mối quan tâm lớn nhất.

Trước đó vào ngày 26/10, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo “Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015” và đưa ra định hướng sau năm 2015 sẽ bỏ kỳ thi Đh, thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 2 môn.

Xem thêm thông tin quyết định của bộ GD&ĐT sau năm 2015: https://thi.tuyensinh247.com/sau-nam-2015-thi-tot-nghiep-thpt-con-2-mon-va-bo-thi-dai-hoc-c24a13702.html 

Tạo đột biến bằng “tích hợp” môn học

Tiếp tục thực hiện tích hợp một số nội dung chưa thành môn học nhưng cần thiết giáo dục cho học sinh vào các môn và hoạt động như đã làm trong chương trình hiện hành. Sau THCS, học sinh sẽ phân luồn theo học THPT, hoặc ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ở THPT sẽ tổ chức dạy học phân hóa theo hướng tự chọn.

THPT, lớp 10 là giai đoạn “dự hướng”, các môn học được tích hợp ở THCS sẽ tách thành các môn học độc lập: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý... (tương tự như hiện nay) nhưng tăng yêu cầu vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cuộc sống, giúp học sinh làm quen và chuẩn bị lựa chọn các nội dung sẽ học ở lớp 11, 12.

Lớp 11, lớp 12 là giai đoạn phân hóa sâu, định hướng nghề nghiệp, chương trình và sách giáo khoa các môn học sẽ có nội dung giảm nhẹ hơn hiện nay, đồng thời phân thành những môn học bắt buộc và những môn tự chọn. Mặt khác, sẽ có các chủ đề tự chọn chuyên sâu hoặc mở rộng theo từng môn và có thêm các chuyên đề tự chọn khác theo một số lĩnh vực, ngành nghề mà học sinh sẽ học sau THPT.

Học sinh thpt sau 2015 thay đổi khá nhiều việc học

Cụ thể với cấp THPT định hướng các môn học bắt buộc của lớp 10 sau đổi mới sẽ gồm 11  môn: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ 1, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Công nghệ. Bên cạnh đó có 2 chuyên đề tự chọn chuyên sâu các môn Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học..., môn Ngoại ngữ 2.

Đối với lớp 11, lớp 12, các môn bắt buộc gồm 3 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1. Môn tự chọn: tự chọn bắt buộc 3 môn trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tin học, GDCD, Công nghệ, Xã hội học.

Tự chọn tùy ý một số môn chuyên đề mở rông chuyên sâu thuộc các lĩnh vực: Văn, Toán, Vật lý, Hóa, Sinh, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Công nghệ, Môi trường, Thể dục, Thể thao, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kinh tế và Kinh danh, Nghề…; môn Ngoại ngữ 2.

Có thể thấy, việc tổ chức dạy học ở cấp THPT sẽ thay đổi khá căn bản, bỏ hình thức phân ban, chuyển sang dạy tự chọn; lớp 11,12 rất ít môn học bắt buộc, vì thế học sinh có thời gian tập trung cho các môn tự chọn.

Theo đánh giá của Ban soạn thảo đề án, biện pháp đổi mới này sẽ không gây ra sự xáo trộn về số lượng, cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng thêm. Đồng thời, việc đổi mới này không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Các cơ sở giáo dục có thế tự tổ chức và điều hành khi thực hiện phương án này.

Tuy nhiên, để biện pháp này có hiệu quả lâu dài, ban soạn thảo cũng cho rằng cần nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để có thể thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, do chưa kịp chuẩn bị nội dung môn học tự chọn mới, nên thời gian đầu, các môn tự chọn chủ yếu là môn học cũ, có thêm một số môn mới như Kinh doanh, Nghệ thuật… Vì vậy, ban soạn thảo cho rằng cần tiếp tục tích cực chuẩn bị các môn học mới, cứ sau vài năm có thểm tăng thêm một số môn tự chọn.

Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về việc thi tốt nghiệp thpt và thi ĐH sau năm 2015.

Tuyensinh247 tổng hợp (DT-Zing-TT) 

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí