Học viện quân y tuyển sinh sau đại học năm 2015

Học viện Quân y thông báo tuyển sinh nghiên cứu sinh, cao học và chuyên khoa năm 2015 như sau:

I. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ DỰ KIẾN CHỈ TIÊU

  1.1. Tuyển nghiên cứu sinh: dự kiến tuyển tới 100 nghiên cứu sinh

TT

Chuyên ngành

Mã số

TT

Chuyên ngành

Mã số

1

Mô phôi thai học

62 72 01 03

15

Nội Tim mạch

62 72 01 41

2

Giải phẫu người

62 72 01 04

16

Nội Xương khớp

62 72 01 42

3

Sinh lý học

62 72 01 07

17

Nội Tiêu hoá

62 72 01 43

4

Sinh lý bệnh

62 72 01 08

18

Nội Hô hấp

62 72 01 44

5

Dị ứng và Miễn dịch

62 72 01 09

19

Nội Nội tiết

62 72 01 45

6

Vi sinh y học

62 72 01 15

20

Nội Thận-Tiết niệu

62 72 01 46

7

Dịch tễ học

62 72 01 17

21

Thần kinh

62 72 01 47

8

Dược lý - Độc chất

62 72 01 20

22

Tâm thần

62 72 01 48

9

Ngoại Lồng ngực

62 72 01 24

23

Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới

62 72 01 53

10

Ngoại Tiêu hoá

62 72 01 25

24

Sức khoẻ nghề nghiệp

62 72 01 59

11

Ngoại Thận và Tiết niệu

62 72 01 26

25

Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế

62 72 01 64

12

Ngoại Thần kinh và Sọ não

62 72 01 27

26

Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc

62 72 04 02

13

Ngoại Bỏng

62 72 01 28

27

Tổ chức quản lý dược

62 72 04 12

14

Chấn thương chỉnh hình và tạo hình

62 72 01 29

 

 

 

 1.2. Tuyển cao học khoá 24 (Khoá học 2015-2017): dự kiến tuyển tới 200 học viên 

STT

Chuyên ngành

Mã số

Số lượng tuyển tới

  1.  

Nội khoa:

- Nội Tim mạch, Thận, Khớp, Nội tiết

- Nội Hô hấp

- Nội Tiêu hoá

- Thần kinh

- Tâm thần

- Da liễu

- Hồi sức cấp cứu

60 72 01 40

 

15-20

10-12

8-10

6-8

6-8

6-8

6-8   

 

học viên

học viên

học viên

học viên

học viên

học viên

học viên

  1.  

Ngoại khoa:

- Ngoại Tiêu hóa

- Chấn thương chỉnh hình

- Ngoại Lồng ngực

- Ngoại Tiết niệu

- Ngoại Thần kinh và sọ não

- Ngoại Bỏng

- Gây mê hồi sức

60 72 01 23

 

10-12

10-12

4-6

6-8

6-8

6-8

10-12

 

học viên

học viên

học viên

học viên

học viên

học viên

học viên

  1.  

Y học chức năng:

- Hóa sinh

- Sinh lý học

- Sinh lý bệnh

- Dị ứng và Miễn dịch

- Y sinh học di truyền

60 72 01 06

 

10-12

2-4

2-4

2-4

2-4

 

học viên

học viên

học viên

học viên học viên

  1.  

Y học hình thái:

- Giải phẫu

- Mô phôi thai học

- Giải phẫu bệnh

60 72 01 02

2-4

2-4

2-4

học viên học viên học viên

  1.  

Y học dự phòng:

-    Dịch tễ học

-    Sức khoẻ môi trường

-    Sức khoẻ nghề nghiệp

60 72 01 63

4-6

4-6

4-6

 

học viên

học viên

học viên

 

  1.  

Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới

60 72 01 53

6-8

học viên

  1.  

Y tế công cộng

60 72 03 01

8-10

học viên

  1.  

Vi sinh y học

60 72 01 15

6-8

học viên

  1.  

Lý sinh y học (Y học hạt nhân)

60 72 03 07

4-6

học viên

  1.  

Y học cổ truyền

60 72 02 01

8-10

học viên

  1.  

Ký sinh trùng và Côn trùng y học

60 72 01 16

5-7

học viên

1.3. Tuyển chuyên khoa (Khoá học 2015-2017):

1.3.1 Chuyên khoa cấp I khóa 40: dự kiến tuyển tới 200 học viên

TT

Chuyên ngành

Số lượng tuyển

TT

Chuyên ngành

Số lượng tuyển tới

1

Nội khoa

30-35 học viên

11

Răng hàm mặt

10-15 học viên

2

Thần kinh

4-6 học viên

12

Gây mê hồi sức

10-12 học viên

3

Truyền nhiễm

4-6 học viên

13

Hóa sinh

4-6 học viên

4

Tâm thần

4-6 học viên

14

Huyết học truyền máu

4-6 học viên

5

Da liễu

4-6 học viên

15

Chẩn đoán hình ảnh

10-15 học viên

6

Y học cổ truyền

8-10 học viên

16

Y học hạt nhân

4-6 học viên

7

Hồi sức cấp cứu

4-6 học viên

17

Vật lý trị liệu và PHCN

8-10 học viên

8

Ngoại khoa

30-35 học viên

18

Dược

3-5 học viên

  9

Nhãn khoa

4-6 học viên

19

Vệ sinh phòng dịch

4-6 học viên

10

Tai mũi họng

10-12 học viên

 

 

 

1.3.2 Chuyên khoa cấp II khóa 30: dự kiến tuyển 100 học viên

 

TT

Chuyên ngành

Số lượng tuyển

TT

Chuyên ngành

Số lượng tuyển tới

1

Nội khoa

12-15 học viên

12

Gây mê hồi sức

6-8 học viên

2

Nội Tiêu hóa

4-6 học viên

13

Tai mũi họng

3-5 học viên

3

Thần kinh

4-6 học viên

14

Răng hàm mặt

8-10 học viên

4

Truyền nhiễm

4-6 học viên

15

Chẩn đoán hình ảnh

8-10 học viên

5

Tâm thần

4-6 học viên

16

Hóa sinh

6-8 học viên

6

Da liễu

4-6 học viên

17

Y học hạt nhân

3-4 học viên

7

Y học cổ truyền

4-6 học viên

18

Vật lý trị liệu và PHCN

4-6 học viên

8

Ngoại khoa

8-10 học viên

19

Huyết học truyền máu

4-6 học viên

9

Chấn thương chỉnh hình

4-6 học viên

20

Dược

2-4 học viên

10

Ngoại Bỏng

4-6 học viên

21

Vệ sinh phòng dịch

4-6 học viên

11

Nhãn khoa

2-4 học viên

 

 

 

II. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

2.1. Đối với nghiên cứu sinh:

-       Hình thức đào tạo: Tập trung

-       Thời gian đào tạo: 4 năm đối với người có bằng Bác sĩ, Dược sĩ; 3 năm đối với người có bằng Thạc sĩ.

2.2. Đối với cao học, chuyên khoa I, II:

-       Hình thức đào tạo: Tập trung

-       Thời gian đào tạo: 2 năm liên tục

III/ Điều kiện, tiêu chuẩn dự thi:

-       Thí sinh dự thi sau đại học phải có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan chủ quản đồng ý cho dự thi.

-       Có đủ sức khoẻ học tập và nghiên cứu.

-       Thí sinh dự xét tuyển nghiên cứu sinh và dự thi cao học phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung.

-       Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo ở nước ngoài phải được xác nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục Đào tạo.

-       Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.

-       Đối tượng và chính sách ưu tiên (áp dụng theo điều 9 chương 2 - Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

  3.1. Dự thi nghiên cứu sinh:

- Văn bằng: tốt nghiệp cao học đúng chuyên ngành đăng ký dự xét tuyển hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung, hạng khá, giỏi, đúng ngành đăng ký dự xét tuyển. 

- Thâm niên công tác: ít nhất hai năm (24 tháng kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi) kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi.

  3.2. Dự thi cao học:

- Văn bằng: tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung đúng ngành hoặc ngành gần (đã được bổ sung kiến thức y học).

- Thâm niên công tác: ít nhất hai năm (24 tháng kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi) kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi.

3.3. Dự thi tuyển chuyên khoa:

3.3.1. Chuyên khoa cấp I:

- Văn bằng: tốt nghiệp đại học đúng ngành.

- Thâm niên công tác: ít nhất một năm (12 tháng kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi) kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi.

- Có chứng chỉ định hướng (chuyên khoa sơ bộ) đối với các chuyên ngành: Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Nhãn khoa.

3.3.2. Chuyên khoa cấp II:

- Văn bằng:

+ Tốt nghiệp đại học đúng ngành.

+ Tốt nghiệp Chuyên khoa cấp I hoặc Thạc sĩ đúng chuyên ngành.

- Thâm niên công tác: ít nhất 6 năm công tác trong chuyên ngành kể từ khi tốt nghiệp đại học (không tính thời gian học chuyên khoa cấp I) hoặc 6 năm công tác trong chuyên ngành kể từ khi tốt nghiệp Thạc sĩ.

IV. MÔN THI TUYỂN

  4.1. Xét tuyển nghiên cứu sinh:  

-       Trình bày bài luận về dự định nghiên cứu.

4.2. Thi tuyển cao học: 

-   Môn cơ bản: Toán.

-   Môn Y học cơ sở (xác định theo chuyên ngành).

-   Môn Ngoại ngữ tương đương trình độ A2 theo năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho ViệtNamhoặc tương đương (thi 1 trong 3 thứ tiếng: Anh văn, Pháp văn, Trung văn).

 4.3. Thi tuyển chuyên khoa: 

- Chuyên khoa cấp I: Thi 2 môn

+ Môn Y học cơ sở (xác định theo chuyên ngành).

+ Môn chuyên ngành.

- Chuyên khoa cấp II: Thi 2 môn

+ Môn chuyên ngành.

+ Môn Ngoại ngữ: tương đương trình độ B1 theo năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho ViệtNamhoặc tương đương (thi 1 trong 3 thứ tiếng: Anh văn, Pháp văn, Trung văn).

V. NỘI DUNG HỒ SƠ DỰ XÉT TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
  1. Đơn xin dự xét tuyển NCS (theo mẫu).
  2. Sơ yếu lý lịch, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị cử đi học.
  3. Giấy chứng nhận sức khoẻ.
  4. Về văn bằng: 

+        Bản sao bằng tốt nghiệp đại học chính quy tập trung và bảng điểm học đại học.

+        Bản sao bằng thạc sĩ và bảng điểm cao học (nếu là thạc sĩ).

(Các bản sao văn bằng phải có xác nhận công chứng Nhà nước).

  1. Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ: người dự xét tuyển phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ sau:

              a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài. 

     b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

     c) Chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ B1, B2 theo khung châu Âu về ngoại ngữ (trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ):

               - Chứng chỉ Tiếng Anh IELTS do British Council, IDP Australia vàUniversityofCambridgecấp.

               - Chứng chỉ Tiếng Anh TOEFL PBT; TOEFL ITP; TOEFL CBT; TOEFL iBT; chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC do các trung tâm IIG, IIE hoặc các trung tâm do ETS ủy quyền.

               - Các chứng chỉ ngoại ngữ khác được quy định trong bảng tham chiếu chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ B1 nêu trong Phụ lục III - Thông tư 05/2012/TT/BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do các cơ sở nước ngoài cấp.

               - Chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ B1, B2 theo Khung châu Âu do Hiệu trưởng các trường đại học được phép đào tạo trình độ đại học ngành ngoại ngữ tương ứng cấp. 

  1. Quyết định hoặc công văn cử đi dự tuyển nghiên cứu sinh của cơ quan quản lý nhân sự có thẩm quyền.
  2. Quyết định tuyển dụng công chức; hoặc hợp đồng lao động đối với người đang làm hợp đồng (bệnh viện Nhà nước, bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa được cấp giấy phép hành nghề).
  3. Bài luận về dự định nghiên cứu (theo mẫu).
  4. Hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học (GS, PGS, TS) cùng chuyên ngành (theo mẫu). Những người viết thư giới thiệu phải có ít nhất 6 tháng đã cùng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh.
  5. Bốn ảnh chân dung (kích thước 3´4 cm) để làm thẻ dự thi.
  6. Bốn phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ (hai ghi tên và địa chỉ cơ quan, hai ghi họ tên và địa chỉ nhà riêng).
  7. Các bài báo khoa học (bản gốc + bản phô tô) và các đề tài nghiên cứu khoa học (nếu có).
  8. Các loại văn bằng, chứng chỉ gốc (để đối chiếu).

     * Được sự chấp thuận của Bộ môn chủ quản theo chuyên ngành đăng ký dự tuyển (nếu đạt, đảm bảo có hướng đề tài nghiên cứu, khả năng về đội ngũ cán bộ Bộ môn giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu).

VI. NỘI DUNG HỒ SƠ DỰ THI TUYỂN CAO HỌC
  1. Đơn xin dự thi cao học (theo mẫu).
  2. Sơ yếu lý lịch, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị cử đi học.
  3. Giấy chứng nhận sức khoẻ.
  4. Văn bằng:

                 - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy.

                 - Bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có).

(Bản sao văn bằng phải có xác nhận công chứng Nhà nước).

  1. Quyết định hoặc công văn cử đi dự tuyển cao học của cơ quan quản lý nhân sự có thẩm quyền.
    1. Quyết định tuyển dụng công chức; hoặc hợp đồng lao động đối với người đang làm hợp đồng (bệnh viện Nhà nước, bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa được cấp giấy phép hành nghề).
    2. Bốn ảnh chân dung (kích thước 3´4 cm) để làm thẻ dự thi.
    3. Bốn phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ (hai ghi tên và địa chỉ cơ quan, hai ghi họ tên và địa chỉ nhà riêng).
    4. Các loại văn bằng, chứng chỉ gốc (để đối chiếu).
            * Miễn thi Ngoại ngữ cho đối tượng đã có văn bằng theo quy định (Phụ lục II - Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

     * Được sự chấp thuận của Bộ môn chủ quản theo chuyên ngành đăng ký dự thi (nếu đạt, đảm bảo có hướng đề tài nghiên cứu, khả năng về đội ngũ cán bộ Bộ môn giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu).

VII. NỘI DUNG HỒ SƠ DỰ THI TUYỂN CHUYÊN KHOA
  1. Đơn xin dự thi (theo mẫu).
  2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc của cơ quan gửi đi dự thi.
  3. Giấy chứng nhận sức khoẻ.
  4. Văn bằng:

     + Bản sao bằng tốt nghiệp đại học.

     + Bản sao bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I và hoặc bằng Thạc sĩ (đối với người dự thi CKII).

     + Chứng chỉ định hướng (chuyên khoa sơ bộ) đối với các chuyên ngành: Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Nhãn khoa (đối với người dự thi CKI).

     + Bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có).

(Các bản sao văn bằng, chứng chỉ phải có xác nhận công chứng Nhà nước)

  1. Quyết định hoặc công văn cử đi dự tuyển chuyên khoa của cơ quan quản lý nhân sự có thẩm quyền.
  2. Quyết định tuyển dụng công chức; hoặc hợp đồng lao động đối với người đang làm hợp đồng (bệnh viện Nhà nước, bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa được cấp giấy phép hành nghề).
  3. Bốn ảnh chân dung (kích thước 3x4 cm);
  4. Bốn phong bì thư có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ (hai phong bì ghi tên, địa chỉ cơ quan, hai phong bì ghi tên và địa chỉ nhà riêng).
  5. Các loại văn bằng, chứng chỉ gốc (để đối chiếu).

     * Đối với thí sinh dự thi chuyên khoa 2: Được sự chấp thuận của Bộ môn chủ quản theo chuyên ngành đăng ký dự thi (hướng đề tài dự định nghiên cứu, khả năng về đội ngũ cán bộ giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu).

     * Miễn thi ngoại ngữ cho thí sinh dự thi chuyên khoa 2 có thời gian công tác 03 năm trở lên liên tục tại các khu vực (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành) gồm:

     - Thí sinh đang công tác tại khu vực 1 (KV1).

     - Thí sinh không phải người dân tộc Kinh, công tác tại khu vực 2 nông thôn (KV2-NT).

VIII. LỆ PHÍ
  1. Nhận và xử lý hồ sơ: 150.000 đồng (một trăm năm mươi nghìn đồng).
  2. Ôn tập dự khoá: 250.000 đồng (hai trăm năm mươi nghìn đồng)/01 môn thi.
  3. Thi tuyển: 250.000 đồng (hai trăm năm mươi nghìn đồng)/01 môn thi.
  4. Thi bài luận về dự định nghiên cứu: 2.000.000 đồng (hai triệu đồng).

* Lệ phí thu một lần khi nộp hồ sơ. Thí sinh không đủ tiêu chuẩn dự tuyển không được hoàn trả hồ sơ và lệ phí tuyển sinh.

IX. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ
  1. Hồ sơ nộp trực tiếp cho Phòng Sau đại học - Học viện Quân y.
  2. Nhận hồ sơ dự thi cao học, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 từ ngày 21/01/2015 đến ngày 15/3/2015.
  3. Nhận hồ sơ dự xét tuyển nghiên cứu sinh từ  21/01/2015 đến ngày 31/3/2015.
  4. Không chấp nhận bổ sung hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ sau khi thi.

X. THỜI GIAN ÔN TẬP DỰ KHOÁ VÀ THI TUYỂN 

10.1. Cao học, chuyên khoa

  1. Ôn tập dự khoá từ ngày 02/3/2015 đến ngày 04/5/2015.
  2. Tập trung thí sinh dự thi cao học, chuyên khoa để phổ biến quy chế thi, phát thẻ dự thi: 8h30 ngày 16/5/2015 (Tại Hội trường A - Giảng đường Trung tâm).
  3. Thi tuyển trong hai ngày 16/5/2015 và 17/5/2015.

10.2. Nghiên cứu sinh

  1. Tập trung thí sinh dự xét tuyển nghiên cứu sinh để phổ biến quy chế thi, phát thẻ dự thi: 8h30 ngày 22/5/2015 (Tại Phòng Bảo vệ luận án số 2-Nhà Thư viện-Học viện Quân y)
  2. Trình bày bài luận về dự định nghiên cứu từ ngày 01/6/2015 đến ngày 05/6/2015.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Phòng Sau đại học-Học viện Quân y (Số 160 Phùng Hưng - Hà Đông - Hà Nội).

Điện thoại: 04.36884605; Fax: 04.36880080.

Email: : tongdong23@yahoo.com.vn
Website: http://vmmu.edu.vn

Theo thethaohangngay