Không xin được việc vì sức khỏe, có nên đổi nghề?Tôi 21 tuổi, vừa tốt nghiệp một trường cao đẳng chính quy chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí và đã đi xin việc ở nhiều công ty nước ngoài nhưng chưa được tuyển dụng, lý do là tôi bị viêm gan B.
Hiện tôi vẫn khỏe mạnh, có thể lao động được. Tôi nên kiếm một nghề trái với nghề được học hay tiếp tục đi xin việc ở các công ty tư nhân, công ty Việt Nam - những công ty không đòi hỏi về sức khỏe quá nghiêm ngặt? (thanhtungcpy@) - Bạn thân mến! Bệnh là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, may mắn là bạn đã phát hiện được bệnh của mình và đồng thời cũng đã xác định đây là vấn đề của mình khi đi tìm việc. Sức khỏe là điều quan trọng và quý giá nhất. Vì vậy, lời khuyên đầu tiên của tôi là bạn phải nghĩ đến việc chữa khỏi bệnh trước khi đi tìm việc làm. Phải khỏe hoàn toàn cả về biểu hiện bên ngoài lẫn thực chất bên trong, có vậy bạn mới có thể duy trì sức khỏe làm việc lâu dài. Tiếp đó, về chuyên môn, bạn nên từ bỏ ý nghĩ sẽ chuyển hẳn sang nghề khác vì lý do không xin được việc ở công ty nước ngoài. Bạn còn rất trẻ, còn sức mạnh để chữa bệnh và còn rất nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp. Bạn cũng cần hiểu không phải công ty Việt Nam không cần sức khỏe, mà vì một số công ty nước ngoài có tổ chức chuyên nghiệp trong việc kiểm tra sức khỏe để bảo đảm môi trường làm việc tốt cho cộng đồng nhân sự đang làm việc cho họ. Hi vọng bạn giữ được tinh thần lạc quan và sự tự tin, tích cực cải thiện sức khỏe. Khi đó không có lý do gì để bạn từ bỏ những ước mơ và cơ hội làm việc tốt đẹp của mình trong tương lai. Chúc bạn vui, khỏe! * Em là sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh thương mại Trường ĐH Thương mại. Hiện trường đang tổ chức chương trình học song bằng dành cho sinh viên khoa tiếng Anh các chuyên ngành như: tài chính ngân hàng, kế toán và quản trị kinh doanh. Em đang rất phân vân không biết nên lựa chọn ngành nào để học. Em muốn học tài chính ngân hàng nhưng hiện nay để có việc làm ở ngân hàng là rất khó. Còn chuyên ngành kế toán thì rất nhiều người học và em cũng không có hứng thú đối với ngành này. Mong nhận được sự tư vấn của chương trình! (Hà Lan) - Với nhiều bạn học sinh đang bước vào ngưỡng cửa đại học hoặc các bạn sinh viên đang đứng trước lựa chọn chuyên ngành, đa số các bạn chọn ngành học theo phong trào. Tại thời điểm hiện tại, ngành học các bạn đang nhắm tới có thể là cần thiết, có nhiều cơ hội làm việc hơn so với những ngành khác. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa, dư thừa nguồn nhân lực nếu tính toán không đúng thời điểm. Theo kinh nghiệm của tôi, ngành nào cũng có điểm hay và cũng có thể làm giàu nếu bạn làm tốt. Và để làm tốt, ngoài kiến thức được học, bạn nên nhớ đến hai yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bạn trong sự nghiệp: tố chất và niềm đam mê. Trước khi quyết định, tôi mong bạn dành thời gian để nhìn nhận và đánh giá lại hai yếu tố này để bản thân có lựa chọn phù hợp nhất. Nếu đã đến thời điểm phải đăng ký mà bạn vẫn còn cân nhắc giữa ngành tài chính ngân hàng và quản trị kinh doanh, tôi khuyên bạn nên chọn ngành quản trị kinh doanh. Đây là ngành khá tổng hợp và bao trùm lên mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên chuyên ngành này khi ra trường không bị định danh vào một vị trí nào ở một mô hình công ty nào cả. Cạnh đó, quản trị kinh doanh luôn là ngành xương sống của doanh nghiệp với rất nhiều hoạt động bên trong, vì vậy cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này cũng nhiều hơn so với các ngành khác. Chúc bạn sớm có lựa chọn phù hợp! Theo Thethaohangngay |
Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở thích và năng lực, yếu tố tính cách cũng rất quan trọng.
Có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Học ngành nào để ra trường dễ kiếm việc làm không bị thất nghiệp là câu hỏi mà rất nhiều các bạn đứng trước ngưỡng cửa đại học phân vân khi mà thực trạng hiện nay sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ thất nghiệp quá nhiều.
Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo tuyển Giảng viên giảng dạy một số chuyên ngành, cụ thể như sau: