Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngon nhất ngày tếtBánh chưng xanh từ xưa đã trở thành hương vị không thể thiếu ngày tết. Cách làm bánh chưng ngon cần phải chọn được những nguyên liệu tốt, dưới đây là hướng dẫn cách gói bánh chưng, gói bánh chưng bằng khuôn và không cần khuôn, chọn nguyên liệu làm bánh để có được những chiếc bánh chưng ngon nhất ngày tết. Là một món ăn đặc trưng không thể thiếu đối với người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng xanh đã trở thành nhịp cầu nối con cháu với tổ tiên, như một thông điệp bày tỏ hồn quê, như sợi dây gắn kết tình người bền chặt trong mỗi gia đình Việt. Tuyensinh247 giới thiệu đến các bạn 3 cách gói bánh chưng ngon mà cực đơn giản: Cách gói bánh chưng không cần khuôn, cách gói bánh chưng vừa dẻo vừa xanh, cách gói bánh chưng bằng khuôn gỗ: Cách gói bánh chưng ngon không cần khuônNguyên liệu: - Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Ngâm lá vào nước cho mềm, rửa sạch hai mặt lá và để ráo nước. Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân lá cho lá mềm để dễ gói. - Lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh. Các nguyên liệu để gói bánh gồm có: thịt ba chỉ, nếp, đỗ xanh, lá dong, lạt buộc. - Gạo nếp: Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước trước khi gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích. - Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là 8 phần gạo : 2 phần đỗ. - Thịt lợn: Chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon. Không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối, tiêu, hành củ thái lát cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh. Đầu tiên là lá dong, tiếp đến là nếp, đỗ xanh, thịt lợn… Cách gói bánh chưng: - Lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt lợn để phía trước. - Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá hướng xuống dưới. Xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân quay lên trên. Trên cùng là một lớp nếp và gói lại. - Đổ một nửa gạo lên trên, cho một nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn (hai miếng), rồi cho tiếp nửa đỗ, sau đó là nửa gạo còn lại. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh. Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, dùng lạt buộc lại cho chắc. - Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo, không bị thấm nước vào bên trong. Bánh gói xong được xếp vào nồi nấu chín. - Lót đáy nồi bằng một ít lá nhỏ, cuống lá. Bánh xếp từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và bắt đầu luộc chừng 10 đến 14 giờ đồng hồ. Dùng vật nặng để ép bánh cho ráo nước. - Bánh chín, vớt ra, rửa sạch. Xếp bánh lên bàn, dùng tấp ván đặt lên trên, đè thêm một số vật nặng để bánh ráo hết nước, để lâu không bị mốc. Cách gói bánh chưng xanhĐể giữ màu xanh cho bánh, hãy thử những cách sau: Gạo nếp trộn với lá riềng giúp bánh chưng xanh hơn - Một số nơi ở miền Trung, trước khi gói bánh tét, người ta ngâm nếp qua nước tro. Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong. Cách gói bánh chưng xanh Lá gói còn lại thì lót xuống đáy nồi và xung quanh - Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn - Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn. - Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, còn bánh tét thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh. Cách gói bánh chưng bằng khuônNguyên liệu: Gạo nếp: 2 kg Đỗ xanh đã tách vỏ: 500 gr Thịt ba chỉ: 600 gr Lá dong: 30 lá Lạt để buộc bánh Gia vị: hành khô, tiêu, muối, đường Trước hết, ngâm gạo trong khoảng 2 tiếng để hạt gạo mềm. Không nên ngâm quá lâu sẽ khiến gạo bị chua và vỡ hạt. Đỗ xanh ngâm trong nước lạnh khoảng 2 tiếng để đỗ vừa nở tới, tiếp theo đãi sạch và nhặt bỏ những hạt đỗ xấu rồi cho một thìa nhỏ muối tinh vào trộn đều. Thịt ba chỉ rửa sạch, rồi thái thành những miếng dài khoảng từ 5-7cm, dày cỡ 1 cm. Có thể để thịt trong ngăn đá tủ lạnh để thịt hơi cứng lại cho dễ thái. Sau đó, trộn đều với thịt với một củ hành tím băm nhuyễn, một thìa cà phê hạt tiêu, một thìa đường, 2 thìa cà phê hạt nêm và để vài tiếng để thịt ngấm đều gia vị. Lá dong ngâm nước khoảng 15 phút rồi rửa sạch, lau khô. Gập đôi lá dong theo chiều dọc, tiếp tục gập làm 4 theo chiều ngang. Sau đó dùng cái lạt dài bằng chiều dài cạnh lòng khuôn, đo từ phần gập ngang của lá tới đầu lá và cắt bỏ phần lá thừa. Mỗi một chiếc bánh chưng sẽ tương ứng với 4 lớp lá dong. Xếp lạt thành hình chữ nhật rồi đặt khuôn lên trên. Xếp lá dong thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Khi xếp lá dong nên để các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh được xanh hơn. Lấy miệng bát con gạo (khoảng 200gr gạo) cho vào khuôn, ấn và dàn đều gạo khắp đáy khuôn. Lấy đỗ rải đều lên trên gạo, đặt 2 miếng thịt lên trên đỗ rồi lại dùng nắm đỗ khác rải đều cho phủ kín thịt (khi rải đỗ nên chừa lại khoảng 1,5 cm, không nên rải hết đến cạnh khuôn). Sau đó xúc miệng bát gạo khác rải đều xung quanh và phủ kín mặt đỗ. Dùng tay ấn nhẹ gạo ở các góc và mặt bánh cho gạo nén xuống. Cuối cùng gập các cạnh lá lại cho gọn, tay trái giữ cho lá khỏi bung ra, tay phải lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay. Kéo hai đầu của mỗi sợi lạt cột bánh lại. Có thể dùng lạt để cột hai chiếc bánh chưng lại thành một cặp bánh. Xếp bánh chưng vào nồi theo chiều thẳng đứng, đổ nước ngập quá mặt bánh một chút, Khi luộc bánh nếu thấy nước cạn thì phải đổ thêm nước sôi vào cho ngập mặt bánh để bánh chín đều. Nếu đun bằng bếp ga chỉ để lửa to đến khi bánh sôi rồi vặn nhỏ lửa để bánh có thời gian chín kỹ. Sau từ 7 đến 10 tiếng thì vớt bánh ra ngâm vào nước lạnh, rửa sạch nhớt trên mặt bánh và để ráo nước trên bánh. Vậy là bạn đã có những chiếc bánh chưng xanh dẻo thơm và vuông vắn do tự tay mình làm cho ngày tết sum vầy bên gia đình! Tuyensinh247 chúc các bạn thành công với những chiếc bánh chưng xanh ngon đón tết nhé! Theo thethaohangngay
Xem thêm tại đây:
Tết 2014
|
Tổng hợp cách làm mứt dừa các loại ngon và dễ làm nhất. Tết này các bạn sẽ không cần phải lo lắng khi muốn ăn mứt mà lo ngại có đảm bảo an toàn vệ sinh không nhé. Tuyensinh247.com hướng dẫn các bạn cách làm mứt dừa các loại: mứt dừa truyền thống, mứt dừa có đủ màu sắc khác nhau như mứt dừa sữa tươi, mứt dừa cà phê, mứt dừa ca cao, mứt dừa lá dứa, mứt dừa non ngon nhất.
Giò xào hay còn gọi là giò mỡ làm món ăn đặc trưng trong ngày tết. Dưới đây là tổng hợp cách làm giò xào ngon và đơn giản nhất, giò xào chay và cách bó giò xào không cần khuôn.
Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm kiểu truyền thống vẫn luôn được nhiều người thưởng thức nhất. Cách làm bánh nướng nhân thập cẩm cũng khá đơn giản, bạn có thể tự tay trổ tài làm bánh ngay tại bếp nhà mình.
Hướng dẫn cách làm mứt vỏ cam thơm không đắng, mứt cà rốt dai giòn đúng vị trong ngày tết.
Hướng dẫn cách làm mứt đu đủ ngon ngọt, dẻo thơm cho ngày tết bên gia đình thêm đủ đầy.